- Bộ trưởng KHCN Chu Ngọc Anh nhìn nhận tình trạng đề tài khoa học "đút ngăn tủ" là thực tế mà nhiều thế hệ Bộ KHCN rất trăn trở.

Chất vấn Bộ trưởng KHCN Chu Ngọc Anh chiều nay, ủy viên thường trực UB Pháp luật Nguyễn Trường Giang nêu kiến nghị của cử tri cho rằng thời gian qua có việc trùng lặp trong giao nhiệm vụ KHCN giữa bộ ngành, địa phương. Kết quả nghiên cứu các đề tài chưa được ứng dụng hiệu quả dẫn đến lãng phí nguồn lực rất lớn.

“Với vai trò Bộ trưởng KHCN xin Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của bộ trong vấn đề này như thế nào và giải pháp trong thời gian tới để xảy ra tình trạng này?”, ĐB Giang hỏi.

{keywords}
Ủy viên Thường trực UB Pháp luật Nguyễn Trường Giang

Nhà khoa học phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nhìn nhận, đây là hạn chế, trăn trở mà thực tế vẫn còn. Về quy định pháp luật, Bộ trưởng KHCN chịu trách nhiệm để tài cấp quốc gia; các bộ ngành, UBND tỉnh chịu trách nhiệm từ đầu vào đến nghiệm thu cũng như tiếp nhận kết quả...

{keywords}
Bộ trưởng KHCN Chu Ngọc Anh

Nói về giải pháp, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cũng bày tỏ “chúng tôi rất trăn trở” và cho hay từ việc thu thập, đăng ký đề tài, lưu giữ toàn bộ thông tin 100% đề tài cấp quốc gia khi nghiệm thu đều được công khai, minh bạch.

Hiện cơ sở dữ liệu quốc gia của chúng ta có 25.000 nhiệm vụ các cấp, 250.000 công bố trong và ngoài nước liên thông với quốc tế.

Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận đầu vào chưa nghiêm túc và cần tiếp tục tăng cường các giải pháp và thanh kiểm tra.

“Trong tinh thần đổi mới KHCN, trước hết nhà khoa học phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mình”, người đứng đầu ngành KHCN chia sẻ.

Cùng quan tâm đến vấn đề này, ĐB Hoàng Đức Thắng, Trưởng đoàn Quảng Trị muốn biết hàng năm ngân sách nhà nước bỏ ra bao nhiêu tiền cho thực hiện đề tài nghiên cứu KHCN.

“Bộ trưởng đánh giá thế nào về hiệu quả các đề tài này. Có hay không tình trạng các đề tài nghiên cứu khoa học “bỏ ngăn tủ”. Với trách nhiệm của mình Bộ trưởng làm gì để khắc phục tình trạng này?”, ĐB Thắng chất vấn.

“Đề tài bỏ ngăn tủ là cách ví von, nói thật nhiều thế hệ của Bộ KHCN trăn trở điều này. Với trách nhiệm từng đồng thuế của nhân dân nhìn một cách tổng thể, thấu đáo, có nghĩa chậm ứng dụng trong cuộc sống là lãng phí”, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh chia sẻ.

Ông mong ĐBQH chia sẻ một số đặc thù của ngành KHCN là có độ trễ, có rủi ro, có những nghiên cứu cơ bản chỉ phục vụ công ích. Nhiệm vụ của ngành là muốn giải quyết hệ thống việc này. Hiện, bộ đang tập trung rà soát lại, tái cơ cấu chuỗi nghiên cứu của KHCN, nghiên cứu cơ bản.

Về nguồn lực ngân sách, Bộ trưởng KHCN cho hay, đang chuyển động theo hướng tích cực.

Hiện nguồn ngân sách dành cho nhiệm vụ cấp quốc gia là 2.900 tỷ. Trách nhiệm với từng đồng thuế của dân, Bộ trưởng KHCN cho rằng cần quan tâm hơn đến việc huy động xã hội vào lĩnh vực này.

Ông dẫn chứng đã có 200 DN ngoài quốc doanh thành lập quỹ đổi mới DN 3.800 tỷ. Riêng Viettel hàng năm dành hơn 4.500 tỷ, lớn hơn số gần 3.000 tỷ dành cho nhiệm vụ quốc gia.

Chi 2% ngân sách cho KHCN

“Chia lửa” cùng Bộ trưởng Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, đối với lĩnh vực nghiên cứu KHCN thời gian qua đều được thực hiện đúng theo nghị quyết của QH là bố trí khoảng 2% tổng chi ngân sách mỗi năm cho lĩnh vực này.

{keywords}
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng

Cụ thể, giai đoạn 2006-2010, tổng chi ngân sách là 2.092.680 tỷ đồng, trong đó chi trực tiếp cho KHCN là 42.352 tỷ đồng (bằng 2,02%), gồm chi cho KHCN và công nghệ quốc phòng an ninh.

Giai đoạn 2011-2015, tổng chi ngân sách của cả nước là 4.760.500 tỷ đồng, trong đó chi trực tiếp từ ngân sách cho KHCN là 77.342 tỷ đồng, chi cho công nghệ quốc phòng an ninh 7.750 tỷ đồng và từ nguồn ưu đãi, thu nhập tính thuế của các DN là 18.470 tỷ đồng.

Tổng chi cho KHCN giai đoạn này là 95.812 tỷ đồng (bằng 2,01% tổng chi ngân sách). Tương tự, giai đoạn 2016, 2017, 2018 cũng đều được bố trí ngân sách tương đương ở mức 2% tổng chi ngân sách.

ĐB Nguyễn Sỹ Cương, Phó Chủ nhiệm UB Đối ngoại tranh luận về tình trạng kết quả nghiên cứu khoa học “bỏ ngăn tủ” vẫn còn diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết, để khắc phục và hạn chế tình trạng kết quả nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn “bỏ ngăn tủ”, Bộ đã có chỉ đạo rất quyết liệt về việc giảm các nghiên cứu cấp cơ sở.

Hiện các địa phương đã kiên quyết bỏ các đề tài nghiên cứu khoa học xã hội cấp cơ sở để dồn nguồn lực cho các nghiên cứu trọng điểm cấp tỉnh. Ngay một tỉnh nghèo như Hà Giang hiện cũng đã không còn các đề tài nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn cấp cơ sở mà tập trung cho các nghiên cứu thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh.

Đề tài 'đút ngăn kéo', lúc cần có rút ra được?

Đề tài 'đút ngăn kéo', lúc cần có rút ra được?

ĐB Trần Ngọc Vinh muốn bấm nút hỏi rõ Bộ trưởng liệu VN có cần khoa học “đút ngăn kéo” và khi cần có rút ra được để cạnh tranh với các nước hay không.

Nguyên Phó Thủ tướng: Có anh học giao thông lại làm ở bộ về khoa học

Nguyên Phó Thủ tướng: Có anh học giao thông lại làm ở bộ về khoa học

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan lưu ý, nếu cơ chế đào tạo, tuyển dụng công chức như hiện nay thì có mô tả vị trí việc làm cũng vô ích.

Đề tài khoa học xếp ngăn kéo vì đi trước thời đại

Đề tài khoa học xếp ngăn kéo vì đi trước thời đại

Bộ trưởng Nguyễn Quân thừa nhận có loại nghiên cứu "phải nằm trong ngăn kéo để chờ đợi phát triển của xã hội đến mức độ nhất định mới ứng dụng được”.

Bộ trưởng Khoa học nói về Đại tướng quân 'Hai lúa'

Bộ trưởng Khoa học nói về Đại tướng quân 'Hai lúa'

'Nếu cơ chế cho phép hỗ trợ ở mức như Chính phủ Campuchia thì chắc chắn người dân có thể sáng tạo ngay trên quê hương mình'.

Thu Hằng