- Nói về sự cần thiết của luật Biểu tình, luật sư Trương Trọng Nghĩa, ĐBQH đoàn TP.HCM cho rằng, càng phức tạp, càng nhạy cảm thì càng phải có luật để giải quyết.
Trao đổi với báo chí bên hành lang QH về vụ việc xảy ra tại Bình Thuận mấy ngày qua, ĐB Trương Trọng Nghĩa chia sẻ, bức xúc của người dân thể hiện bằng việc kéo đi biểu tình cho thấy người dân còn quan tâm, chia sẻ những vấn đề của đất nước thì đó là điều đáng quý.
Luật sư Trương Trọng Nghĩa, ĐBQH đoàn TP.HCM. Ảnh: Hoàng Anh |
“Nếu có những lực lượng nào đi xúi giục, kích bác, mua chuộc với ý đồ không tốt thì thế lực đó cần bị pháp luật trừng trị. Hành vi đó là trái pháp luật, người dân tự động, tự phát bày tỏ chính kiến, tâm tư nguyện vọng là tốt nhưng lợi dụng tình hình đi mua chuộc, đi kích động xuyên tạc là hoàn toàn sai”, ĐB Nghĩa nhấn mạnh.
ĐB TP.HCM một lần nữa nhấn mạnh, dù có luật hay không có luật Biểu tình nhưng lại có hành vi đập phá, đốt phá, cướp bóc, gây thương tích, dùng gậy gộc, bạo lực, đạp phá cửa, trèo rào xâm nhập vào các cơ quan, nhà máy, đốt phá… tất cả những điều đó là phạm pháp.
“Tất cả những hành vi đó dù vì bất cứ động cơ, lý do gì đều là phạm pháp và phải trừng trị nghiêm khắc. Không ai nói mất dân chủ, nhân quyền trong chuyện này cả”, ĐB Nghĩa nói.
Đã đến lúc phải có luật Biểu tình
Theo ông, nếu có luật như luật Biểu tình, liệu có kiểm soát được tình trạng quá khích như vừa qua?
Nhiều người quên rằng việc xây dựng luật Biểu tình là nằm trong Nghị quyết 49 năm 2005 của Bộ Chính trị. Đây là lý do vì sao yêu cầu QH phải xây dựng luật đó. Đây là Nghị quyết rất sáng suốt nhưng vì sao từ 2005 đến nay vẫn chưa ra đời được luật Biểu tình.
Đã có thời điểm, QH đã bắt tay xây dựng rồi nhưng có một số vướng mắc, khó khăn gì đó nên chưa làm như người nước ngoài thì sao, rồi một số yếu tố có tính kỹ thuật…
Nếu chưa làm thì mình phải tranh thủ ý kiến, đưa ra dân, đưa ra các chuyên gia rồi nghiên cứu, có những bước thử nghiệm nhất định thì vẫn có thể xây dựng được luật.
Qua các vụ giàn khoan 981, Formosa giờ tới việc này thấy rằng nhu cầu biểu tình là nhu cầu chính đáng, là quyền con người đã được Hiến pháp quy định. Chúng ta chưa có luật, như tôi hay nói là nợ người dân.
Tôi cho rằng đã đến lúc phải đưa luật này trở lại chương trình lập pháp, tôi không tin một đất nước Việt Nam thế này lại thua một số nước châu Phi.
Nhưng rõ ràng trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh tới đây vẫn không có bóng dáng luật Biểu tình?
Có thể là 1 kỳ, 2 kỳ, 3 kỳ thậm chí có thể tạm ngưng thành 4 kỳ nhưng cả QH tinh tuý thế này, cả nước Việt Nam với biết bao nhiêu chuyên gia, học giả, nhà quản lý mà không thể xử lý một số vấn đề của luật Biểu tình.
Món nợ của QH với cử tri
Ông từng nói luật Biểu tình là món nợ với cử tri và chính ông đã nhận định trước QH: "Nếu có nhiều luật quá, QH không làm kịp, không có đủ kinh phí, thời gian để làm thì cá nhân tôi sẽ nhận đứng ra vận động mọi người soạn luật Biểu tình"?
Đây là một trong những món nợ của QH với cử tri chứ không chỉ của cá nhân tôi. Cái khó khăn về thời gian, về nhân sự thì QH phải kêu gọi hội đoàn của mình, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, MTTQ Việt Nam và rất nhiều hội khác nữa, họ xúm vào chia sẻ.
Thậm chí tôi nghĩ nhiều người chẳng cần thù lao gì đâu, miễn chúng ta tổ chức, chia nhỏ công việc, có việc đặt hàng các chuyên gia, trí thức, nhà khoa học thì họ sẽ giúp thôi.
Có ý kiến cho rằng đây là vấn đề nhạy cảm nên có sự chần chừ trong suốt thời gian qua?
Tôi cho rằng quản lý xã hội bằng pháp luật là phương thức quản lý khoa học, văn minh, đúng với tư tưởng nhà nước pháp quyền, càng phức tạp, càng nhạy cảm thì càng phải có luật để giải quyết.
Nếu giải quyết không bằng luật sẽ phát sinh vấn đề: Đúng hay không, sai hay không. Chuyện biểu tình, tụ tập đông người là chuyện nhạy cảm đối với các nước chứ không riêng Việt Nam. Ngay nước Mỹ cũng vậy, chiếm Phố Wall, chiếm công viên trước Nhà Trắng... đều được xử lý bằng luật, khi có luật rồi không có cãi.
Tôi đã cung cấp cho ban soạn thảo tài liệu của nước ngoài, của Mỹ về cách xử lý đám đông, tụ tập đông người. Các lực lượng của họ đều được huấn luyện chặt chẽ, khi nào, tới đâu xử lý thế nào; nếu thay đổi, có tính bùng phát thì làm thế nào, cảnh sát được huấn luyện hết.
Nói về vụ việc xảy ra tại Bình Thuận, ĐB Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, cấp ủy, chính quyền địa phương và cơ quan liên quan phải hết sức bình tĩnh. “Đây là thời điểm vô cùng quan trọng, các thế lực thù địch rất dễ lợi dụng. Hôm nay tôi cũng đã trao đổi một số ĐB nói rằng, anh em cảnh sát cơ động đã thực hiện một nhiệm vụ chưa từng thấy. Rất nhiều người dân trước đó cũng không hiểu câu chuyện nên đã hùa theo, nhưng sau đó họ đã nói: 'Nhìn các chú, các em mức độ như thế này mới thấy bọn nó ác quá'”, ông Nhưỡng kể. Theo ông, ngay lúc này, đối thoại với người dân là giải pháp tốt nhất. Nhưng sau đó nhất định phải tìm ra những kẻ chủ mưu, những kẻ đứng sau, kẻ mà chúng ta gọi là "đẩy người khác vào bụi" thì phải xử lý nghiêm. |
Rất cần luật biểu tình, tránh tự phát
ĐB Dương Trung Quốc cho rằng rất cần luật biểu tình để người dân có thể bày tỏ ở đúng nơi, đúng chỗ, đúng mức độ, tránh quá khích.
Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về tình hình an ninh trật tự
Thủ tướng họp với một số bộ, ngành và địa phương để triển khai các giải pháp nhằm không để tái diễn tình trạng mất trật tự, an ninh, an toàn xã hội.
Công an TP.HCM: Tổ chức phản động đứng sau người dân xuống đường gây rối
Công an TP.HCM xác định có các thành phần, tổ chức phản động đứng phía sau xúi giục, kích động người dân xuống đường tụ tập.
Bộ Công an thông tin về các vụ gây rối
Bộ Công an đã chỉ đạo công an các địa phương tham mưu cho chính quyền có biện pháp chủ động không để xảy ra các vụ việc tương tự.
Công an Hà Nội: Không chấp nhận hành vi đốt phá như ở Bình Thuận
Đại diện Công an Hà Nội nhấn mạnh: Không thể chấp nhận hành vi đốt phá như ở Bình Thuận và các địa bàn khác.
'QH sẽ vinh dự nếu trả nợ được dân luật Biểu tình'
Đại biểu QH nhấn mạnh sự cấp bách phải xây dựng, thông qua luật Biểu tình.
Thu Hằng - Thuý Hạnh