- Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh cho biết, dự án nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê của tỉnh điều chỉnh giá trị tăng 36 lần, từ 72 tỷ lên 2.595 tỷ đồng do khảo sát không kỹ, cứ nghĩ dự án nhỏ và lỗi chính do cơ chế làm dự án nở dần ra.

Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước vào chiều 21/5, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc nêu trường hợp cá biệt của dự án nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê, tỉnh Ninh Bình điều chỉnh giá trị tăng 36 lần (từ 72 tỷ đồng lên 2.595 tỷ đồng).

Trao đổi với báo chí bên hành lang QH, Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh cho biết dự án này kéo dài cả chục năm nay. Mới đầu, dự án có quy mô nhỏ nhưng khi triển khai vướng vào khu cố đô nên yêu cầu phải mở rộng.

{keywords}
Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh. Ảnh: Thu Hằng

Khi mở rộng liên quan đến dân, đến giải phóng mặt bằng, tái định cư nên vừa phải lo 2 đầu: Trả tiền cho dân tại chỗ và khu tái định cư để đưa dân ra.

“Nguyên nhân đội vốn là khảo sát không kỹ, cứ nghĩ đơn giản là dự án quy mô nhỏ. Thêm vào đó, tâm lý ban đầu là làm sao để dự án được xếp vào danh mục. Nhưng khi vào làm lại muốn làm "đến nơi đến chốn", cho nên dự án nở dần, nở dần”, bà Thanh lý giải và cho rằng, câu chuyện dự án đội vốn không chỉ riêng của Sào Khê mà là tình hình chung của nhiều dự án khác.

Vốn dự án nở dần vì cơ chế

Vậy có nghĩa là địa phương tìm cách "vẽ" dự án ban đầu nhỏ để được lọt vào danh sách, sau khi được phê duyệt thì tìm cách để dự án nở ra to?

Cũng có tình trạng đó. Thực tế thì muôn hình vạn trạng, tình huống phát sinh cũng có nhưng không phải tất cả. Thẩm định sai, khi kiểm toán có vấn đề thì quy truy trách nhiệm và xử lý nặng nếu vi phạm thì hạn chế được tình trạng đội vốn rất nhiều.

Theo bà, lỗi nằm ở đâu khi để một dự án đội vốn rất lớn như thế?

Lỗi ở đây chính là câu chuyện cơ chế. Đầu tiên muốn đưa vào danh mục thì phải dựa vào nguồn vốn, mà vốn địa phương được ít thì chỉ làm dự án nhỏ, khi được phê duyệt, triển khai thì phải làm "đến nơi, đến chốn", lại phát sinh ra thì phải điều chỉnh lại dự án, lại phải phê duyệt. Nó cứ nở dần, nở dần là vì thế.

Theo bà, để xảy ra tình trạng đội vốn như vậy, chủ đầu tư có phải chịu trách nhiệm?

Đây là một lỗi tổng hợp, bắt đầu từ cơ chế chung của chúng ta về vấn đề đầu tư như việc xác định dự án, danh mục dự án, khống chế ban đầu, tổng mức đầu tư cho địa phương như các dự án nhóm A, B, C…

Từ những quy định như vậy, chủ đầu tư xem khả năng của mình vào nhóm nào để được đưa vào danh mục. Đến khi triển khai trên thực tế mới phát sinh nhiều yêu cầu như thế dẫn đến đội vốn. Đương nhiên chủ đầu tư có trách nhiệm chính, các cơ quan cũng có trách nhiệm liên quan.

Quyền quyết đi liền với tự chịu trách nhiệm

Với những dự án cùng những bất cập như bà đã nêu, theo bà cần cơ chế kiểm soát thế nào để có thể triển khai?

Vừa rồi luật Đầu tư công có thay đổi, quy định dự án phải thẩm định và xác định nguồn vốn ngay từ ban đầu để khắc phục thực tiễn nói trên. Tuy nhiên có bất cập là dự án thì lớn, vốn không có, lại xuất hiện khó khăn mới, giữa quy mô và nguồn vốn lại vênh nhau. Đó cũng là lý do của việc giải ngân chậm. 

Cho nên để giải quyết trọn vẹn là câu chuyện rất khó khăn khi chiếc bánh ngân sách đang nhỏ.

Vì vậy theo tôi, phải phân loại dự án, theo đó, những dự án nằm trong đầu tư công, nằm trong kế hoạch đã xác định thời gian thì thẩm định nguồn vốn để cho dự án hoàn thành, không kéo dài. Đồng thời phải xác định một số trường hợp cấp bách, khẩn cấp không cần thẩm định nguồn vốn.

Ví dụ như những dự án liên quan đến bão lụt đang cần gấp mà phải thẩm định nguồn vốn, có khi chờ thẩm định xong bão lũ cuốn mất đê, mất đất rồi.

Nếu như vậy liệu có phát sinh tình trạng “chạy” dự án khẩn khấp, cấp bách?

Câu chuyện đó đòi hỏi sự công tâm, khách quan, công minh của nhà thẩm định. Chỉ cần yêu cầu chủ đầu tư, những người có thẩm quyền quyết định dự án tự chịu trách nhiệm về dự án đó.

Ví dụ như giao cho chủ tịch tỉnh xác định dự án đó là khẩn cấp hay cấp bách và anh phải chịu trách nhiệm với quyết định này. Có như thế mới giải quyết được vấn đề.

Còn nếu giao quyền mà không kiểm soát trách nhiệm thì đương nhiên sẽ có tiêu cực, không khẩn cấp thành khẩn cấp, đánh tráo khái niệm, không cấp bách thành cấp bách để người ta hưởng cơ chế.

Quy định thẩm quyền quyết định đi liền với trách nhiệm là giải quyết được, kể cả tổng mức đầu tư, chất lượng công trình, tiến độ.

Đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội đội vốn gần 400 triệu euro

Đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội đội vốn gần 400 triệu euro

Tổng mức đầu tư dự án là 1.176 triệu euro, tăng gần 400 triệu euro.

Phó chủ nhiệm UB Kinh tế: Chúng tôi xin lỗi Chính phủ

Phó chủ nhiệm UB Kinh tế: Chúng tôi xin lỗi Chính phủ

Phó chủ nhiệm UB Kinh tế nhìn nhận báo cáo thẩm tra đánh giá chưa đầy đủ, gây cách hiểu thiếu chính xác và thay mặt UB Kinh tế xin lỗi Chính phủ.

Bộ ngành, địa phương sử dụng sai 1.952 tỷ đồng ngân sách

Bộ ngành, địa phương sử dụng sai 1.952 tỷ đồng ngân sách

Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách lưu ý tình trạng tái diễn chi sai chế độ, sử dụng sai nguồn kinh phí trong điều hành ngân sách. 

 

Công trình chục tỷ bỏ hoang: Xã phải tự bỏ tiền ra tu sửa

Công trình chục tỷ bỏ hoang: Xã phải tự bỏ tiền ra tu sửa

"Xã buông lỏng quản lý để người dân tự ý đập bỏ các công trình thì phải tự bỏ tiền ra để tu sửa, chứ không thể trông chờ vào ngân sách".

Vì sao tuyến đường sắt trên cao đội vốn 399 triệu USD?

Vì sao tuyến đường sắt trên cao đội vốn 399 triệu USD?

Chậm GPMB, Tổng thầu EPC Trung Quốc thiếu kinh nghiệm, bổ sung thêm một số hạng mục, phát sinh điều chỉnh… đã khiến cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đội vốn 339 triệu USD.

Thu Hằng