- ĐBSCL đã, đang và sẽ đối mặt với nhiều tác động nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, nội tại quản lý, đe dọa sinh kế của người dân.

Từ ý tưởng và tâm huyết của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, sáng nay tại Cần Thơ, lần đầu tiên Việt Nam tổ chức hội nghị phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu với 500 ĐB là các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp.

Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, hội nghị này với tầm nhìn về một ĐBSCL phát triển bền vững, thịnh vượng, gắn kết chặt chẽ với các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước và tiểu vùng sông Mekong, trên cơ sở chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và của từng lĩnh vực nói riêng.

{keywords}
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Hoài Thanh

Các ý tưởng, đề xuất trong 2 ngày hội nghị sẽ là cơ sở để Chính phủ xem xét, ban hành nghị quyết, xác đinh rõ các nhóm giải pháp chiến lược phát triển ĐBSCL tầm nhìn đến năm 2100.

Quá trình phát triển ĐBSCL bị đe dọa 

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, ĐBSCL với 13 tỉnh, thành phố, 17,5 triệu dân có vai trò quan trọng với nền kinh tế của cả nước.

Đây là một trong những vùng đồng bằng màu mỡ và có sản lượng nông sản lớn nhất khu vực Đông Nam Á và đứng đầu Việt Nam. Tính đến tháng 4/2017, ĐBSCL đóng góp 54% sản lượng lúa, 70% lượng thủy sản nuôi trồng, 36,5% lượng trái cây, cung cấp 90% sản lượng lúa gạo xuất khẩu và 65% sản lượng thuỷ sản xuất khẩu của cả nước. Nhiều mặt hàng nông sản đã có mặt và được ưa chuộng tại nhiều nơi trên thế giới.

Tuy nhiên, ĐBSCL hiện là 1 trong 4 đồng bằng bị tác động mạnh nhất do biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

ĐBSCL đã, đang và sẽ đối mặt với nhiều tác động nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, nước biển dâng, khí hậu cực đoan, khai thác và sử dụng nước ở thượng nguồn sông Mê Kông... cũng như từ bản thân mô hình phát triển thiếu tính tổng thể, gắn kết nội tại trong vùng, quản lý nhà nước còn bất cập, chồng chéo, thiếu phối hợp.

“Những tác động này tạo ra các thách thức vô cùng to lớn, đe dọa quá trình phát triển của ĐBSCL, sinh kế và đời sống người dân trong vùng nói riêng và cả nước nói chung, qua đó tác động tới khu vực và quốc tế, đặc biệt là an ninh lương thực”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý, những ưu thế tự nhiên cho phát triển trước đây và hiện nay của ĐBSCL sẽ thay đổi theo xu thế suy giảm tài nguyên nước, phù sa; sự gia tăng của nước mặn, nước lợ; sụt lún đất và nước biển dâng sẽ tác động lớn tới tài nguyên đất, cơ cấu sử dụng đất, các hệ sinh thái và môi trường. Từ đây làm thay đổi căn bản mô hình sản xuất, tập quán sinh hoạt, sinh kế và đời sống của người dân trong vùng.

Cần sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy

Phó Thủ tướng đề nghị các ĐB tập trung vào 4 vấn đề chính khi trao đổi, phát biểu.

Thứ nhất, phân tích, nhận diện được đầy đủ hơn các thách thức do biến đổi khí hậu, quá trình phát triển nội tại của vùng ĐBSCL, các hoạt động sử dụng nguồn nước ở thượng nguồn.

Thứ hai, dự báo được các xu thế tác động chính, nhận diện được các cơ hội trong ngắn hạn và dài hạn làm cơ sở cho định hình mô hình phát triển vùng ĐBSCL và các định hướng chuyển đổi lớn.

{keywords}
Phó Thủ thủ tướng Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng các Bộ trưởng TN&MT, NN&PTNT và KH-ĐT. Ảnh: Hoài Thanh

Thứ ba, thảo luận và đề xuất các cơ chế chính sách đổi mới có tính đột phá nhằm tận dụng cơ hội chuyển hoá các thách thức thúc đẩy quá trình chuyển đổi, phát triển bền vững ĐBSCL; trong đó, tập trung vào các cơ chế về đất đai, thuế, kiến tạo thị trường, xúc tiến đầu tư, khoa học công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;

Thứ tư, xác định các dự án, các nhóm nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án ưu tiên với nguồn lực, lộ trình thực hiện phù hợp trong tổng thể phát triển toàn vùng với sự tham gia của các bên bao gồm: Chính phủ, địa phương, các tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là người dân và doanh nghiệp trong vùng ĐBSCL và các khu vực lân cận, nhất là TP.HCM.

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương khi thảo luận và trao đổi cần có sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy và cách tiếp cận theo hướng mở, hiện đại, lấy tri thức khoa học công nghệ làm nền tảng, kinh nghiệm thực tiễn trong nước và quốc tế là sức mạnh trong các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

“Các giải pháp đưa ra cần có tính đột phá, khả thi cao, mang tính kết nối liên vùng và nội vùng, có sự thống nhất, kế thừa các chủ trương, chính sách, các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại vùng ĐBSCL đã được đề ra trong thời gian vừa qua”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Phó Thủ tướng cũng kêu gọi các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế tiếp tục quan tâm và hỗ trợ thích đáng cả về kỹ thuật và tài chính cho vùng ĐBSCL.

“Tôi cũng đề nghị cần phải phát huy hơn nữa vai trò của Ủy hội sông Mekong quốc tế, tăng cường chia sẻ thông tin, quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước giữa các nước trong lưu vực sông Mekong vì sự thịnh vượng chung của khu vực”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đồng thời kêu gọi sự tham gia mạnh mẽ hơn nữa của cộng đồng các doanh nghiệp và người dân.

Chết khát vì khô mặn, đốt lúa 'tế' trời

Chết khát vì khô mặn, đốt lúa 'tế' trời

Nhiều nông dân ở Kiên Giang không muốn thu hoạch lúa vì thuê máy cắt còn đắt hơn tiền thu được từ những hạt lúa ít ỏi còn lại.

Sông mặn chát, chết khát khoan giếng tìm nước ngọt

Sông mặn chát, chết khát khoan giếng tìm nước ngọt

Một xô nước ngọt có thể dùng cho tắm giặt, rửa đồ, tưới cây, cho bò uống… Chưa bao giờ vùng sông nước lại khát như hiện nay.

Nuôi tôm chống hạn, mặn: Sướng anh, chết tôi

Nuôi tôm chống hạn, mặn: Sướng anh, chết tôi

Việc lén bơm nước mặn vào ruộng để nuôi tôm ở Cà Mau thực ra đã diễn ra hơn 10 năm nay và trở thành “phong trào”.

Đói, khát trên vựa lúa mặn cháy

Đói, khát trên vựa lúa mặn cháy

Vựa lúa ở ĐBSCL đang trổ bông thì bị nhiễm mặn khiến hạt lép hoàn toàn, giờ chỉ còn cắt đem cho vịt ăn.

Ngàn tấn hàu chết, vựa thuỷ sản nguy kịch trong mặn

Ngàn tấn hàu chết, vựa thuỷ sản nguy kịch trong mặn

ĐBSCL đang đối mặt với ngập mặn ngày càng lan rộng. Nông dân khắp các tỉnh An Giang, Cà Mau, Bến Tre… chịu thiệt hại chưa từng có.

Hạn, mặn: Dân Bến Tre mua nước giá cắt cổ

Hạn, mặn: Dân Bến Tre mua nước giá cắt cổ

Hạn, mặn khan hiếm nước ngọt khiến người dân ở Bến Tre đang phải mua nước sinh hoạt với giá 60.000-80.000 đồng/m3.

Hạn mặn gây thiệt hại 5.572 tỷ đồng

Hạn mặn gây thiệt hại 5.572 tỷ đồng

Tính đến ngày 22/4, tổng thiệt hại do hạn, mặn ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL ước tính khoảng 5.572 tỷ đồng.

Thúy Hạnh