- ĐB Dương Minh Tuấn, Phó trưởng đoàn chuyên trách tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng, thời gian qua phụ huynh ở một số địa phương rất dị ứng với từ "thực nghiệm", "thử nghiệm" hay "thí điểm" và thắc mắc tại sao lại mang con họ ra làm “chuột bạch”.

Điển hình như mô hình trường học mới VNEN áp dụng thí điểm chưa thông qua QH, UB Thường vụ QH hay Chính phủ mà văn bản cao nhất là công văn của Thủ tướng triển khai từ 2012-2015. Đến nay lại triển khai đại trà ở 54 tỉnh, thành với 5.200 trường học nhưng kết quả mang lại đến giờ chưa có tổng kết mặt được.

{keywords}
ĐB Dương Minh Tuấn, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Minh Đạt

Tuy nhiên, nhiều địa phương không muốn con em học theo mô hình này nên phụ huynh làm đơn xin không tiếp tục học mô hình này.

“Cá biệt có địa phương cả huyện 100% phụ huynh không đồng tình cho con em học và thắc mắc: Tại sao lại mang con tôi ra làm “chuột bạch” thí điểm”, ĐB Tuấn nói và cho rằng, dù Bộ có công văn yêu cầu các trường khi đảm bảo đủ điều kiện thì tiếp tục thực hiện, đối với trường chưa đủ thì dừng triển khai nhưng việc này đã ảnh hưởng đến cả một thế hệ học sinh.

“Một vấn đề đặt ra mà chúng ta gọi là thí điểm hay thực nghiệm tức là triển khai không thành công thì đổi chương trình khác. Đó là cách làm của chúng ta còn đối với học sinh không phải là học thử mà chỉ có một cửa duy nhất, đó là học thật vì nếu học không được chẳng lẽ phải ở lại lớp để học chương trình khác”, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phân tích.

ĐB Tuấn đề nghị phải quy định đối tượng ấn định tỷ lệ phần trăm tối đa đối với cơ sở giáo dục thực hiện thí điểm và cấp có thẩm quyền cho phép thí điểm cũng như phạm vi đối tượng.

Đổ đầy nhiều hơn là thắp sáng

Góp ý về sách giáo khoa, ĐB Tuấn nhắc đến việc dự thảo quy định một môn học có thể có nhiều sách giáo khoa và cơ sở giáo dục được lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng và lo ngại: “E rằng việc chọn nhiều sách dẫn đến "đa thư loạn mục", không đảm bảo tính thống nhất và ăn khớp của toàn nền giáo dục”. Ông  đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu thêm quy định này.

Đề cập đến giá sách, ông dẫn chứng hàng loạt điều khó hiểu như sách giáo khoa lớp 6 giá thị trường đang bán là 14.500 nhưng cơ sở giáo dục chọn một giáo trình khác về môn Anh văn cũng lớp 6 mà có trường không dạy, dạy chương trình i-Learn Smart World gồm 2 cuốn, một cuốn 96.000, một cuốn 93.000 tổng là 160.000 so với bên này là gấp 10 lần.

“Như vậy, cả 2 trường ở gần nhau, cùng một địa bàn mà một bên chọn trường này, con em có một môn phải chọn là 14.000, bên kia phải chọn 160.000. Như vậy, người ta có thắc mắc về vấn đề này hay không?”, ông đặt vấn đề và dẫn chứng nhiều trường hợp tương tự và đề nghị QH, ban soạn thảo dự luật quy định rõ giá sách, không lệch nhau quá nhiều.

“Mục tiêu giáo dục hiện nay chúng ta đang gắn việc giáo dục ngang bằng với việc đánh giá học sinh sinh viên bằng điểm số các môn học qua các kỳ thi. Nền giáo dục của ta đang làm việc đổ đầy nhiều hơn là thắp sáng, các chương trình giáo dục nặng về nhồi nhét kiến thức”, ĐB Ngô Thị Kim Yến - Đà Nẵng góp ý.

{keywords}
ĐB Ngô Thị Kim Yến - Đà Nẵng. Ảnh: Minh Đạt

Bà dẫn chứng, trong chương trình đánh giá học sinh quốc tế Pisa từ tổ chức hợp tác và phát triển quốc tế đã chỉ ra kết quả của học sinh Việt Nam đã vượt qua các học sinh trong khu vực và liên tục vượt trội so với học sinh các nước Mỹ, Anh trong các bài kiểm tra toán và khoa học.

Nhưng thực tế học sinh Việt Nam rất yếu kém kỹ năng, hiểu biết cuộc sống và nhất là trình độ ngoại ngữ. Tất cả những yếu kém này khó có cơ hội cho người Việt Nam hòa nhập trên thế giới tiến bộ.

“Tôi đề nghị bổ sung vào mục tiêu đào tạo kỹ năng và mục tiêu giáo dục là phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, kỹ năng, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp”, ĐB Yến nói và cho rằng, cơ quan soạn thảo thiết kế nội dung chương trình sách giáo khoa và chuẩn đầu ra phải khắc phục hạn chế yếu kém nêu trên.

Cách đặt những viên gạch đầu tiên thật sự chưa ổn

ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) nhắc lại điều 2 của luật hiện hành và dự luật này vẫn xem đạo đức là giá trị cốt lõi đầu tiên của giáo dục và đặt vấn đề: “Thực tế những điều ấy đã thực sự len lỏi vào ngóc ngách tâm hồn để kiến tạo nên nhân cách cho một đứa trẻ hay không vẫn còn chờ câu trả lời. Bởi tri thức có thể đi vào đầu nhưng đạo đức của người dạy và cả người học lại xuất phát từ con tim”.

{keywords}
ĐB Phạm Trọng Nhân. Ảnh: Minh Đạt

Ông kể hàng loạt chuyện "không lạ gì" như đề tập làm văn yêu cầu tả cảnh biển dù học sinh chưa một lần đến biển, nếu bé chỉ viết câu "con chưa từng đi biển nên không biết tả biển ra sao" thì ai cũng đoán được điểm sẽ như thế nào. Nhưng bé đó nếu biết lấy ý tưởng từ sách tham khảo mà đạt được điểm tốt thì đau lòng thay.

"Một khi những bài học đầu đời đã hướng cho trẻ cách làm như thế mà không cảm thấy hổ thẹn thì liệu mầm mống các vấn nạn xã hội có phải từ đây. Tôi tin rằng không một nền giáo dục nào lại có ý định cho ra đời một sản phẩm như thế”, ông chia sẻ và thốt lên: “Lạ thay, khi phương pháp giáo dục bao năm nay dường như được vận hành như vậy”.

ĐB tỉnh Bình Dương đề cập đến cách thức đánh giá hạnh kiểm học sinh và băn khoăn: “Vì sao có quy định cho phép nhà trường làm tổn thương tinh thần trẻ con như thế? Những vết khắc đạo đức, hạnh kiểm khá, trung bình, yếu theo quy định tại thông tư 58 về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông không đơn giản sẽ xếp lại sau khi các em rời ghế nhà trường mà sẽ còn mãi trong ký ức”.

Theo ĐB Nhân, mức hạnh kiểm đó không phải lỗi của các em mà trước tiên là sự thất bại không chỉ riêng của giáo dục mà của cả gia đình và xã hội.

“Bác Hồ đã từng nói "Thiện, dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên". Cách đặt những viên gạch đầu tiên cho nền tảng đạo đức, những kỹ năng cơ bản về phương pháp tư duy, nhận thức, sáng tạo có điều gì đó chưa thật sự ổn”, ông nói.

Nữ thiếu tá công an: Lo con cháu trở thành robot vô cảm

Nữ thiếu tá công an: Lo con cháu trở thành robot vô cảm

Tài năng như vị trí bộ trưởng nhưng không dám nhận năng lực của mình kém, không dám hiên ngang tuyên bố nếu còn để xảy ra sai sót sẽ từ chức - thiếu tá Ksor H’Bơ Khăp băn khoăn.

Rất cần luật biểu tình, tránh tự phát

Rất cần luật biểu tình, tránh tự phát

ĐB Dương Trung Quốc cho rằng rất cần luật biểu tình để người dân có thể bày tỏ ở đúng nơi, đúng chỗ, đúng mức độ, tránh quá khích.

Đập phá trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận: Phải xử lý nghiêm

Đập phá trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận: Phải xử lý nghiêm

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận cho rằng những hành vi đập phá đêm qua là quá khích, manh động, cần điều tra, xử lý nghiêm.

QH kêu gọi nhân dân bình tĩnh, tin tưởng vào quyết định của Đảng, Nhà nước

QH kêu gọi nhân dân bình tĩnh, tin tưởng vào quyết định của Đảng, Nhà nước

"QH kêu gọi đồng bào và nhân dân cả nước hãy bình tĩnh và tin tưởng vào sự quyết định của Đảng, Nhà nước", Chủ tịch QH nói.

Bộ trưởng Giáo dục: Tôi day dứt vì thu nhập giáo viên thấp

Bộ trưởng Giáo dục: Tôi day dứt vì thu nhập giáo viên thấp

"Dư luận đề cập vấn đề thu nhập của giáo viên thấp - đó cũng là món nợ mà người đứng đầu ngành như tôi cảm thấy day dứt..." - Bộ trưởng chia sẻ. 

Bộ trưởng Giáo dục: Thi kiểu mới không gây sốc

Bộ trưởng Giáo dục: Thi kiểu mới không gây sốc

ĐB Trịnh Ngọc Thạch (Hà Nội) phản ánh nỗi lo của học sinh và phụ huynh trước kỳ thi THPT quốc gia đổi mới sắp đến, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trấn an.

Thu Hằng