- Thủ tướng nhắc, một số vùng ven biển muốn phát triển du lịch phải xem xét chặt chẽ và duyệt kỹ việc chuyển mục đích sử dụng rừng, không phải có dự án du lịch, sân golf là phá hết rừng.
Sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP |
Không để “cha chung không ai khóc”
Cho rằng nhiều địa phương vẫn diễn ra tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép nhưng cấp uỷ, chính quyền chưa đề cao vai trò trách nhiệm, Thủ tướng yêu cầu phải chỉ ra trách nhiệm cụ thể. Để từ đó ngấm vào hệ thống, coi phá rừng là việc vi phạm pháp luật là nghiêm trọng, phải nghiêm trị.
“Chứ không phải xảy ra trên địa bàn anh, xã, huyện, tỉnh anh mà trách nhiệm không rõ. Cây gỗ chứ có phải cây kim đâu mà chúng ta không biết chuyện này”, Thủ tướng lưu ý và nhấn mạnh cần xác định lại kỷ cương, kỷ luật, không có vùng cấm trong xử lý vi phạm, trách nhiệm rõ ràng chứ không để tình trạng “cha chung không ai khóc”.
Ông cũng yêu cầu phải thực hiện tốt bài toán kinh tế để người dân thoát nghèo, phát triển bền vững nhờ rừng. “Không thể chỉ thấy cây mà không thấy rừng, phải nhìn tổng quát để có giải pháp căn cơ hơn”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải nhận thức rõ rừng là vàng, bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ quan trọng. Những địa phương để phá rừng lớn phải xử lý bí thư, chủ tịch xã.
"Rừng là lá phổi, thế giới bảo vệ rừng ghê lắm, phố trong rừng, rừng trong phố, còn chúng ta phá nham nhở", Thủ tướng nói và cho rằng, nếu biết tổ chức quản lý tốt, rừng sẽ trở thành sức mạnh kinh tế.
Sơn Trà tàn phá như thế sao chấp nhận được
Nhắc lại tinh thần Đại hội Đảng 12 nêu quyết tâm phấn đấu đến 2020, tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%, Thủ tướng đề nghị phải tiếp tục thực hiện nghiêm việc đóng cửa rừng, không khai khác gỗ rừng tự nhiên.
Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, không để tình trạng chưa thảo luận, chưa duyệt phương án đã phá hàng loạt diện tích rừng tự nhiên.
"Một số vùng ven biển hiện nay, cần thiết phát triển du lịch nhưng chuyển mục đích sử dụng rừng phải được xem xét chặt chẽ và duyệt kỹ chứ không phải có dự án du lịch, sân golf là phá hết rừng đã trồng bao đời nay", Thủ tướng nhấn mạnh.
Ông yêu cầu, những dự án này phải có quy hoạch từ HĐND các cấp, rồi trình Chính phủ khảo sát, xem xét cụ thể. "Không phải chủ trương cực đoan giữ rừng ven biển, nhưng nếu phá hết thì đô thị không còn màu xanh tối thiểu, ven biển trơ trụi hết. Như Phú Yên quy trình này không được kiểm soát tốt", Thủ tướng dẫn chứng.
Thủ tướng yêu cầu phải có các quy hoạch xanh, như nước Pháp quy hoạch rừng xung quanh Chính phủ, hay Ba Vì (Hà Nội) không được phép chặt cây.
"Như Sơn Trà là lá phổi của Đà Nẵng, tàn phá như thế làm sao chấp nhận được. Phải thanh tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm như vậy. Cần bảo vệ phát triển vốn rừng, đa dạng sinh học", Thủ tướng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, kiên quyết dừng hoạt động dự án thuỷ điện nhỏ không thực hiện trồng rừng thay thế, nhất là các dự án ở Tây nguyên.
"Thuỷ điện lớn đã làm hết. Chỉ còn thuỷ điện nhỏ, hiệu quả thấp nhưng phá rừng rất nhiều. Trường hợp đặc biệt dự án quá hiệu quả thì trình lên trên", Thủ tướng chỉ đạo.
Mượn dự án "Chăn nuôi bò thịt chất lượng cao” để tàn phá rừng Theo báo cáo của Bộ Công an, cá biệt có sự thông đồng của một số cán bộ quản lý thoái hóa biến chất, thuê đồng bào dân tộc tại chỗ, dân di cư tự do thuộc diện nghèo, thiếu đất sản xuất, đời sống gặp nhiều khó khăn để khai thác lâm sản trái phép. Nhiều cá nhân lợi dụng hạ mặt bằng cải tạo đất rừng sản xuất, mở đường dân sinh đã sử dụng các loại xe vận chuyển cỡ lớn cùng máy xúc để ồ ạt khai thác đất rừng trái phép đem bán. Những quả đồi chuyên trồng rừng sản xuất dần bị hoang hóa, làm biến đổi môi trường sinh thái, ô nhiễm nguồn nước. Một số tổ chức lập hồ sơ dự án trồng rừng để vay vốn ngân hàng, nhưng thực chất ngụy trang cho hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Lợi dụng việc được giao đất rừng đầu tư dự án nhưng không thực hiện dự án mà có hành vi khai thác lâm sản trái phép. Điển hình là dự án “Chăn nuôi bò thịt chất lượng cao” là chủ trương lớn của tỉnh Phú Yên nhưng khi triển khai dự án, hàng chục hecta rừng tự nhiên phòng hộ với hàng nghìn cây gỗ lớn bị tàn phá. |
Tổng cục trưởng: Chúng ta đang phải trả giá vì ‘cạo trọc’ rừng
Cục trưởng PCTT cho rằng, chúng ta đang phải trả giá và sẽ còn tiếp tục phải trả giá vì thiên tai do nhiều đồi, nhiều rừng đã được “cạo trọc”.
Nước mắt kẻ ăn rừng, nước mắt người vùng lũ
Khủng khiếp, bất ngờ, tàn khốc, tang thương... Đó là những tính từ được lặp đi lặp lại khi những trận lũ đổ về.
Hà Nội: 'Đê Chương Mỹ vỡ trong kế hoạch'
Dân nhìn vào nói vỡ nhưng chúng ta có thể nói là vỡ nhưng vỡ có kế hoạch, vỡ trong khung thoát lũ, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều Hà Nội nói.
Phá rừng tự nhiên để trồng rừng dự án
Hàng chục héc ta rừng ở khu vực núi Cà Bương (huyện Sơn Hòa, Phú Yên) bị đốt cháy để trồng rừng thuộc dự án Flitch.
Phú Yên: Phá rừng phòng hộ làm sân golf, thi hoa hậu
UBND tỉnh Phú Yên đã giao hàng trăm ha đất rừng phòng hộ ven biển cho công ty TNHH New City Việt Nam trồng cỏ và làm sân golf.
Sạt lở biệt thự ở Sơn Trà: Đà Nẵng báo cáo Thủ tướng
TP Đà Nẵng yêu cầu chủ đầu tư có giải pháp chống sạt lở tại khu vực thi công 40 móng biệt thự trái phép ở bán đảo Sơn Trà.
Thu Hằng