- Lãnh đạo các bệnh viện than phiền vẫn tự chủ... nửa vời, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ lập tức cắt ngang giải đáp.

Sáng nay, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc với Bộ Y tế về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp y tế công lập.

Buổi làm việc diễn ra sôi nổi với những phần trả lời thẳng thắn và truy hỏi gắt gao.

Tự chủ... hình thức

Phó Thủ tướng quan tâm đến 3 vấn đề lớn. Thứ nhất, số lượng đơn vị sự nghiệp y tế công ở các tuyến còn nhiều, đặc biệt hệ thống y tế dự phòng quá chồng chéo, quá đông.

“Đợt này phải làm đột phá, không thể làm như thời gian vừa qua được. Nếu sắp xếp gộp lại ước giảm tới 450 đầu mối trên toàn quốc, giúp giảm khoảng 1.800 cán bộ quản lý”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

{keywords}
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc

Thứ hai, Phó Thủ tướng đánh giá, việc tự chủ mạnh mẽ tại tuyến trung ương đang giúp các BV áp dụng được công nghệ cao trong khám chữa bệnh, nhưng nếu làm không tốt sẽ dẫn quá tải trầm trọng ở tuyến cuối. Ông cũng quan tâm mô hình quản lý các đơn vị tự chủ này theo hình thức nào.

Thứ ba, để tự chủ gắn với xã hội hoá hiệu quả thì bắt buộc phải rành mạch về công, tư. Trong khi thực tế vẫn còn sự lẫn lộn và phân biệt đối xử.

Khi đứng lên giãi bày, Giám đốc BV Nội tiết TƯ Trần Ngọc Lương cho biết, hiện BV đã tự chủ 100%, sau khi vay xây dựng xã hội hoá, mỗi năm phải trả cả gốc và lãi gần 100 tỷ, trong khi tổng thu chỉ có 400-450 tỷ đồng.

Dù tự làm tự ăn nhưng thực tế nhiều kế hoạch, giá trần... của BV vẫn áp theo cơ chế xin-cho, phụ thuộc vào Bộ Y tế.

Nghe vậy, Phó Thủ tướng đánh giá: “Tự chủ nhưng vẫn còn hình thức”.

Ông Lương dẫn chứng, đơn giản chuyện BV đã để dành tiền xây nhà xác tại cơ sở 2, nhưng diện tích đất còn quá ít nên chuyển sang xây nhà lưu trú cho bệnh nhân và nhà ăn. Kế hoạch đã trình từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa được duyệt.

{keywords}
Giám đốc BV Nội tiết TƯ Trần Ngọc Lương

Do đặc thù, BV cũng mong muốn được tự chủ trong tuyển dụng nhân lực dựa theo nhu cầu và năng suất lao động.

Giải đáp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định: “Giờ tự chủ 100% thì tuyển dụng bao nhiêu là việc của các anh. Chính phủ đã có chủ trương, cơ chế, miễn sao đảm bảo nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của người khác và đừng sắp về hưu thì tuyển một loạt vào”.

Lãnh đạo BV lớn nhất miền Bắc, Giám đốc BV Bạch Mai Nguyễn Quốc Anh cũng cho biết, BV là một trong những cơ sở y tế đầu tiên thực hiện tự chủ chi thường xuyên, nhưng thực tế gặp không ít khó khăn.

{keywords}

Giám đốc BV Bạch Mai giãi bày nhiều vướng mắc trong cơ chế tự chủ

Ngoài vấn đề không được tự phê duyệt đề án việc làm, tự quyết định lao động cũng như giá dịch vụ khám chữa bệnh, BV còn vướng vấn đề tài chính. Lãnh đạo BV Bạch Mai xin được phân cấp, từ mức 500 triệu lên 1 tỷ đồng mới phải trình lên Bộ để đơn vị chủ động kịp thời.

Về mô hình quản trị BV, ông Quốc Anh bày tỏ băn khoăn: “Hướng của Bộ Y tế là tách Hội đồng quản lý và Ban giám đốc BV. Trong đó Chủ tịch HĐQT sẽ ra chủ trương, Ban giám đốc sẽ thực hiện, vậy nếu kết quả không tốt thì ai chịu trách nhiệm?”.

Ông cũng đề xuất có cơ chế đặc thù, không nên áp cứng nhắc 1 trưởng, 3 phó vì BV quá lớn, hiện có 5 phó giám đốc nhưng chỉ chia nhau đi hội chẩn bệnh nhân nặng cũng tối tăm mặt mày.

Phó Thủ tướng giải thích: “Nếu tự chủ hoàn toàn thì cũng không ai quan tâm đơn vị đó có mấy phó đâu. Nên các anh yên tâm!”.

Giao địa phương quản lý bệnh viện

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, TƯ đang quản lý 111 đơn vị sự nghiệp y tế công lập (riêng Bộ Y tế quản 83 đơn vị), địa phương quản lý hơn 2.000 đơn vị, tổng số toàn ngành có gần 355.000 cán bộ, nhân viên.

Theo Bộ trưởng, việc quản lý quá nhiều đơn vị không có thời gian dành cho quản lý nhà nước nên hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao, chưa tập trung được nhiều cho xây dựng cơ chế, chính sách, thanh tra, kiểm tra, giám sát còn hạn chế...

{keywords}
Bộ trưởng Y tế cho rằng quản quá nhiều đơn vị khiến Bộ không còn nhiều thời gian cho quản lý nhà nước

Đến nay, tuyến trung ương và tại các tỉnh thành chưa thực hiện việc sắp xếp lại hệ thống tổ chức, vẫn còn tình trạng chồng chéo về chức năng nhiệm vụ trong cùng một tuyến và giữa các tuyến; cơ chế quản lý cũng chưa thống nhất, gây lãng phí hạ tầng, nhân lực; mô hình quản lý chưa thống nhất giữa các địa phương.

Cả nước có khoảng 100 bệnh viện công đã tự bảo đảm chi hoạt động thường xuyên. Tuy nhiên, nhiều đơn vị vẫn chưa muốn tự chủ. Các đơn vị chưa xây dựng được mô hình quản trị tương tự như doanh nghiệp và năng lực quản lý tài chính của người đứng đầu còn hạn chế.

Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường cũng nhìn nhận, hệ thống y tế có nhiều khác biệt với thế giới khi phân tuyến trên, tuyến dưới, chất lượng nhân lực chênh lệch quá nhiều, đầu tư cho tuyến dưới không hiệu quả; y tế tư nhân quá ít...

Thứ trưởng Cường đề xuất nên bỏ chế độ chủ quản, Nhà nước chỉ ra thể chế, thực hiện thanh tra, kiểm tra còn cung cấp dịch vụ nên để bệnh viện tự chủ.

Cắt ngang lời, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng nếu xoá thì ai quản? “Ở đây chỉ nên thay đổi, nếu TƯ không quản thì địa phương quản. Giờ 1 BV không ai quản thì trật tự, an toàn ai lo?”.

Tiếp thu, Bộ Y tế đề xuất cho phép được thực hiện thống nhất trong cả nước việc quản lý theo ngành ở địa phương; sở Y tế quản lý thống nhất trên địa bàn cả chuyên môn, nhân lực và tài chính.

Thông minh, uyển chuyển: 2 thế mạnh của PTT Vương Đình Huệ

Thông minh, uyển chuyển: 2 thế mạnh của PTT Vương Đình Huệ

Ông Vương Đình Huệ có hai thế mạnh. Một là, thông minh, rất mạnh về chuyên môn, tư duy rõ ràng, mạch lạc. Hai là, rất uyển chuyển trong xử lý các mối quan hệ kinh tế.

Một bác sĩ từ chối làm giám đốc bệnh viện

Một bác sĩ từ chối làm giám đốc bệnh viện

Bác sĩ Tăng Xuân Đỉnh vừa từ chối nhận quyết định về làm Giám đốc bệnh viện Đa khoa huyện Cái Nước (Cà Mau).

Giám đốc bệnh viện không học vị: 'Lão ấy thì biết gì?'

Giám đốc bệnh viện không học vị: 'Lão ấy thì biết gì?'

Tâm lý lạ của người Việt là không phục sếp không giỏi chuyên môn hơn mình. Câu cửa miệng của họ: "Cái lão ấy thì biết gì?".

Bỏ biên chế để giảm gánh nặng 11 triệu người ăn lương nhà nước

Bỏ biên chế để giảm gánh nặng 11 triệu người ăn lương nhà nước

Không giảm được thì bỏ hẳn biên chế đi để giảm gánh nặng 11 triệu người ăn lương nhà nước, theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.

Đổi màu trang phục nhân viên y tế

Đổi màu trang phục nhân viên y tế

Tháng 5 tới, Bộ Y tế sẽ ban hành thông tư về thay đổi trang phục y tế trong các cơ sở khám, chữa bệnh theo hướng khác biệt màu sắc để bệnh nhân và người nhà dễ nhận biết các chức danh nghề nghiệp.

'Sao Bộ Y tế có nhiều bác sĩ thế'

'Sao Bộ Y tế có nhiều bác sĩ thế'

Bác sĩ Võ Xuân Sơn chia sẻ góc nhìn về sự lãng phí nguồn lực bác sĩ khi không làm chuyên môn.

Thúy Hạnh