- Mệnh lệnh phải quan trắc lòng sông ngay lập tức của Phó Chủ tịch tỉnh đã giúp tránh khả năng thiệt hại về người, trực tiếp là các hộ dân sống ở bờ sông.

Trực tiếp xuống hiện trường khảo sát vụ sạt lở, Phó chủ tịch tỉnh An Giang yêu cầu phải quan trắc lòng sông ngay lập tức để nắm tình hình. 

Đó cũng là lúc, xã và huyện còn lưỡng lự đòi họp rồi quan trắc sau. Nhưng ông Lâm Quang Thi, Phó Chủ tịch tỉnh ra mệnh lệnh và kết quả quan trắc cho kết quả bất ngờ.

{keywords}
Phó Chủ tịch tỉnh Lâm Quang Thi (người đứng)

Hố sâu lạ

Kể lại với VietNamNet, ông Lâm Quang Thi cho biết, sau khi nhận báo cáo của UBND huyện Chợ Mới về việc xuất hiện vết nứt tại bờ sông Vàm Nao (ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang), ông và đoàn công tác của tỉnh đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường.

“Nhận thông tin tôi đã trực tiếp xuống hiện trường, lúc đó tôi cũng yêu cầu Sở TN&MT phải có mặt ngay. Lúc này, xã và huyện đang chuẩn bị họp, thấy tình hình không ổn tôi yêu cầu phải quan trắc lòng sông trước. Khi có kết quả quan trắc rồi họp để xử lý luôn”, ông Thi nói và cho biết, khi đó có nhiều người bàn không vội quan trắc lòng sông.

Nhưng khi quan trắc, ai cũng bất ngờ, khi đó dưới lòng sông xuất hiện một hố sâu vài chục mét.

“Anh em báo cáo với tôi là có một hố sâu vài chục mét, đang tiến về khu vực dân cư. Lúc đó, tôi lệnh phong toả hiện trường xung quanh. Đồng thời, yêu cầu UBND xã dùng loa phát thanh thông báo cho người dân biết, có hố sâu mấy chục mét xuất hiện phải hạn chế đến khu vực nguy hiểm này. 

Đặc biệt, yêu cầu người dân phải di chuyển tài sản ra khỏi nhà liền”, ông Thi nói và cho biết, nếu không quan trắc lòng sông kịp thời thì hậu quả của vụ sạt lở này sẽ rất lớn, trong đó không loại trừ khả năng thiệt hại về người.

{keywords}

Ông Vũ Minh Thao, Phó chủ tịch UBND huyện Chợ Mới (bìa phải)

Ông Vũ Minh Thao, Phó chủ tịch UBND huyện Chợ Mới nói với VietNamNet, khi lực lượng chức năng đến giúp dân di dời tài sản trong nhà đến nơi an toàn thì có nhiều hộ còn dùng dằng chưa chịu đi.

“Đó là một vài hộ có gia đình kiên cố cho rằng nền móng nhà của họ cứng nên nói không sao. Khi đó, tâm lý của họ lo lắng nhưng không tin sẽ sạt lở. 

Tuy nhiên, chúng tôi kiên quyết di dời những hộ này ra ngoài”, ông Thao nói và cho biết, đến sáng hôm sau thì xảy ra sạt lở kinh hoàng, khiến chục căn nhà rơi xuống sông.

Manh nha từ vết nhà dân

Phóng viên cũng tìm gặp ông Nguyễn Văn Bé, một người dân sống ở khu vực bị sạt lở kể lại vụ việc. Theo ông Bé, 3 ngày trước khi vụ sạt lở xảy ra, ông xuống sông Vàm Nao tắm thì bất ngờ phát hiện phần đất cặp bờ có dấu hiệu sụt lún hơn mọi ngày.

Sau đó, ông lên bờ, tiếp tục phát hiện đường nứt chạy dài theo đường dẫn từ lộ xuống sông.

“Thấy sự việc bất thường tôi đã đến công an xã trình báo”, ông Bé kể lại và cho biết, khoảng 10 phút sau thì UBND xã đến tìm hiểu sự việc.

{keywords}
Ông Nguyễn Hùng Ban

Ông Hồ Đăng Nguyên, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Hội Đông cho hay, hôm 20/4, ông Nguyễn Hùng Ban cũng đến UBND xã trình báo, có dấu hiệu nứt ở nền nhà của người dân trong khu vực. Sau đó, UBND xã đã xuống xác minh và báo về huyện.

Ông Nguyễn Hùng Ban kể lại, chiều 20/4, ông thấy vết nứt trước nhà. Lúc này, vợ của ông Bé cũng sang báo nhà mình và hàng xóm xung quanh đều có vết nứt.

“Tôi qua xem, sau đó bảo đứa cháu lên UB xã báo cáo sự việc. Cháu tôi về nhà được một lúc thì cán bộ đến khảo sát và bảo chúng tôi chuẩn bị dọn nhà”, ông Ban cho hay.

Thứ trưởng Nông nghiệp: ‘Sạt lở bờ sông là sự cố thiên tai nặng nề’

Thứ trưởng Nông nghiệp: ‘Sạt lở bờ sông là sự cố thiên tai nặng nề’

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định vụ sạt lở ở An Giang là rất nặng nề. Nguyên nhân là do hậu quả của biến đổi khí hậu.

Sạt lở ở An Giang: Dân mất nhà, mắc võng ngủ trong chùa

Sạt lở ở An Giang: Dân mất nhà, mắc võng ngủ trong chùa

Sau sạt lở ở An Giang, nhà cửa tan hoang, thiệt hại tài sản cả tỷ đồng, người dân phải sống trong trường học, chùa chiền...

Sạt lở ở An Giang: 'Mất hết cả, chỉ kịp ôm bàn thờ người thân'

Sạt lở ở An Giang: 'Mất hết cả, chỉ kịp ôm bàn thờ người thân'

Một ngày sau vụ sạt lở, người dân vẫn chưa hết bàng hoàng vì nhà cửa, tài sản tích cóp bao năm đã bị “hà bá” cuốn trôi.

Sạt lở 'nuốt' chục ngôi nhà ở An Giang là do khai thác cát?

Sạt lở 'nuốt' chục ngôi nhà ở An Giang là do khai thác cát?

Người dân có nhà cửa bị nhấn chìm xuống sông trong vụ sạt lở kinh hoàng ở An Giang khẳng định, nguyên nhân là do khai thác cát bừa bãi…

Hoài Thanh