- Theo TGĐ BHXH VN, tổng quỹ BHYT năm 2017 là 73.000 tỷ đồng, nhưng theo số chi quý 1 báo cáo lên, năm nay nhu cầu chi sẽ khoảng 80.000 tỷ đồng, hụt 7.000 tỷ đồng.

ĐB Nguyễn Thị Phúc (Hưng Yên) đặt vấn đề tình trạng lạm dụng, lợi dụng, trục lợi bảo hiểm y tế (BHYT) có xu hướng ngày càng gia tăng. Một số cơ sở y tế có biểu hiện tiếp thị trong khám, chữa bệnh, xuất hiện tình trạng người có bảo hiểm đi khám, chữa bệnh nhiều lần trong ngày, trong tuần, trong tháng để lấy thuốc...

Việc này làm gia tăng chi phí khám, chữa bệnh, đồng thời gây quá tải tại nhiều cơ sở khám, chữa bệnh và gây bội chi quỹ BHYT. Cử tri muốn biết Bộ có biện pháp mạnh nào để chấm dứt tình trạng này.

Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Bộ vừa tổ chức các đoàn đi kiểm tra, giám sát ở các địa phương và đơn vị trực thuộc, thấy “có tình trạng lạm dụng từ hai phía, một là từ phía cơ quan y tế, hai là người dân”.

{keywords}

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: Hoàng Anh

Bộ trưởng cho rằng, với mức đóng chưa đến 30 USD/người, thì mức hưởng BHYT của Việt Nam hiện nay là quá rộng; còn có thông tuyến, nên người dân một là lạm dụng đi khám rất nhiều, “có những người khám đến 20-30 lần, sáng đi khám, chiều lại đi khám, khám ở huyện này xong lại sang huyện khác khám...”. Cơ sở y tế cũng lạm dụng kỹ thuật xét nghiệm, dịch vụ y tế, kéo dài thời gian nằm viện hoặc chưa thực sự cần thiết nhưng vẫn nhập viện tạo nên tăng chi.

“Giải pháp của chúng tôi là sẽ làm quy trình khám, chữa bệnh chặt chẽ kèm theo giám sát, sẽ có những định mức trần chi.... Sắp tới chúng tôi cũng thực hiện nghiêm việc tự chủ nhưng có sự quản lý chặt của nhà nước và đổi mới toàn diện mô hình tự chủ”, Bộ trưởng nói.

Giải trình thêm về quản lý quỹ BHYT và việc trục lợi bảo hiểm, TGĐ BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh cho biết, do đối tượng phục vụ quá lớn, lên đến 150 triệu lượt người, rải rác ở 14.000 cơ sở khám chữa bệnh, nên tình trạng trục lợi diễn ra tương đối phổ biến.

{keywords}

TGĐ BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh

Theo bà Minh, khi Chính phủ yêu cầu trang bị hệ thống giám định thông tin BHYT, các biểu hiện trục lợi cũng hiện lên rất rõ trên hệ thống này.

“Có những thủ thuật, quy trình chung chỉ cần 2 ngày, có bệnh viện lên tới 7,1 - 7,5 ngày. Giường bệnh ở tuyến huyện thường là không sử dụng hết 100% công suất, nhưng hiện có những tỉnh báo lên thanh toán với BHYT 200-300% công suất. Rất không bình thường”, bà Minh nêu ví dụ.

Theo lãnh đạo BHXH, tổng quỹ BHYT năm 2017 là 73.000 tỷ đồng, nhưng theo số chi quý 1 báo cáo lên, năm nay nhu cầu chi sẽ khoảng 80.000 tỷ đồng, hụt 7.000 tỷ đồng.

"Chúng tôi đã tính toán, các yếu tố khách quan như tăng giá dịch vụ, trượt giá... tăng khoảng 30%, còn khoảng 10% là yếu tố không bình thường, cũng tương đương khoảng 7.000 tỷ. Nếu làm tốt việc ngăn chặn trục lợi bảo hiểm thì quỹ BHYT sẽ cân đối, không bội chi", bà Minh cho hay.

Bà Minh nêu rõ, hiện BHXH đã phân bổ hơn 67.000 tỷ đồng, còn hơn 6.000 tỷ dự phòng sẽ phân bổ cho tỉnh nào bội chi do khách quan. Nếu không có giải pháp tích cực, quỹ BHYT năm nay sẽ âm 7.000 tỷ.

Bác sĩ bức xúc vì giám định BHYT thích 'cắt ai thì cắt'

Tranh luận lại với TGĐ BHXH VN, ĐB Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) nêu chuyện tiêu cực có thể xảy ra ở bất cứ đâu, nhất là khi chúng ta có cơ chế quản lý còn lỏng lẻo.

"Phải xem lại trách nhiệm chứ không nên đổ lỗi cho người dân cũng như ngành y tế. Tất cả đều vì cái nghèo mà ra", bà Lan nói. 

{keywords}
ĐB Nguyễn Hữu Cầu. Ảnh: Hoàng Anh

GĐ Công an tỉnh Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu tranh luận, khi tiếp xúc cử tri, bác sĩ rất bức xúc ngành BHYT cử giám định viên không có chuyên môn y tế nên xuống "thích cắt ai thì cắt". Bác sĩ thì bức xúc, bệnh nhân thiệt thòi, chủ cơ sở y tế ấm ức thực hiện. Nếu không thực hiện thì doạ cắt BHYT.

Ông Cầu đề nghị Bộ Y tế cùng BHXH phải ban hành công cụ công khai hoá nội dung này để thực hiện chứ không thể thực hiện xin cho qua giám định viên như thời gian qua.

Giám đốc Viện tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn cũng cho rằng, nếu bệnh nhân bỏ 100 đồng đi khám thì BHYT chi trả 29 đồng, bệnh nhân tự trả 43 đồng; 19 đồng do nhà nước trả và 9 đồng từ các nguồn khác. Như vậy nếu BHYT trả 1 đồng thì người dân đồng chi trả 1,5 đồng.

Ông cho hay, theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu tỷ lệ đồng chi trả trên 30% thì không đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận các dịch vụ y tế. Nên hiện có xu thế người giàu khám chữa bệnh tuyến tỉnh, TƯ, người nghèo khám tuyến quận, huyện. Đây chính là sự mất công bằng, bất bình đẳng trong dịch vụ y tế.

Trước những nội dung này, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, những gì liên quan trách nhiệm của TGĐ BHXH thì sẽ có báo cáo trả lời bằng văn bản, Bộ Y tế và BHXH sẽ có phối hợp trả lời. Còn lại dành thời gian cho Bộ trưởng Y tế trả lời phạm vi chịu trách nhiệm chính của Bộ.

Siêu cao thủ trục lợi BHYT: 4 tháng đi khám 123 lần

Siêu cao thủ trục lợi BHYT: 4 tháng đi khám 123 lần

4 tháng đầu năm, BHXH phát hiện gần 2.800 người đi khám từ 50 lần trở lên. Có người khám 123 lần, kể cả ngày nghỉ, lễ tết.

Dân mua thuốc không cần đơn, Bộ trưởng Y tế nhận trách nhiệm

Dân mua thuốc không cần đơn, Bộ trưởng Y tế nhận trách nhiệm

Bộ trưởng Y tế thẳng thắn thừa nhận ngành còn yếu kém khi để người dân mua thuốc không cần đơn. Bộ trưởng xin nhận trách nhiệm.

Trục lợi quỹ BHYT: 7 tháng khám bệnh 300 lần

Trục lợi quỹ BHYT: 7 tháng khám bệnh 300 lần

Qua giám định, kiểm tra bảo hiểm y tế, cơ quan bảo hiểm xã hội đã phát hiện có người đi khám bệnh 300 lần trong vòng hơn 7 tháng.

Thông tuyến BHYT: Không vì khó mà bàn lùi

Thông tuyến BHYT: Không vì khó mà bàn lùi

Không vì có thông tin có hiện tượng khám vượt tuyến nhiều và các khó khăn khác mà đặt lại vấn đề về chủ trương thông tuyến BHYT - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Hương Quỳnh