- Khám cho người sống đã khó, khám người chết thì vô cùng khó. Hay nói cách khác là bắt người chết nói lên sự thật, chết vì lý do gì, vì nguyên nhân gì là việc không phải đơn giản.

Giám đốc Trung tâm pháp y Cà Mau bị cách chức
Bác sĩ pháp y nổi tiếng Sài Gòn và chuyện ly kỳ

Tại hội nghị tổng kết 5 năm thi hành luật Giám định tư pháp sáng nay, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng, luật này ra đời gắn với thực tiễn, hỗ trợ trong nhiều vụ việc quan trọng. Bên cạnh đó có nhiều bất cập, nổi lên là công tác cán bộ.

Theo ông Tiến, lĩnh vực giám định pháp y hiện nay gặp nhiều khó khăn, trong đó phải kể đến khâu tuyển dụng rất khó.

{keywords}
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Viết Tiến

“Khám cho người sống đã khó mà giờ pháp y khám tử thi, khám người chết thì vô cùng khó khăn. Hay nói cách khác là bắt người chết nói lên sự thật, chết vì lý do gì, vì nguyên nhân gì. Đây là việc không phải đơn giản, phải là người rất giỏi, rất chuyên sâu”, Thứ trưởng Y tế nói.

Khám nghiệm tử thi luôn có cửa thoát hiểm 

Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến còn cho biết, những người làm công tác pháp y gặp rất nhiều áp lực.

“Khi mổ tử thi ở các bệnh viện bao giờ cũng có một cửa thoát hiểm để nếu xảy ra chuyện gì còn có đường thoát thân. Không giống như trước khi mổ cho người sống, được gia đình, họ hàng nhờ vả trăm sự”, Thứ trưởng Y tế kể.

Ông Tiến cho hay, ngành giám định pháp y còn gặp khó khăn trong vấn đề bổ nhiệm, nhất là trong lĩnh vực giám định tâm thần. Theo quy định hiện nay, việc bổ nhiệm cán bộ trong lĩnh vực này cũng áp dụng các tiêu chuẩn, điều kiện như các ngành khác nên vô cùng khó khăn.

“Có những đơn vị rất lớn như BV Tâm thần TƯ 2 hiện chỉ có một người tạm bổ nhiệm phó giám đốc phụ trách BV, còn giám đốc tuyệt nhiên không có người đủ tiêu chí, tiêu chuẩn bổ nhiệm”, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho hay, hầu hết các trung tâm giám định pháp y tâm thần đều rất khó bổ nhiệm người vào.

{keywords}
Ảnh: T.Hằng

Bên cạnh đó, cán bộ giám định pháp y còn chịu không ít áp lực trong việc giám định đối với người có công, thương binh, bệnh binh. Có nhiều trường hợp đòi hỏi chế độ thế này thế khác, thậm chí có thái độ không đúng mực với cán bộ giám định.

“Nếu giám định chứng nhận bừa bãi, kết luận không nghiêm túc, thiếu trách nhiệm thì đối mặt với nhà tù nhưng kết luận nghiêm khắc thì bị kiện cáo”, ông Tiến cho biết, nhiều cán bộ giám định pháp y bây giờ chỉ thích làm giám định ADN bên ngoài để khỏi chịu áp lực.

Tầm trưởng khoa bên pháp y có thể làm được Bộ trưởng

Trước thực tế này, Thứ trưởng Y tế đề nghị có chính sách kéo dài tuổi hưu đối với cán bộ trong ngành lên 65 tuổi thay vì 60. Đồng thời nới lỏng tiêu chí bổ nhiệm, nhất là tiêu chuẩn về chính trị. 

“Tôi cũng hay đùa với Bộ trưởng nếu xét về các tiêu chí tầm trưởng khoa, trưởng phòng bên giám định pháp y đủ để làm bộ trưởng. Cứ theo luật Cán bộ công chức thì không bao giờ bổ nhiệm được cấp phó. Hiện có rất nhiều bệnh viện lớn cần 1 giám đốc, 3 phó giám đốc nhưng chỉ có giám đốc, còn phó GĐ chưa bổ nhiệm được vì vướng tiêu chí”, Thứ trưởng Y tế nói.

Thiếu tướng Lê Danh Cường (Bộ Công an) cũng nhìn nhận giám định pháp y giống như Thứ trưởng Tiến nói là “bắt người chết phải nói”.

“Trong các trọng án, đọc biên bản giám định về hung khí, đối tượng thuận tay trái hay tay phải, khi cơ quan điều tra bắt được đối tượng đúng y như vậy”, Thiếu tướng Lê Danh Cường kể.

Tuy nhiên ông cũng nêu vướng mắc, luật Giám định tư pháp hiện nay quy định Bộ Y tế đào tạo, cấp chứng chỉ làm cơ sở để bổ nhiệm giám định viên pháp y. Tuy nhiên, Bộ Y tế lại mở rất ít lớp đào tạo, không đáp ứng yêu cầu.

Trong khi đó Viện Khoa học hình sự của Bộ Công an có bề dày về đào tạo giám định viên pháp y nhưng không có chức năng cấp chứng chỉ nên hiện nay giám định viên rất ít. Vì vậy, ông đề nghị xem xét lại việc này.

Báo cáo của Bộ Tư pháp cũng nhìn nhận phần lớn đội ngũ người làm giám định tư pháp ở nhiều lĩnh vực (trừ pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự) chưa được các bộ, ngành chủ quản đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu, chủ yếu dựa vào kiến thức chuyên môn thuần tuý nên còn lúng túng.

Bên cạnh đó, cán bộ thường hoạt động kiêm nhiệm nên không đủ thời gian, điều kiện tập trung vào công tác giám định, có tâm lý e ngại, không muốn làm giám định vì trách nhiệm pháp lý rất cao, trong khi các điều kiện thực hiện giám định chưa đảm bảo.

Đề xuất trình Chính phủ ban hành quyết định về chế độ phụ cấp cho giám định viên

Đề xuất trình Chính phủ ban hành quyết định về chế độ phụ cấp cho giám định viên

Sáng nay, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai đề án tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (đề án 250).

Kỳ án rúng động và chuyện 'bắt tử thi lên tiếng'

Kỳ án rúng động và chuyện 'bắt tử thi lên tiếng'

Một lần tận thấy ông Tiếp làm việc, nhiều người đã tởn đến già. Tuy nhiên, với chuyên gia pháp y này thì chuyện vày vò, mổ xẻ tử thi là việc quá đỗi bình thường.

Đại tá tiết lộ bí mật về chuyện mổ 3.000 xác chết

Đại tá tiết lộ bí mật về chuyện mổ 3.000 xác chết

Đại tá Ngô Huy Tiếp từng giải phẫu chừng hơn 3.000 xác chết, góp phần làm sáng tỏ nhiều vụ trọng án và giải oan cho nhiều người vô tội ở Hải Phòng.

Thu Hằng