- Phát biểu tại hội nghị toàn quốc góp ý dự thảo đề án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã đến năm 2021 diễn ra sáng nay, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình lưu ý khi sáp nhập huyện, xã không được  “vắt chanh bỏ vỏ”, hay “trả công quên ân” với những cán bộ dôi dư.

Phó Thủ tướng đồng tình với quan điểm từ nay đến năm 2021 tiến hành sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã chưa đạt 50% cả 2 tiêu chuẩn về diện tích và dân số. Theo đó, sắp xếp 16 đơn vị cấp huyện và 637 đơn vị cấp xã.

Đây là số lượng bắt buộc phải sắp xếp. Còn nếu các địa phương mở rộng thêm số lượng thì Bộ Chính trị, Chính phủ rất hoan nghênh.

{keywords}
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình


Không phải sắp xếp cơ học, máy móc

Phó Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là để tinh gọn bộ máy, giảm biên chế, đồng thời phải bảo đảm sự kế thừa, ổn định phát triển, tạo thuận lợi trong hoạt động quản lý nhà nước, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. "Không phải sắp xếp cơ học, máy móc".

Về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân với việc sáp nhập các đơn vị hành chính, Phó Thủ tướng nêu rõ, Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã quy định rõ việc nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đều phải tiến hành lấy ý kiến nhân dân và khi có trên 50% số cử tri trên địa bàn đồng ý mới trình cấp có thẩm quyền xem xét.

Vì vậy, cần thực hiện đúng quy định hiện hành.... Những vấn đề liên quan trực tiếp đến nhân dân trên địa bàn cần phải lấy ý kiến nhân dân và phải làm cho thực chất, phản ánh đúng ý kiến nguyện vọng của nhân dân chứ không phải chỉ lấy ý kiến đại cử tri.

Tránh “vắt chanh bỏ vỏ”

Thống nhất việc đề xuất UB Thường vụ QH ban hành nghị quyết riêng về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã, trong đó cần quy định thủ tục, trình tự rút gọn, đơn giản, để tạo thuận tiện và nhanh chóng khi lập và trình cấp có thẩm quyền về đề án, Phó Thủ tướng cũng cho rằng Nghị quyết cần quy định các nội dung về sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy đội ngũ cán bộ công chức viên chức, các chế độ chính sách đối với các nhân sự qua sắp xếp có dôi dư.

Vì vậy, Chính phủ, các bộ ngành cần xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành, triển khai một cách kịp thời, đồng bộ.

Ông cũng lưu ý khi thực thiện việc sáp nhập, chia tách phải đánh giá tác động hết sức thận trọng, phải trân trọng đối với những cán bộ, công chức, viên chức, người tham gia không chuyên trách trong thời gian qua đóng góp rất lớn cho việc củng cố hệ thống chính quyền cơ sở, giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội.

"Phải sắp xếp lại và có chế độ chính sách rõ ràng, không phải là chuyện “vắt chanh bỏ vỏ”,  hay chuyện "trả công quên ân", trọn gói trả cho như thế coi như là xong”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh và cho rằng những nhân sự này vẫn tiếp tục vận động để họ tham gia vào hệ thống chính trị cơ sở như đoàn thể, mặt trận, làm chỗ dựa cho chính quyền địa phương.

{keywords}
Hội nghị sáng nay

Ông Bình đề nghị Ban Tổ chức TƯ chủ động xây dựng phương án sắp xếp tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan Đảng, MTTQ, các đoàn thể chính trị tại các vị hành chính cấp huyện, xã khi thực hiện sáp nhập. Đồng thời, có hướng dẫn về công tác nhân sự, chuẩn bị nội dung đại hội Đảng bộ cấp huyện, xã ở những nơi sáp nhập.

Phó Thủ tướng giao Bộ Nội vụ hoàn thiện dự thảo đề án trình Ban cán sự đảng Chính phủ xem xét trong tháng này. Cùng với đó phối hợp với Bộ Tư pháp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng có văn bản trình UB Thường vụ QH xem xét ban hành Nghị quyết riêng để thực hiện việc sắp xếp này.


Bộ Nội vụ cho biết, hiện nay, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã không đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số có 588/713 đơn vị hành chính cấp huyện. Trong đó có 259 đơn vị chưa đạt 50% của 1 trong 2 tiêu chuẩn diện tích hoặc dân số; có 18 đơn vị đồng thời chưa đạt 50% của cả 2 tiêu chuẩn diện tích và dân số.

Có 9.434/11.162 đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích, dân số. Trong đó 6.191 đơn vị chưa đạt 50% của 1 trong 2 tiêu chuẩn diện tích hoặc dân số; có 637 đơn vị đồng thời chưa đạt 50% của cả 2 tiêu chuẩn diện tích và dân số.

Đề án đặt ra mục tiêu từ nay đến năm 2021, cơ bản thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã chưa đạt 50% của cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và dân số theo quy định. Từ năm 2022 - 2030, hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã không đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định.

Sáp nhập huyện, xã: Chưa nhập đã 'chạy', người này người kia gọi điện

Sáp nhập huyện, xã: Chưa nhập đã 'chạy', người này người kia gọi điện

Mới làm đề án sáp nhập huyện, xã mà ở dưới đã có hiện tượng người ta chạy rồi, người này người kia điện thoại, Bí thư Nghệ An nêu.

Sáp nhập huyện, xã: Ai đi ai ở, Trung ương không làm thay

Sáp nhập huyện, xã: Ai đi ai ở, Trung ương không làm thay

Ủy viên thường trực UB Pháp luật Bùi Văn Xuyền cho rằng, khi sáp nhập, chuyện ai đi, ai ở, địa phương phải chủ động, TƯ không làm thay.    

Sáp nhập xã, huyện: TP.HCM có quận sắp xếp lại chỉ còn 2 phường

Sáp nhập xã, huyện: TP.HCM có quận sắp xếp lại chỉ còn 2 phường

Phường nhỏ nhất của TP.HCM là 13-14ha, trung bình từ 20-30ha, nhập lại chỉ khoảng 50-60ha thì không đạt 50% tiêu chí về diện tích.

Sáp nhập xã, huyện: Tách hân hoan, nhập lại mấy người đồng ý

Sáp nhập xã, huyện: Tách hân hoan, nhập lại mấy người đồng ý

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho rằng việc chia tách các đơn vị hành chính dễ hơn, ai cũng hân hoan, nhưng sáp nhập thì mấy ai đồng ý.

259 huyện, 6.191 xã  trong cả nước có thể sáp nhập

259 huyện, 6.191 xã  trong cả nước có thể sáp nhập

Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ cho biết, có 259 huyện, 6.191 xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn, cần sắp xếp.

Thu Hằng