- Mỗi khi màn đánh trận kết thúc, hàng chục người, thanh niên, già trẻ ào ào lao vào cướp chiếc chiếu hành lễ, tạo ra một không khí sôi động.

XEM CLIP:

Khác với hội Gióng xã Phù Linh (Sóc Sơn, nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi về trời), lễ hội Gióng xã Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) tái hiện trận đánh chống giặc Ân xâm lược năm xưa. 

Hội được tổ chức từ ngày 7-9 tháng tư âm lịch hàng năm. Nơi diễn ra hội như một chiến địa rộng lớn với sự tham gia của hàng nghìn người dân địa phương trong vai các đạo quân của Thánh Gióng.

Một nghi lễ đặc biệt khiến những người tham dự thích thú là cướp chiếu. Sau khi lễ tế Thánh, ông Hiệu cờ lần lượt tiến vào từng chiếc chiếu, nhảy qua các quả đồi (bát úp) và thực hiện các động tác “đánh cờ”. Tiếng hò reo trong tiếng chiêng, tiếng trống thể hiện sự quyết liệt của trận đánh.

{keywords}
Các ông Hiệu, tướng lĩnh của Thánh Gióng chuẩn bị trước giờ ra trận

Ông Hiệu múa cờ tránh cho lá cờ bị cuốn vào cán, bởi cờ bị cuốn có thể là điềm rủi. Kết thúc mỗi màn múa cờ là kết thúc một trận đánh, ông Hiệu cờ vừa bước ra khỏi chiếu là dân chúng ào vào cướp lấy những mảnh chiếu lấy may.

Nhiều người lao vào tranh chiếu bị xô ngã, dẫm đạp có khi đến xây xẩm mặt mày để cướp chiếp. Màn cướp diễn ra khá nhanh chóng và an toàn nên không có cảnh đánh nhau như nhiều lễ hội khác. Với người dân nơi đây, giành được một chút lộc là cả  một niềm vui, một sự may mắn trong năm.

{keywords}
Một ông Hiệu Tiểu cổ, thống lĩnh đội quân nhí
{keywords}
Ông Hiệu trống
{keywords}
 Theo thông lệ, mỗi thôn được đại diện ít nhất một ông Hiệu (trong 3 ông Hiệu, gồm Hiệu Trống, Hiệu Chiêng, Hiệu Cờ). Mỗi ông Hiệu sẽ có khoảng 100 người đi theo làm Phù Giá
{keywords}
 
{keywords}
Lễ rước chuẩn bị cho màn ''kéo quân đánh trận'' thu hút hàng nghìn người
{keywords}
Màn tái hiện sự tích được thực hiện trên một bãi đất rộng, ngay phía trước đền. Người ta chuẩn bị 3 chiếc chiếu và bát để ông Hiệu Cờ làm lễ
{keywords}
Hai vòng an ninh cùng hàng chục chiến sĩ được bố trí để người dân không chen nhau vào cướp lộc Thánh
{keywords}
Khu đất diễn ra màn tái hiện trận đánh cũng được cách ly bởi mương nước tránh người dân chen nhau lao vào cướp

{keywords}

Lá cờ phướn màu đỏ trên có chữ "Lệnh" được ông Hiệu Cờ phất lên, đứng trên 3 chiếc chiếu tái hiện lại cảnh kéo quân đánh trận
{keywords}
Trận đánh Soi Bia, ông Hiệu Cờ múa cờ Lệnh với các động tác múa cờ Thuận và múa cờ Nghịch, thể hiện sự mưu lược sáng tạo trong Binh Pháp

{keywords}

Màn lễ vừa kết thúc, các thanh niên bắt đầu lao vào cướp chiếu, bát
{keywords}
Người dân quanh vùng quan niệm, hễ ai cướp được một mảnh chiếu hay chiếc bát đem về thờ sẽ gặp may mắn
{keywords}
Trong lúc cướp không tránh khỏi va chạm nhưng tất cả đều trên tinh thần vui vẻ của lễ hội
{keywords}
Làng cướp được chiếu mang về báo công với Thánh Gióng
{keywords}
Trên đường về cũng có "đội quân" hàng chục người theo bảo vệ chiếc hộp
{keywords}
Bà Nguyễn Thị Xoa (thôn Đổng Viên, Phù Đổng) cho biết: Người cướp được chiếc chiếu Thánh sẽ may mắn, được Đức Thánh phù hộ. Người đó về sẽ xé chiếu ra làm nhiều mảnh nhỏ để phân phát cho mọi người tán lộc, nhất là trẻ em với ước muốn các cháu chăm ngoan, học giỏi, khỏe mạnh
Màn quay kiệu vắt kiệt sức trinh nữ Hà thành

Màn quay kiệu vắt kiệt sức trinh nữ Hà thành

19 thiếu nữ thay phiên nhau khiêng chiếc kiệu nặng hàng trăm kg đi gần 2km ra sông Hồng rước nước trong nhiều giờ.

Chị em sướng đã đời xem trai tráng Hà Nội kéo đẩy thanh song

Chị em sướng đã đời xem trai tráng Hà Nội kéo đẩy thanh song

Các bà, các chị đứng hai bên hò hét, cổ vũ trai tráng trong làng kéo, đẩy thanh song về đội của mình.

Trai tráng Hà Nội mình trần lao vào cướp cầu đầu năm

Trai tráng Hà Nội mình trần lao vào cướp cầu đầu năm

Chiều nay, mùng 6 Tết, hàng nghìn người dân và khách thập phương đổ về đình làng Thúy Lĩnh xem hội vật cầu duy nhất trong năm.

Hỗn chiến cướp phết: Trăm thanh niên giẫm đạp lên nhau

Hỗn chiến cướp phết: Trăm thanh niên giẫm đạp lên nhau

Dù Ban tổ chức hạn chế số lượng người đánh phết mỗi đội 100 người, nhưng hàng trăm thanh niên ùn ùn phá rào lao vào cướp phết.

Trai tráng đè đầu, cưỡi cổ tranh nhau khúc tre để sinh con trai

Trai tráng đè đầu, cưỡi cổ tranh nhau khúc tre để sinh con trai

Cả trăm thanh niên lao vào tranh cướp khúc tre với mong muốn may mắn, sinh được con trai tạo nên cảnh tượng hỗn loạn.

Chen nhau 'bẹp người' xin lộc chùa Phúc Khánh

Chen nhau 'bẹp người' xin lộc chùa Phúc Khánh

Sau lễ cầu an hàng nghìn người chen lấn, xô đẩy nhau để xin lộc chùa Phúc Khánh, ai cũng muốn lấy trước nên xảy ra cảnh hỗn loạn.

Thành Nam