- ĐBQH tranh luận gay gắt chủ đề người dân có thể trở thành người tiêu dùng thông thái khi bủa vây là thực phẩm không an toàn?

Không khí hội trường QH chiều nay sôi nổi hẳn khi hàng loạt ĐB giơ biển tranh luận quanh chủ đề “người tiêu dùng thông thái” khi thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) giai đoạn 2011-2016.

ĐB Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, không nên nói quá nhiều đến các biện pháp hành chính mà cần xây dựng người tiêu dùng thông thái.

“Vì hơn ai hết, người tiêu dùng hiểu được thế nào là thực phẩm sạch và việc dùng thực phẩm an toàn có lợi thế nào với sức khoẻ”, ĐB Nhưỡng nói.

Giơ biển tranh luận, ĐB Thái Trường Giang (Cà Mau) cho rằng, việc đòi hỏi người tiêu dùng phải thông minh, thông thái là rất khó khi len lỏi xung quanh luôn có những người sản xuất, kinh doanh rất ác độc.

Ông đề nghị phải tăng nặng hình phạt với vi phạm ATTP, việc xử lý tù 20 năm là chưa thoả đáng.

Vị ĐB dẫn chứng, trong giai đoạn 2011-2016 chỉ xử lý được 1 vụ hình sự với 3 bị cáo trong số 90 vụ, 148 bị cáo phạm tội về ATTP là quá ít.

"Tôi không hiểu thông minh cỡ nào khi ra đường ăn, nhòm đâu cũng thấy không an toàn”, ĐB nhấn mạnh.

{keywords}
ĐB Nguyễn Thái Học. Ảnh: Hoàng Anh

Cùng quan điểm, ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) nói: “Nếu chúng ta đòi người tiêu dùng thông minh, thông thái thì người dân sẽ thấy rất buồn”.

Ông phân tích, thông minh, thông thái phải phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh nhất định, chứ nông dân đói phải ăn, khát phải uống, không còn lựa chọn nào khác.

"Thực tế, công tác quản lý của chúng ta chưa tốt. Thanh tra, kiểm tra còn thụ động, không thể phát hiện thực phẩm tốt hay không tốt và chỉ xử lý được 20% sai phạm. Khi chúng ta làm chưa tốt, đòi người tiêu dùng thông minh, thông thái là không thể đáp ứng được", ĐB Học gay gắt.

ĐB Quách Thế Tản (Hoà Bình) đề xuất, ngoài xây dựng “người tiêu dùng thông thái” cần bổ sung khẩu hiệu “người sản xuất, kinh doanh thực phẩm có lương tâm” để nhắc nhở, cảnh báo với cộng đồng.

Làm rõ thêm những vấn đề ĐB quan tâm, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, khó khăn nhất hiện nay là truy tìm nguồn gốc thực phẩm vì chợ cóc tràn lan, nên trong thời gian tới cần “sáng tạo trong truy tìm nguồn gốc sản phẩm”.

{keywords}
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến làm rõ những vấn đề ĐB quan tâm. Ảnh: Minh Quang

Bộ trưởng Tiến thừa nhận tình trạng mất an toàn thực phẩm có trách nhiệm của cơ quan quản lý các cấp. Nhưng doanh nghiệp, người sản xuất cũng chưa coi trọng sức khoẻ người tiêu dùng, không thực hiện nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm.

“Nên mới có chuyện 2 chuồng lợn, 2 chuồng gà, 2 luống rau, bơm hoá chất vào tôm, dùng thịt ôi làm ruốc…”, Bộ trưởng Y tế dẫn chứng.

Do đó bà cho rằng cần phải kêu gọi lương tri của người sản xuất để không vì lợi nhuận mà cố tình làm trái pháp luật, bất chấp tính mạng người tiêu dùng.

Phát biểu cuối buổi thảo luận, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phân tích, để làm được người tiêu dùng thông thái, cần phải thiết lập hệ thống đo kiểm dựa trên các tiêu chuẩn để người dân phân biệt được đâu là thực phẩm an toàn, không an toàn.

{keywords}
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: Hoàng Anh

“Việc này không chỉ nằm trong các phòng thí nghiệm ở các bộ mà cần huy động hệ thống phòng thí nghiệm của các doanh nghiệp, phải tăng cường để có trang thiết bị kiểm định, kiểm chuẩn ở các chợ đầu mối và thậm chí ở các siêu thị để người dân có điều kiện được xác minh”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng cho biết, thời gian tới, sẽ mở rộng thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP ra một số tỉnh thành.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến việc thực thi nghiêm pháp luật, mở rộng thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm ra thêm 7 tỉnh, thành như Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Thanh Hoá, Hà Tĩnh...

Chồng chéo, 3 bộ quản lý một sợi bún

Chồng chéo, 3 bộ quản lý một sợi bún

ĐB tỉnh Bình Dương chỉ ra điểm bất cập trong quản lý an toàn thực phẩm khi 3 bộ cùng quản lý chất lượng bún.

Con cá lên mâm 5 bộ quản, cách nào giám sát trách nhiệm?

Con cá lên mâm 5 bộ quản, cách nào giám sát trách nhiệm?

Một con cá lên mâm người dân có đến 5 bộ tham gia. Việc pháp luật quy định không rõ thẩm quyền sẽ khó giám sát trách nhiệm. 

Bộ trưởng Y tế: Ung thư chết nhiều không phải do thực phẩm bẩn

Bộ trưởng Y tế: Ung thư chết nhiều không phải do thực phẩm bẩn

Bộ Y tế mời chuyên gia trong và ngoài nước làm rõ nguyên nhân 70.000 ca ung thư chết mỗi năm không phải do thực phẩm bẩn.

Thực phẩm bẩn và phát ngôn đầy âu lo của quan chức

Thực phẩm bẩn và phát ngôn đầy âu lo của quan chức

Cùng VietNamNet điểm lại phát ngôn đầy lo lắng của một số cán bộ về tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bộ trưởng Cao Đức Phát xin lỗi nhân dân

Bộ trưởng Cao Đức Phát xin lỗi nhân dân

Bộ trưởng NN&PTNT gửi lời xin lỗi nhân dân vì phát ngôn “đa số thực phẩm của chúng ta an toàn nhưng nhân dân không biết” tại QH tuần qua.

Thúy Hạnh