- “Bộ LĐ-TB&XH cần tính toán tuổi nghỉ hưu hợp lý để đảm bảo ổn định Quỹ BHXH và đời sống người lao động, khả năng chi trả của DN”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tại hội nghị tổng kết công tác Lao động - người có công và xã hội năm 2017, do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức sáng nay.

Bộ trưởng LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, năm 2017 toàn ngành đã đạt nhiều kết quả quan trọng, hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Trong đó, đáng chú ý là tỷ lệ lao động thất nghiệp giảm, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm khoảng 1,35%, số huyện nghèo giảm.

Cùng đó, năm qua đã có trên 13,8 triệu người tham gia BHXH, đạt 25,2% lực lượng lao động; các chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện đầy đủ cho trên 2,7 triệu đối tượng bảo trợ xã hội...

{keywords}
Thủ tướng tham dự hội nghị tổng kết Bộ LĐ-TB&XH sáng nay.

Ghi nhận những kết quả đạt được của ngành LĐTB&XH, Thủ tướng yêu cầu ngành cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật.

Đồng thời, khẩn trương hoàn thiện Đề án cải cách chính sách tiền lương, BHXH, xây dựng Bộ luật Lao động sửa đổi, Pháp lệnh ưu đãi người có công…

Liên quan tới tăng tuổi nghỉ hưu trong sửa đổi Bộ luật Lao động Thủ tướng cho rằng, nhiều ý kiến cho rằng tuổi thọ trung bình của người Việt đã tăng lên 73-74 tuổi, nhưng vẫn để tuổi nghỉ hưu với nữ là 55, nam là 60 liệu còn hợp lý, có gây mất cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội?

“Do vậy, Bộ LĐ-TB&XH cần tính toán tuổi nghỉ hưu hợp lý để đảm bảo ổn định Quỹ BHXH và đời sống người lao động, khả năng chi trả của doanh nghiệp...”- Thủ tướng chỉ đạo.

Đào tạo lao động bám sát thị trường

Thủ tướng lưu ý về thực trạng năng suất lao động của Việt Nam được đánh giá thấp hơn cả Lào. Dù đánh giá đó chưa có cơ sở, nhưng cũng phải xem lại.

"Thực tế cơ cấu kinh tế nông nghiệp chỉ chiếm 15% GDP, nhưng khu vực nông thôn tập trung tới 70% dân số, chiếm 42% lực lượng lao động mà đóng góp GDP chỉ có vậy thì rõ ràng năng suất không thể cao được.

“Chưa kể, kỹ năng của lao động, trang thiết bị máy móc… nên năng suất thấp, dẫn tới thu nhập không cao”, Thủ tướng nêu thực tế.

Thủ tướng cũng đề cập tới vấn đề việc làm trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khi Việt Nam còn nhiều ngành nghề sử dụng nhiều lao động với nguy cơ thất nghiệp cao. Vì vậy, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu công tác dạy nghề cần bám sát đào tạo gắn với việc làm, xu hướng thị trường.

Thủ tướng cũng lưu ý ngành LĐ-TB&XH về nhiều vấn đề tồn tại, cần giải quyết thời gian tới, như: quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam và lao động Việt Nam ở nước ngoài chưa tốt, cần cải thiện; tệ nạn xã hội còn khó kiểm soát; giảm nghèo vẫn chưa bền vững; bạo hành trẻ em vẫn gia tăng gây bức xúc xã hội…

Trước chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cam kết sẽ nỗ lực thực hiện tốt các nhiệm vụ Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao, và có các chương trình hành động cụ thể để thực hiện ngay từ đầu năm 2018.

Phó Thủ tướng: Trục lợi BHYT chính là tham nhũng

Phó Thủ tướng: Trục lợi BHYT chính là tham nhũng

“Gian lận, trục lợi BHYT hầu như tỉnh nào cũng có, cơ sở khám chữa bệnh nào cũng có. Hành vi trục lợi này chính là tham nhũng”.

Thủ tướng họp trực tuyến 19 tỉnh chống bão số 16

Thủ tướng họp trực tuyến 19 tỉnh chống bão số 16

Chiều tối nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp chủ trì cuộc họp trực tuyến với 19 tỉnh Nam Bộ để ứng phó với bão số 16.

Tăng tuổi hưu không phải 'phao cứu sinh' cân đối quỹ BHXH

Tăng tuổi hưu không phải 'phao cứu sinh' cân đối quỹ BHXH

Việc tăng tuổi hưu chỉ là một trong những giải pháp để đảm bảo tính bền vững, lâu dài của quỹ BHXH và quỹ hưu trí chứ không phải là 'phao cứu sinh'. 

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu kỹ đề án tăng tuổi hưu

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu kỹ đề án tăng tuổi hưu

Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH làm rõ 8 vấn đề nóng, trong đó có xâm hại tình dục trẻ em, lao động việc làm với đề án tăng tuổi nghỉ hưu...

Đừng lo tham quyền cố vị khi tăng tuổi hưu

Đừng lo tham quyền cố vị khi tăng tuổi hưu

Trái với ý kiến nêu tăng tuổi nghỉ hưu sẽ tạo đất cho một số người "tham quyền, cố vị", nhiều ĐBQH trấn an “không nên lo chuyện đó”. 

Vũ Điệp