- Những người tham nhũng không chờ đợi việc kiểm tra, giám sát tài sản nhưng người trong sạch, đàng hoàng thì không ngại ngần và rất mong làm mạnh việc này.
Trước quy định của Bộ Chính trị về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản đối với khoảng 1.000 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, nhiều ý kiến chia sẻ sự ủng hộ và mong đợi việc này sẽ được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.
ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) |
ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng trong kiểm soát tài sản, việc đề cập đến trách nhiệm người đứng đầu là hết sức quan trọng. Vì vậy việc rà soát lại tài sản của cán bộ cao cấp là đúng đắn.
“Như cử tri, nhân dân và chính trong cán bộ, đảng viên đã nói nhiều lần là cứ làm từ trên xuống thì xã hội sẽ chuyển biến tích cực ngay”, ĐB Nghĩa nhấn mạnh.
Ông cho rằng để chống tham nhũng, phải kiểm kê, kiểm tra tài sản, làm chặt chẽ từ trên xuống.
“Bây giờ anh có 1-2 cái nhà, vợ anh có tài sản 500 tỷ, con anh có tài sản 300 tỷ, tất cả những cái này từ đâu ra? Trước hết phải kiểm tra vợ con đi, chưa kể nhiều người tham nhũng tẩu tán cho những người khác”, ông dẫn chứng và cho rằng cứ làm nghiêm túc sẽ có chuyển biến, trước hết phải làm trong nội bộ.
Nhưng trong nội bộ Đảng thì phải hết sức chặt chẽ, không nể nang gì cả, anh nào hợp pháp, anh nào không hợp pháp phải rõ ràng.
Theo ĐB Trương Trọng Nghĩa, lần này nhân dân và cử tri thấy sự kiên quyết của Đảng và chờ đợi nhiều. Tất nhiên, việc kiểm tra giám sát tài sản thì những người tham nhũng không chờ đợi nhưng người trong sạch, đàng hoàng thì không ngại ngần và rất mong làm mạnh.
Thực hiện nghiêm túc
GS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó chủ nhiệm VPQH đánh giá cao quyết định của Bộ Chính trị, vì việc kê khai tài sản thực hiện nhiều năm rồi nhưng kết quả chưa tốt. Kê khai đúng hay sai không ai biết, kê khai xong lại cất trong cơ quan có thẩm quyền.
GS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó chủ nhiệm VPQH |
“Bây giờ kiểm tra để phát hiện cái đúng, cái sai của việc kê khai là rất tốt. Có thể nói chủ trương này thể hiện tinh thần quyết tâm đấu tranh chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước”, ông Đường nhấn mạnh.
Theo GS Đường, chủ trương kiểm soát tài sản cán bộ lãnh đạo đã có lâu rồi nhưng làm chưa tốt thì giờ phải làm tốt hơn bằng việc kiểm tra, thanh tra, kiểm soát việc kê khai đó.
Nói về con số khoảng 1.000 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý phải chịu sự kiểm tra, giám sát kê khai tài sản, ông Đường cho rằng đây là đối tượng quan trọng nhất.
Bởi tham nhũng, tiêu cực thường xảy ra đối với những cán bộ có chức, có quyền. Mà đội ngũ cán bộ có chức, có quyền lại thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, là những người hoạch định chính sách pháp luật của quốc gia, người giữ vai trò rất quan trọng.
“Việc kiểm tra, giám sát để xem sự trung thực trong việc kê khai tài sản với đối tượng này như thế nào, tôi cho là việc làm rất tốt, rất đúng. Trước mắt cần kiểm soát đối tượng này”, ông nói.
Nguyên Phó chủ nhiệm VPQH chia sẻ mong muốn chủ trương này phải thực hiện nghiêm túc. Bởi vì có chủ trương đúng rồi nhưng thực hiện kiểm tra, kiểm soát sơ sài, không đi sâu phân tích đánh giá và tìm kiếm các nguồn thông tin khác từ phía nhân dân để kiểm chứng thì không hiệu quả.
Ủng hộ và sẵn sàng chấp hành
Là đối tượng bị tác động trực tiếp từ quy định này, Phó chủ nhiệm UB Pháp luật Trần Thị Dung chia sẻ, bà hoàn toàn ủng hộ. Bà cho rằng tài sản của những cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý phải được công khai. Còn công khai đến mức độ nào phải đảm bảo đúng theo quy định.
Khi công khai, người có tài sản được công khai cũng rất thoải mái, thấy tài sản của mình có nguồn gốc chính đáng, hợp pháp thì không có vấn đề gì cả. Mọi thứ công khai, minh bạch và người dân được biết, người dân chia sẻ, hiểu được cán bộ của mình.
“Tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương mới này và không có gì băn khoăn. Là người thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, tôi đồng tình với việc này và sẵn sàng chấp hành, mong muốn chủ trương này được thực hiện đúng đắn”, Phó chủ nhiệm UB Pháp luật nói.
Bộ Chính trị quy định kiểm tra tài sản khoảng 1.000 cán bộ lãnh đạoKhoảng 1.000 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý được quy định về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản.
Phó chủ tịch HĐND Lào Cai: 'Có tài sản là quyền của công dân'Phó chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai Vũ Xuân Cường cho biết đoàn công tác của UB Kiểm tra TƯ đang làm việc tại tỉnh. Có quan chức nào kê khai nhà cửa là của họ đâu"Quan chức có anh nào kê khai đó là nhà cửa tài sản của họ đâu, toàn kê là của người khác thôi". Kê khai tài sản vẫn ảo, 'đút ngăn kéo’Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng và Phó trưởng Ban Nội chính TƯ Lê Minh Trí chủ trì hội nghị phòng chống tham nhũng (TN), lãng phí do Thành ủy TP.HCM tổ chức chiều nay. Kê khai tài sản cho đẹp chứ chưa kiểm soát đượcChống tham nhũng quan trọng nhất là phải kiểm soát được tài sản. Nhưng chúng ta mới kê khai cho đẹp chứ chưa kiểm soát được. |
Thu Hằng - Thúy Hạnh