- Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng việc nhiều ĐBQH bị bãi nhiệm, thôi nhiệm vụ, mất quyền ĐBQH thời gian qua là điều không mong muốn và cần rút kinh nghiệm sâu sắc trong quá trình bầu cử ĐBQH nhiệm kỳ tới.

Nhiều câu hỏi liên quan việc bãi nhiệm, cho thôi nhiệm vụ ĐBQH đối với nhiều ĐB trong thời gian qua được báo chí đặt câu hỏi với Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc tại họp báo về dự kiến chương trình kỳ hợp thứ 5 của QH khoá 14 sáng nay. 

{keywords}
Họp báo sáng nay. Ảnh: Phạm Hải

Báo Tuổi Trẻ: Trường hợp bà Phan Thị Mỹ Thanh đã bị Thanh tra Chính phủ kết luận có sai phạm, Ban Bí thư cũng đã quyết định cách hết chức vụ trong Đảng và nhiều cử tri công khai bày tỏ mất tín nhiệm đối với bà Thanh, vì sao Uỷ ban TVQH lại áp dụng cho bà Thanh thôi nhiệm vụ mà không bãi nhiệm?

Về trường hợp ĐBQH Đinh Thế Huynh, 2 năm qua ông Huynh không tham gia các hoạt động của QH, như vậy ông Huynh có còn đủ điều kiện ĐBQH hay không?

- Ngày 4/5, trên cơ sở kết luận của Uỷ ban Kiểm tra TƯ, Ban Bí thư đã có thông báo về việc Đảng đoàn QH làm thủ tục bãi miễn bà Phan Thị Mỹ Thanh.

Trong cùng ngày hôm đó, bà Thanh có đơn có thể do vấn đề sức khoẻ, do bị kỷ luật về Đảng nên khủng hoảng tinh thần, sức khoẻ giảm sút nên có đơn đề nghị được cho thôi nhiệm vụ ĐBQH.

Sau đó, Đảng đoàn Quốc hội có báo cáo Ban Bí thư, sau khi cân nhắc về nhiều mặt, Ban Bí thư đã có quyết định đồng ý chấp nhận đơn của bà Thanh để Đảng đoàn Quốc hội cho thôi ĐBQH.

{keywords}
Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc. Ảnh: Phạm Hải

Về nguyên tắc, việc cho thôi này thuộc thẩm quyền của Quốc hội nhưng trong thời gian Quốc không họp thì Uỷ ban Thường vụ QH có quyền cho thôi và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Ngày mai chúng tôi sẽ có báo cáo với Quốc hội về kết quả cho thôi nhiệm vụ ĐBQH của bà Thanh. Việc này đúng pháp luật.

Trong quá trình thực hiện, căn cứ vào hồ sơ liên quan quan báo cáo của thường trực Uỷ ban TƯ MTTQ VN, báo cáo đề nghị của MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai và báo cáo của đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai, tất cá các cơ quan đều đồng thuận để Uỷ ban Thường vụ QH cho bà Thanh thôi nhiệm vụ ĐBQH.

Về trường hợp ông Đinh thế Huynh là cán bộ thuộc diện Bộ chính trị quản lý nên công tác tác bộ do Bộ Chính trị quản lý, Đảng đoàn QH sẽ xem xét khi các cơ quan của Bộ Chính trị có ý kiến.

VnEconomy: Nhiệm kỳ này không chỉ riêng bà Phan Thị Mỹ Thanh không còn đươc làm ĐBQH. Khá nhiều trường hợp khác, việc vi phạm pháp luật đều không diễn ra khi QH đang họp, nhưng Ủy ban Thường vụ QH lại đưa người này ra để QH bãi miễn nhưng lại dùng quyền của mình để cho người khác thôi nhiệm vụ ĐBQH. Với trường hợp của bà Phan Thị Mỹ Thanh, cử tri rất bức xúc, bất bình. Điều này liệu có tạo dư luận trong cử tri rằng Ủy ban Thường vụ QH có ưu ái người này, nghiêm khắc với người khác không?

- Vậy phóng viên cho biết cụ thể xem Thường vụ QH có ưu ái ai không? Theo nguyên tắc thì thực hiện theo quy định của Luật thôi, chúng ta không ưu ái ai cả, không có vùng cấm nào cả, mức độ đến đâu thì xử lý, rất nghiêm túc.

Hơn nữa là chấp hành chỉ đạo của cơ quan quản lý cán bộ. Các trường hợp xử lý chúng ta làm rất nghiêm túc, kể cả trường hợp cho thôi ĐB hay bãi miễn... chúng ta đều làm theo đúng quy định của pháp luật. Trong phòng chống tham nhũng, trong kỷ luật, Ủy ban Thường vụ QH hay QH đều rất nghiêm túc.

VietNamNet: Chỉ nửa khoá nhưng có rất nhiều ĐBQH bị bãi nhiệm, thôi nhiệm vụ ĐBQH. Hầu hết các ĐB này đều là những trường hợp vi phạm pháp luật trước đó. Vậy QH có rút kinh nghiệm gì trong quá trình xem xét, giới thiệu các ứng viên để bầu vào ĐBQH, tránh những trường hợp đáng tiếc như vừa qua?

- Phóng viên nêu rất đúng, cái này là cái chúng ta cần rút kinh nghiệm. Chúng ta cũng không muốn những việc như vậy xảy ra.

Trong quá trình bầu cử ĐBQH, những quy định liên quan đến đến bầu cử, thẩm tra hồ sơ, kiểm tra… cần phải rút kinh nghiệm. Nhiệm kỳ tới đây, khi tiến hành bầu cử thì cũng phải có những thẩm tra sâu sắc hơn nữa.

Thật ra có những vụ việc chúng ta không thể phát hiện ngay được, trong quá trình làm từ dưới cơ sở, các cử tri nhân dân giới thiệu lên, các cơ quan chức năng thẩm tra xem xét. Khâu này, qua một số trường hợp vừa qua chúng ta cần rút kinh nghiệm sâu sắc.

Ông Lê Bộ Lĩnh, Phó Tổng thư ký QH cho biết, kỳ họp thứ 5 của QH sẽ khai mạc vào ngày vào sáng ngày 21/5 và bế mạc vào chiều ngày 15/6 (kéo dài 20 ngày không kể ngày nghỉ).

Kỳ họp này, QH sẽ dành 12 ngày để xem xét, thông qua 8 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 8 dự án luật khác.

Cụ thể, các dự án luật được QH xem xét, thông qua, gồm: luật Tố cáo (sửa đổi); luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc; luật Đo đạc và bản đồ; luật Cạnh tranh (sửa đổi); luật An ninh mạng; luật Quốc phòng (sửa đổi); luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thể dục, thể thao; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến luật Quy hoạch.

Các dự án luật được QH thảo luận, cho ý kiến, gồm: luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); luật Công an nhân dân (sửa đổi); luật Chăn nuôi; luật Trồng trọt; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Đặc xá; luật Cảnh sát biển; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH.

Các nghị quyết được QH xem xét, thông qua, gồm: Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018.

Ngoài ra, tại kỳ họp này, QH sẽ xem xét báo cáo về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước; xem xét thông qua nghị quyết về giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN và cổ phần hóa DN nhà nước giai đoạn 2011-2016.

Đồng thời, QH cũng xem xét, thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát và việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của QH năm 2019; Xem xét, quyết định về công tác nhân sự…
Ông Lĩnh cũng cho biết, phiên chất vấn lần này áp dụng hỏi ngắn, đáp gọn. Cụ thể, người hỏi không quá 1 phút, trả lời không quá 3 phút mỗi câu hỏi và gôm 3 câu hỏi trả lời một lần.

 

Ông Đinh La Thăng, Nguyễn Quốc Khánh mất quyền đại biểu QH

Ông Đinh La Thăng, Nguyễn Quốc Khánh mất quyền đại biểu QH

Ông Đinh La Thăng và ông Nguyễn Quốc Khánh đương nhiên mất quyền đại biểu QH kể từ ngày Hội đồng xét xử phúc thẩm tuyên có tội.

Thường vụ QH cho bà Phan Thị Mỹ Thanh thôi nhiệm vụ ĐBQH

Thường vụ QH cho bà Phan Thị Mỹ Thanh thôi nhiệm vụ ĐBQH

Văn phòng QH vừa phát đi thông báo cho biết UB Thường vụ QH đã có nghị quyết cho bà Phan Thị Mỹ Thanh thôi làm nhiệm vụ ĐBQH kể từ ngày 14/5.

Bà Phan Thị Mỹ Thanh xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu QH

Bà Phan Thị Mỹ Thanh xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu QH

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai Phan Thị Mỹ Thanh vừa có đơn xin thôi làm nhiệm vụ ĐBQH.

Giới thiệu cán bộ sai, tổ chức đảng phải bị kỷ luật

Giới thiệu cán bộ sai, tổ chức đảng phải bị kỷ luật

Để Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, bà Phan Thị Mỹ Thanh thăng tiến lên vị trí cao, giới thiệu trúng cử ĐBQH, tổ chức đảng phải bị kỷ luật?

Ông Võ Kim Cự thôi làm đại biểu Quốc hội

Ông Võ Kim Cự thôi làm đại biểu Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết cho ông Võ Kim Cự thôi nhiệm vụ ĐBQH khóa 14.

Thu Hằng