- Liên quan đến việc 40 nhân tài ở Đà Nẵng xin ra khỏi nhà nước, trao đổi báo chí bên hành lang QH sáng nay, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân khẳng định chính sách trọng dụng nhân tài của Đảng và Nhà nước ta rất rõ.

Bộ trưởng cho biết, Nhà nước có chính sách trọng dụng những người học tập đạt thành tích tốt và đã được chứng minh trong thực tiễn về khả năng và năng lực cán bộ, trong điều kiện tuyển dụng đúng theo chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm.

Thứ 2 chúng ta phải bố trí đúng người, đúng việc chứ không phải là những người học giỏi, những người có trình độ, có bằng cấp mà bố trí bất cứ một lĩnh vực nào phải phù hợp với điều kiện vị trí việc làm.

Thứ 3 phải tạo cho được môi trường để họ phát huy năng lực, sở trường của mình và phải luôn theo dõi, tạo điều kiện hỗ trợ và giúp đỡ họ.

Cuối cùng phải có chính sách tạo điều kiện, đề bạt, bổ nhiệm, thậm chí cả chính sách về lương bổng, thu nhập.

{keywords}
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân

Nhân tài cũng phải qua kiểm nghiệm thực tế

Như ông nói, chính sách thu hút nhân tài đã rõ, tại sao các nhân tài đã được chọn, nhưng chỉ  sau một thời gian làm việc lại xin ra?

- Bản thân của trí thức trẻ và những người được trọng dụng trong chính sách đó cũng phải có thời gian kiểm nghiệm trong thực tế. Trong khi đề bạt bổ nhiệm phải có thời gian theo dõi tiếp tục nghiên cứu đến thời điểm chín muồi chúng ta mới thực hiện việc đề bạt.

Chính sách này chỉ thực hiện khi nào nhân tài đó chứng minh được bản lĩnh của mình, họ được bổ nhiệm đúng vị trí và phát huy được năng lực. Nếu trong thời gian nhất định mà không thể hiện được, không chứng minh được, không đáp ứng được yêu cầu thì xem như không áp dụng chính sách với người đó.

Thời gian qua những trường hợp được tuyển dụng mà áp dụng chính sách không đúng, thì Chính phủ, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo kiên quyết là phải xem xét xử lý và thu hồi.

Để đảm bảo theo mặt bằng chung là áp dụng đúng quy định của pháp luật là không tự trọng dụng trong từng điều kiện riêng của địa phương mà đặt ra những tiêu chí không phù hợp quy định của pháp luật.

Các đại biểu cũng phản ánh cơ quan nhà nước hiện nay phải linh hoạt như khối tư nhân để tạo cạnh tranh thu hút nhân tài?

- Tôi nghĩ chính sách cũng phải dựa trên 4 “trụ cột” quan trọng - đó là chúng ta bố trí đúng chuyên môn, đúng việc làm, đó cũng là chính sách. Thứ 2, chúng ta có chế độ đãi ngộ phù hợp trong điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và của ngành lĩnh vực. Ví dụ như vấn đề nhà ở, vấn đề lương, vấn đề quy hoạch đề bạt, bổ nhiệm.

Trụ cột thứ 3 là chúng ta phải tạo đủ mọi điều kiện để cán bộ phát huy năng lực, sở trường của mình, trên cơ sở đó phải được theo dõi, giúp đỡ, hỗ trợ để cán bộ phát huy được tài năng.

Thứ 4, không bắt buộc người ta phải ở với mình, trong khi mình không đáp ứng được tiêu chuẩn điều kiện, không sử dụng đúng sở trường và khả năng của người đó. Bởi vì nhân tài đó là tài sản chung của đất nước chứ không chỉ riêng của cơ quan đơn vị mình.

Như trường hợp của Đà Nẵng nhiều nhân tài vào đó nhưng vẫn làm hợp đồng, nên họ sẵn sàng ra đi và sẵn sàng đền bù hàng tỉ đồng để được ra khỏi bộ máy hành chính nhà nước.

Tuyển dụng nhân tài theo trường hợp đặc biệt chỉ 10-15%

Vậy theo ông có cơ chế nào để những nhân tài này vào được biên chế, công chức, ổn định tâm lý cho họ cống hiến?

- Theo tôi, hiện nay đi vào công chức chỉ có 2 phương thức. Một là tuyển dụng không qua thi tuyển và thứ hai là phải thi tuyển vào công chức.

Việc tuyển dụng không qua thi tuyển là những trường hợp hết sức đặc biệt. Mà sắp tới những trường hợp đặc biệt như thế là không nhiều, có thể là 10-15% thôi.

Vấn đề tuyển dụng qua thi là phổ biến để chúng ta tuyển dụng đúng nhân tài. Trong thời gian vừa qua, hầu hết công chức của chúng ta tập trung vấn đề đi vào một cơ quan nào đấy, đơn vị sự nghiệp nào đó chọn đúng thời điểm là 5 năm đủ các tiêu chí, điều kiện, để xét tuyển là chủ yếu mà không qua thi tuyển.

Như thế đối với những người thực sự có tài năng, thậm chí những em sinh viên mới ra trường, tôi nghĩ rằng nếu họ tự tin hãy đăng ký thi tuyển vào công chức.

Sắp tới Bộ Nội vụ chủ trương sẽ khuyến khích về vấn đề đặc biệt là thi tuyển vào công chức để chọn đúng nhân tài và tạo cơ hội cho tất cả mọi người.

Vấn đề xét tuyển, chỉ là những trường hợp thực sự đặc biệt. Đây không phải là vấn đề khuyến khích, phổ biến.

Câu chuyện ở Đà Nẵng họ bị những rào cản nhất định (tuổi trẻ, chưa có vị trí) nên không có điều kiện để phát huy năng lực. Vì vậy họ mới chán, muốn bỏ bộ máy hành chính ra làm các tập đoàn, công ty tư nhân?

- Tôi thấy bây giờ, đối với tri thức hiện nay, chúng ta không phải chỉ có con đường đi theo chức vụ. Mà công chức hiện nay là đi theo con đường chức nghiệp, tức là tạo mọi điều kiện để công chức có thể đi lên bằng khả năng, sở trường và chuyên môn của mình.

Nên trong cải cách tiền lương lần này, chúng ta có đặt vấn đề trả lương theo vị trí việc làm, tức là đã nhấn mạnh vấn đề chức nghiệp của công chức. Anh có thể là chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, thậm chí anh là chuyên gia, thì chế độ chính sách của anh cũng không thua kém gì so với những người có chức vụ lãnh đạo.

Chúng ta không nghiêng về vấn đề là phải đi theo con đường chính trị, tức là phải có chức vụ lãnh đạo.

Mỗi công chức đi theo con đường chức nghiệp theo trình độ chuyên môn của mình thì vẫn có con đường thăng tiến, cánh cửa này rộng mở hơn. Bởi chúng ta thấy, công chức thì nhiều, nhưng chức vụ lãnh đạo thì ít, như vậy điều kiên phát triển là chúng ta nghiêng về việc đi theo con đường phát triển sự nghiệp của mình bằng con đường chức nghiệp.

40 nhân tài Đà Nẵng xin nghỉ: Sẽ có đề án để công chức yên tâm cống hiến

40 nhân tài Đà Nẵng xin nghỉ: Sẽ có đề án để công chức yên tâm cống hiến

Trước việc 40 nhân tài ở Đà Nẵng xin thôi việc, ông Phạm Minh Chính cho biết, sẽ làm đề án để cán bộ, công chức yên tâm cống hiến.

Đà Nẵng: Sở mất đoàn kết, 2 năm không bổ nhiệm nổi phó giám đốc

Đà Nẵng: Sở mất đoàn kết, 2 năm không bổ nhiệm nổi phó giám đốc

Trong 2 năm qua, Sở KH-ĐT Đà Nẵng không bổ nhiệm được 2 vị trí phó giám đốc bị khuyết dẫn đến mất đoàn kết nội bộ.

Đà Nẵng ơi, vì đâu nên nỗi?

Đà Nẵng ơi, vì đâu nên nỗi?

“Lò lửa” do Tổng bí thư nhóm lên đang cháy rần rật, cho thấy dưới bề mặt của một “thành phố đáng sống” hóa ra có những con sóng ngầm.

Đãi ngộ xứng đáng, công chức không phải chạy đua theo chức vụ

Đãi ngộ xứng đáng, công chức không phải chạy đua theo chức vụ

Phó trưởng Ban Kinh tế TƯ Ngô Đông Hải đề nghị đãi ngộ xứng đáng để công chức yên tâm phấn đấu, không phải chạy đua theo chức vụ.

2021: Lương công chức, sỹ quan sẽ tăng mạnh

2021: Lương công chức, sỹ quan sẽ tăng mạnh

Chính sách lương mới sẽ được áp dụng với cán bộ, CCVC, LLVT từ 2021, mức thấp nhất bằng mức lương thấp nhất bình quân của khu vực DN.

Thu Hằng - Hương Quỳnh