- Bí thư Thành ủy HN Hoàng Trung Hải phản ánh có tình trạng té nước theo mưa, mỗi lần có mưa là các cơ sở sản xuất ùa nhau xả nước bẩn ra.

Theo Sở TN-MT Hà Nội, thời gian qua, TP đã có nhiều nỗ lực và tình trạng ô nhiễm của các con sông (Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy...) đã được cải thiện song chưa được triệt để.

Nguyên nhân chủ yếu do nước thải sinh hoạt của dân cư các quận, huyện ven sông và nước thải sản xuất của khu, cụm công nghiệp chưa được qua xử lý đổ vào sông. Ngoài ra, vẫn còn tình trạng đổ rác thải sinh hoạt, phế liệu xây dựng trực tiếp vào dòng sông…...  

{keywords}

Nước thải sinh hoạt xả ra từ các cống thải ngày đêm 'bức tử' sông Tô Lịch

Nhận định tình trạng này, Bí thư Hoàng Trung Hải cho rằng, môi trường Hà Nội đang cấp bách và đáng báo động, thách thức môi trường với người dân rất lớn.

Ông cho biết, hiện TP có 50 làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng, Thành ủy cũng đã thông qua đề án cải tạo ô nhiễm làng nghề, đưa 80 làng nghề xử lý ô nhiễm môi trường chủ yếu bằng nguồn vốn xã hội hóa.

Lãnh đạo Thành ủy cho hay, TP đã kêu gọi vốn xã hội hóa nhưng mới chỉ đạt 22% tỷ lệ nước thải được xử lý.

Theo ông, với mong muốn làm sống lại các dòng sông của Hà Nội thì lượng vốn đầu tư hết sức lớn. Nếu không kiên quyết, có trách nhiệm thì sẽ không làm được.

{keywords}

Bí thư Thành ủy HN Hoàng Trung Hải

Để đảm bảo mục tiêu HN là nơi đáng sống cho người dân thủ đô và các nơi khác về, lãnh đạo Thành ủy đề nghị tiếp tục quản lý tốt các nguồn xả thải, làm sạch các dòng sông bằng cách đưa nước sông Hồng, sông Đà vào, dù tốn hàng chục nghìn tỉ đồng, nhưng quan trọng hơn là kiểm soát các nguồn xả thải.

"Có tình trạng té nước theo mưa, mỗi lần HN có mưa tôi thấy các cơ sở sản xuất ùa nhau xả nước bẩn ra, việc này phải kiểm soát. Phải yêu cầu các cơ sở xử lý nguồn nước thải. Khi vụ hồ Tây xảy ra, kiên quyết đi ngăn chặn các nguồn xả thải, yêu cầu thu gom về nhà máy xử lý nước, làm mấy tháng là đạt mục tiêu", ông Hải nói.

Cần hàng nghìn tỷ đồng làm 'sống lại' các dòng sông

Theo số liệu quan trắc của Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN-MT Hà Nội), chất lượng nước trên các dòng sông nội đô như sông Kim Ngưu, sông Tô Lịch, sông Sét, sông Nhuệ, sông Lừ... thì các hàm lượng amoni, coliform, phosphat… đều vượt quy chuẩn của Bộ TN&MT.

Để xử lý tình trạng này, từ năm 2013, TP Hà Nội đã đưa vào hoạt động Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở (quận Hoàng Mai). Nhà máy này có công suất 200.000m3/ngày đêm, có nhiệm vụ thu gom, xử lý nước thải của sông Sét và sông Kim Ngưu, khi qua xử lý nước sẽ bảo đảm các tiêu chuẩn xả nước ra môi trường. Công suất hoạt động hiện nay (mùa khô) khoảng 130.000m3/ngày đêm; mùa mưa dao động từ 190.000 đến 200.000m3/ngày đêm...

Đầu tháng 10/2016, Hà Nội cũng đã khởi công xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (Thanh Trì) với tổng vốn đầu tư 16.200 tỉ đồng. Nhà máy có công suất 270.000m3/ngày đêm, dự kiến hoàn thành vào năm 2019, sẽ xử lý nước thải sinh hoạt ở các quận, huyện Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, Cầu Giấy và Thanh Trì.

{keywords}

Mô hình nhà máy xử lý nước thải Yên Xá

Ngoài ra, nhiều dự án với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng được Hà Nội đặt ra để thu gom và xử lý nước thải như: Hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị khu vực quận Hà Đông và Sơn Tây dự kiến kinh phí là 3.800 tỷ đồng với công suất 45.000m3/ngày đêm và 20.000m3/ngày đêm; Hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Phú Đô kinh phí 1.800 tỷ đồng với công suất 84.000m3/ngày đêm... 

Để đạt được hiệu quả, Sở TN-MT cho rằng, cần quản lý, kiểm soát nguồn thải, khắc phục và cải thiện chất lượng nước trên lưu vực sông, cơ chế về tài chính cho việc triển khai thực hiện. Xử lý triệt để 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường liên vùng, liên tỉnh…

Đặc biệt tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý và giám sát về bảo vệ môi trường trên địa bàn TP, xử lý nghiêm khắc và triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đề xuất mức xử phạt nặng đối với các chủ cơ sở, công trình gây ra ô nhiễm môi trường.

Những con sông chết đen quánh ở Hà Nội trước giờ hồi sinh

Những con sông chết đen quánh ở Hà Nội trước giờ hồi sinh

Những dòng sông chết được Hà Nội quyết tâm làm sống lại hiện đang trong cảnh ô nhiễm nặng, nước đặc quánh, đen kịt, bốc mùi.

Những ô rau sạch bên con sông bẩn bậc nhất Hà thành

Những ô rau sạch bên con sông bẩn bậc nhất Hà thành

Ven bờ Tô Lịch (Hà Nội) người dân hào hứng trồng đủ loại rau sạch: rau muống, mùng tơi, rau đay, rau dền, rồi cả cây ăn quả như đu đủ.

Dân làng nghề bị giảm 10 năm tuổi thọ vì ô nhiễm

Dân làng nghề bị giảm 10 năm tuổi thọ vì ô nhiễm

(VietNamNet) – Tổng cục Môi trường cảnh báo: người dân làng nghề bị giảm 10 năm tuổi thọ vì ô nhiễm môi trường.

Hà Nội: Lềnh bềnh rau muống trên dòng sông đỏ quạch

Hà Nội: Lềnh bềnh rau muống trên dòng sông đỏ quạch

Cả nhánh sông dài ở Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội bị ô nhiễm, đổi màu đỏ quạch. Các luống rau muống trôi lềnh bềnh trên sông.

 

Hương Quỳnh