- Hầu hết các chức danh lãnh đạo tại xã Hồng Tiến (thị xã Hương Trà, tỉnh TT-Huế) đều là anh em, con cháu có quan hệ thân thuộc với Bí thư xã Lê Viết Hương.

Ông Lê Văn Hòa, Chủ tịch UBND xã Hồng Tiến gọi ông Hương bằng cậu họ; bà Hoàng Thị Dơng - Phó chủ tịch Hội phụ nữ là vợ ông Hương; ông Lê Viết Trí - Phó bí thư Đoàn xã là con trai ông Hương; ông Lê Văn Ca - Trưởng công an xã là em trai ông Hương.

{keywords}
Trụ sở xã Hồng Tiến. Ảnh: Quang Thành

Ông Nguyễn Văn Quý, Phó bí thư, Chủ tịch HĐND xã là anh em cột chèo với ông Hương; bà Nguyễn Thị Viết - Chủ tịch Hội nông dân xã là em dâu ông Hương.

Đáng chú ý, bà Hoàng Thị Dơng và ông Nguyễn Văn Quý đã đi thi tốt nghiệp THPT nhiều lần nhưng chưa đậu.

Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Viết Hương - Bí thư Đảng ủy xã Hồng Tiến thừa nhận, có nhiều người thân, anh em của ông đang làm cán bộ, lãnh đạo xã.

{keywords}
Bí thư xã Hồng Tiến Lê Viết Hương

“Hồng Tiến là xã miền núi đặc thù với hơn 70% dân số là người dân tộc thiểu số. Nếu nói về bộ máy cán bộ, lãnh đạo xã thì thực tế hiện nay, trừ ông Tuấn (Hoàng Nguyễn Anh Tuấn - PV) đang làm cán bộ tư pháp, còn lại hầu hết cán bộ xã đều là anh em, thân thuộc”, ông Hương nói.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, việc qui hoạch, bổ nhiệm cán bộ đều được thông qua tập thể và có sự nhất trí cao.

Không nhất thiết phải tốt nghiệp THPT?

Theo Trưởng phòng Nội vụ thị xã Hương Trà Võ Văn Ninh, trường hợp của ông Quý, Phó bí thư, Chủ tịch HĐND xã Hồng Tiến là chưa bảo đảm quy định khi bổ nhiệm.

{keywords}
Trưởng phòng nội vụ TX Hương Trà 

“Những chức danh như ông Quý phải đáp ứng điều kiện văn hóa là tốt nghiệp THPT. Phòng Nội vụ cũng nắm được việc ông Quý đi thi nhiều lần mà chưa tốt nghiệp.

Tuy nhiên, Hồng Tiến là xã liên quan đến tính cộng đồng, vùng sâu vùng xa nên lãnh đạo thị xã có xem xét về yếu tố năng lực, ông Quý là người có năng lực”, ông Ninh nói.

Phòng sẽ có kiến nghị, đề xuất phù hợp, đảm bảo qui định.

Với trường hợp của vợ ông Hương, ông Ninh cho rằng, bà Dơng hiện là cán bộ bán chuyên trách, giúp việc cho người đứng đầu nên về qui định, trình độ văn hóa không nhất thiết phải đáp ứng tốt nghiệp THPT.

“Tất nhiên, nếu bộ máy chính quyền trong một xã mà có nhiều anh em thân thiết quá sẽ gây khó khăn trong điều hành công việc chung. Sắp tới chúng tôi sẽ có tham mưu cho lãnh đạo thị xã”, ông Ninh nói.

Cả họ làm quan: Mọi thứ cứ mờ mờ, ảo ảo

Cả họ làm quan: Mọi thứ cứ mờ mờ, ảo ảo

Những chuyện kiểu vậy, khối người biết, nhưng chẳng ai lên tiếng, chỉ đến khi báo đăng mới bung ra, mới bình luận, phản hồi này nọ. Và bung ra như vậy mới giật mình nghĩ lại.

 

Cả nhà làm quan ở Huế: Điều chuyển Bí thư huyện

Cả nhà làm quan ở Huế: Điều chuyển Bí thư huyện

Ban Thường vụ Tỉnh ủy TT-Huế đã điều chuyển ông Hồ Xuân Trăng, Bí thư Huyện ủy A Lưới làm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh.

30 năm nay không ai phê lý lịch như Chủ tịch xã Duyên Hà

30 năm nay không ai phê lý lịch như Chủ tịch xã Duyên Hà

Sau đúng 30 năm tôi mới lại thấy việc dùng biện pháp bút phê vào lý lịch như UBND xã Duyên Hà, Phó giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội nhấn mạnh.

Phó chủ tịch xã phê lý lịch: Chuyện nhỏ, lên mạng thành to

Phó chủ tịch xã phê lý lịch: Chuyện nhỏ, lên mạng thành to

Phó chủ tịch xã có bút phê lý lịch gây khó nữ cử nhân nhận sai và lý giải mình mới đảm nhận công tác này nên chưa nắm hết luật.

Hủy công chức 1 trong 4 anh em cột chèo cùng làm 'quan' ở Huế

Hủy công chức 1 trong 4 anh em cột chèo cùng làm 'quan' ở Huế

Cuộc họp báo thường kỳ quý I/2017 tỉnh Thừa Thiên Huế đã nói rõ kết quả xử lý vụ bổ nhiệm các anh em cột chèo cùng làm "quan" ở huyện A Lưới.

Quang Thành