- Trao đổi với báo chí bên lề QH chiều nay về việc Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) cấp phép cho hàng loạt ca khúc cách mạng, trong đó có bài Tiến quân ca (Quốc ca), ĐB Dương Trung Quốc cho rằng đã là sản phẩm đi vào đời sống từ lâu thì không cần làm những thủ tục cấp phép.
Theo ĐB Dương Trung Quốc, việc cấp phép cho bài Tiến quân ca là không cần thiết.
Ông cho rằng cái cần nhất là xử lý những di sản có tính lịch sử phải giải quyết còn như các bài ca cách mạng, hát từ bao lâu nay rồi thì không cần phải can thiệp.
ĐBQH Dương Trung Quốc |
Chức năng của Cục đúng là kiểm soát các hoạt động có tính chất kinh doanh hoặc công cộng nhưng không phải cấp phép là cách duy nhất.
"Bộ VH-TT&DL cần xác định lại cho rõ chức năng của Cục Nghệ thuật biểu diễn là gì. Việc cấp phép này cũng rất vất vả cho cả người làm cũng như người khác nữa. Tức là làm phiền lẫn nhau", ĐB Dương Trung Quốc nhấn mạnh.
Nói về việc cấp phép các tác phẩm văn hóa nghệ thuật, ông cho rằng, có thể cấp phép cho từng chương trình một.
"Ví dụ, hôm nay công ty tôi biểu diễn thì cơ quản lý nhà nước xem lại những bài hát có chuẩn không, chứ không phải những bài hát được cấp phép chưa", ông Quốc dẫn chứng.
Theo ĐB Dương Trung Quốc, những bài hát chưa được cấp phép là do có yếu tố lịch sử. Ví dụ như những bài hát sáng tác trước năm 1975.
"Tôi cũng rất muốn, việc này, ngành Văn hóa cần làm ngay, tất cả chứ không phải chờ cấp phép nhỏ giọt", ông nói.
Bởi ông cho rằng, tính từ thời điểm giải phóng miền Nam đến nay đã có hơn 40 năm. Chúng ta có cả một cơ chế, viện nghiên cứu, chuyên gia... họ có thể đánh giá lại di sản âm nhạc để thấy cái gì hợp, không hợp để có kiến nghị.
Cục Nghệ thuật biểu diễn có thể dựa vào kết quả ấy để cấp phép chứ không phải là người có quyền, cho phép.
ĐB Quốc cũng cho rằng cần tổ chức các đề tài nghiên cứu để đánh giá toàn bộ di sản, trở thành cơ sở khoa học để xử lý thì tốt hơn là làm nhỏ giọt.
Bài hát Tiến quân ca vừa mới được Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép |
Trước đó, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch) vừa có văn bản số 278/GP - NTBD cấp phép phổ biến cho hơn 300 ca khúc được phổ biến rộng rãi. Trong 300 ca khúc này, chủ yếu là các ca khúc nhạc cách mạng. Bên cạnh bài 'Như có Bác trong ngày vui đại thắng' còn có rất nhiều ca khúc quen thuộc khác: 'Chào em cô gái Lam Hồng', 'Biết ơn Võ Thị Sáu', 'Bộ đội về làng', 'Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây', 'Tiếng hát giữa rừng Pác Bó'...
Đặc biệt, ngay cả bài Tiến quân ca (Quốc ca) của cố nhạc sĩ Văn Cao cũng vừa được Cục này cấp phép "cho phổ biến rộng rãi".
Sếp lĩnh xướng nhân viên hát chế phản cảm lời Quốc ca
Nhiều khách dự tiệc ở nhà hàng khu du lịch Bình Qưới 1 (TP.HCM) không khỏi bất bình khi chứng kiến hàng trăm nhân viên hệ thống siêu thị dự án bất động sản STDA cùng đồng ca bài hát “Cen ca” được chế lời từ bài Quốc ca.
Công an truy 'tác giả' chế lời Quốc ca gây phản cảm
Nhiều chứng cứ cho thấy những người chủ trương hát “Cen ca” chế lời Quốc ca gây phản cảm đã chuẩn bị kỹ trước khi lĩnh xướng 500 nhân viên hát tại khu du lịch Bình Quới 1, TP.HCM.
Đề xuất thay lời cho quốc ca
ĐB Huỳnh Thành đề nghị sửa nội dung lời quốc ca "đường vinh quang xây xác quân thù" cho phù hợp với thời kỳ phát triển mới của đất nước.
Hà Nội yêu cầu hát Quốc ca khi chào cờ từ 1/8
Từ 1/8, Hà Nội sẽ triển khai nền nếp việc tổ chức nghi thức chào cờ Tổ quốc, hát Quốc ca và sinh hoạt dưới cờ vào mỗi sáng thứ hai hằng tuần.
12.000 thanh niên hát Quốc ca dưới cờ Tổ quốc
Quảng trường khu liên hiệp thể thao Mỹ Đình sáng nay rực màu áo đỏ và vàng của 12.000 bạn trẻ.
Thu Hằng