- QH thông qua luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật Hình sự 2015, điều chỉnh thu hẹp một phần phạm vi trách nhiệm hình sự của người bào chữa so với công dân khác trong việc không tố giác tội phạm.

Chiều nay, QH đã biểu quyết thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 2015 với tỷ lệ phiếu tán thành 88,39% (434/457).

Đồng thời, QH đã biểu quyết thông qua 3 điều luật: Sửa đổi, bổ sung khoản 2 điều 12 - Trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi của BLHS năm 2015 (khoản 3 điều 1 của dự thảo luật); Sửa đổi, bổ sung điều 19 - Không tố giác tội phạm của BLHS năm 2015 (khoản 5 điều 1 của dự thảo luật) và bổ sung điều 217a - Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp (khoản 51 điều 1 của dự thảo luật).

{keywords}
Các ĐBQH bấm nút biểu quyết

Riêng việc sửa đổi, bổ sung điều 19 (không tố giác tội phạm) được 415/459 ĐBQH tán thành (84,52%).

Trước đó, Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga cho biết quan điểm của UB Thường vụ QH. Theo đó, về nguyên tắc, với tư cách là công dân, người bào chữa có nghĩa vụ bình đẳng như mọi công dân khác trong việc tố giác tội phạm.

Nguyên tắc này đã được Hiến pháp ghi nhận và được thể chế hóa trong các luật về tư pháp từ trước đến nay.

Trong suốt hơn 30 năm (1985 - 2015), chính sách của Nhà nước về trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm của người bào chữa được xác định như mọi công dân khác và được điều chỉnh chung trong quy định “Người nào” của BLHS năm 1985 và năm 1999 .

Khi thông qua BLHS 2015, QH đã có sự điều chỉnh hợp lý hơn chính sách này theo hướng thu hẹp một phần phạm vi trách nhiệm hình sự của người bào chữa so với công dân khác trong việc không tố giác tội phạm.

“Việc Nhà nước không miễn trừ hoàn toàn trách nhiệm của người bào chữa xuất phát từ mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng nên trong một số trường hợp người bào chữa vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm của chính người mà mình bào chữa”, Chủ nhiệm UB Tư pháp lý giải.

Tuy nhiên, quá trình soạn thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 2015, vấn đề này tiếp tục có những ý kiến trái chiều. UBTVQH tiếp thu một phần ý kiến của ĐBQH, Liên đoàn Luật sư Việt Nam chỉnh lý điều luật theo hướng thu hẹp hơn phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người bào chữa về hành vi không tố giác tội phạm.

Cụ thể, khoản 3 điều 19 quy định: Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa.

Cùng với đó, QH đã thông qua Nghị quyết về việc thi hành BLHS số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13. Các bộ luật và luật nói trên sẽ có hiệu lực từ 1/1/2018.

Chiều cùng ngày, QH thông qua dự án luật Cảnh vệ với 455/462 đại biểu đồng ý.

Chỉ xin lỗi công khai khi người oan sai yêu cầu

Chỉ xin lỗi công khai khi người oan sai yêu cầu

Luật quy định, việc xin lỗi, cải chính công khai chỉ phải thực hiện khi người bị oan có yêu cầu.

23.000 tỷ để giải phóng mặt bằng xây sân bay Long Thành

23.000 tỷ để giải phóng mặt bằng xây sân bay Long Thành

Tổng kinh phí cho công tác giải phóng mặt bằng, bao gồm xây dựng hạ tầng 2 khu tái định cư và khu nghĩa trang khoảng 23.000 tỷ đồng.

Quốc hội phê chuẩn 2 thẩm phán TAND Tối cao

Quốc hội phê chuẩn 2 thẩm phán TAND Tối cao

Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tiền Giang Lê Hồng Quang và Phó Chánh án TAND Cấp cao tại Hà Nội Nguyễn Văn Tiến được phê chuẩn làm Thẩm phán TAND Tối cao.

Thanh tra Chính phủ phản hồi tranh luận của ĐB Nhưỡng về Đồng Tâm

Thanh tra Chính phủ phản hồi tranh luận của ĐB Nhưỡng về Đồng Tâm

Tổng TTCP vừa có văn bản gửi Chủ tịch QH báo cáo 3 vụ khiếu nại, tố cáo, trong đó có vụ Đồng Tâm mà ĐB Lưu Bình Nhưỡng tranh luận.

Tố cáo qua email có ký tên có thể được giải quyết

Tố cáo qua email có ký tên có thể được giải quyết

Để tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền tố cáo, có thể mở rộng thêm 2 hình thức: thư điện tử có ký tên, chữ ký điện tử.

Thu Hằng