- Lễ kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt (968-2018) diễn ra trọng thể tối qua tại khu di tích lịch sử văn hóa, cố đô Hoa Lư - Ninh Bình.

Tới dự có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình…

{keywords}
 

Bí thư tỉnh Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh nêu rõ: Cách đây tròn 1050 năm, sau khi đánh dẹp và thu phục 12 sứ quân, thống nhất đất nước, ngày mùng 10 tháng 3 năm Mậu Thìn (968), Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, định đô tại Hoa Lư, lấy niên hiệu là Thái Bình; là tuyên ngôn đanh thép của tinh thần độc lập dân tộc, thống nhất quốc gia, là biểu tượng của ý chí tự lập, tự cường, tự chủ của một quốc gia độc lập, thống nhất, có chủ quyền.

{keywords}
Bí thư tỉnh Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình khẳng định những giá trị lịch sử to lớn của Nhà nước Đại Cồ Việt trong dòng chảy lịch sử của dân tộc qua 86 năm với 3 triều đại: Nhà Đinh, nhà Tiền Lê và thời kỳ đầu của nhà Lý. Những giá trị lịch sử, văn hóa của thời kỳ ấy trở thành tài sản quý báu, nguồn lực vật chất, tinh thần quan trọng của tỉnh, của quốc gia.

{keywords}
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phát biểu tại buổi lễ


Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình biểu dương những thành tựu to lớn mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Ninh Bình đã tiếp nối truyền thống lịch sử vẻ vang của cha ông, trong những năm qua luôn đoàn kết, chủ động, sáng tạo, phát huy sức mạnh tổng hợp, đạt nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, phát triển du lịch, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, giữ vững quốc phòng, an ninh.

Sau lễ kỷ niệm trang trọng, thành kính là chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng với chủ đề “Rực sáng Thiên anh hùng ca Đại Cồ Việt”, với sự tham gia của 500 diễn viên chuyên nghiệp, không chuyên và nhân dân địa phương.

Chương trình nghệ thuật được dàn dựng qua câu chuyện kể của một lão ông với các cháu thiếu niên, thể hiện bằng các lớp đối thoại gắn với những đại cảnh về quá trình dẹp yên và thu phục 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh, hình thành và xây dựng nhà nước Đại Cồ Việt trong tiến trình lịch sử của dân tộc, khẳng định vị trí, vai trò của vua Đinh Tiên Hoàng - người đã lập nên nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên của Việt Nam; đồng thời tôn vinh và giới thiệu những thành tựu, giá trị văn hóa của mảnh đất cố đô Hoa Lư Ninh Bình đến bạn bè trong nước và quốc tế…

{keywords}
Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Rực sáng Thiên anh hùng ca Đại Cồ Việt”

 

{keywords}
500 diễn viên chuyên nghiệp, không chuyên và nhân dân địa phương tham gia biểu diễn 

 

{keywords}
Ban tổ chức cho biết khoảng 40 nghìn người dự lễ

 

{keywords}
 

 

{keywords}
Trận cờ lau của Đinh Bộ Lĩnh được tái hiện trong hoạt cảnh 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
Ngay sau chương trình nghệ thuật chào mừng là màn bắn pháo hoa tầm cao tại Khu di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư

 

'Màn trời, chiếu đất', bám trụ xuyên đêm trước ngày Giỗ Tổ

'Màn trời, chiếu đất', bám trụ xuyên đêm trước ngày Giỗ Tổ

Lo ngại cảnh chen lấn, xô đẩy lên đền Hùng vào sáng mai, hàng trăm người nằm ngủ ngon lành bên bụi cây, bãi cỏ hoặc thức xuyên đêm chờ đến giờ lễ.

Gia tộc ở Sài Gòn hơn nửa thế kỷ làm lễ giỗ tổ Hùng Vương

Gia tộc ở Sài Gòn hơn nửa thế kỷ làm lễ giỗ tổ Hùng Vương

Rẽ vào con hẻm yên tĩnh trên đường Nguyễn Văn Nguyễn, phường Tân Định, quận 1, TP HCM, căn nhà của ông Đoàn Văn Tài gây ấn tượng bởi lối kiến trúc cung đình cổ kính.

Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng

Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng

Sáng nay (10/3 âm lịch), cả nước hướng về Việt Trì (Phú Thọ), nơi diễn ra lễ giỗ tổ Hùng Vương với sự tôn kính và ngưỡng vọng.

P. Trần