- Theo quy chế, việc xây dựng công trình tại khu vực xung quanh ga Hà Nội chỉ được tối đa 18 tầng (tương đương 65m).

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi xin ý kiến các bộ ngành liên quan về Đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận, trong đó có việc xây dựng lại nhà ga này với chức năng là ga trung tâm tàu khách và liên vận quốc tế đi tất cả các hướng, xây dựng một số công trình từ 40 - 70 tầng trong khu vực.

{keywords}
Ga Hà Nội. Ảnh: Phạm Hải

Việc đề xuất xây dựng một số công trình cao từ 40-70 tầng (khoảng 100-200m) tại khu vực ga Hà Nội được xem là đi ngược với Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử được Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký ban hành vào tháng 4/2016.

Theo quy chế, xung quanh ga Hà Nội là khu vực điểm nhấn đô thị nên khi nghiên cứu xây dựng công trình cao tầng phải thông qua Hội đồng Kiến trúc Quy hoạch TP, đảm bảo các điều kiện phù hợp với quy hoạch phân khu ga Hà Nội, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc khu phố cũ.

Quy chế nêu rõ khu vực này được xây dựng tối đa 18 tầng (tương đương 65m). Đồng thời, các công trình cao phải đảm bảo giảm mật độ xây dựng, tạo không gian thoáng, thông tầng tại các tầng đế, kết nối không gian công cộng với không gian khu vực ga Hà Nội.

Cũng theo quy chế này, với phố Lê Duẩn (đoạn từ đường Hai Bà Trưng đến Khâm Thiên) được xây dựng tối đa 9 tầng (tương đương 32m) với điều kiện phía Tây tuyến đường đảm bảo phù hợp cảnh quan khu vực, nghiên cứu bảo tồn công trình ga Hà Nội.

Phải tôn trọng quy chế

Theo kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm - Phó chủ tịch Hội Quy hoạch đô thị Hà Nội, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử là thể hiện mong muốn, ý chí của TP Hà Nội trước áp lực hàng loạt công trình cao tầng được xây dựng. Bản thân quy định này cũng căn cứ từ quy hoạch chung và luật Thủ đô.

Ông cho hay, TP phải tôn trọng những điều đã đặt ra trong quy chế.

Theo ông, khu vực ga Hà Nội không cần một trung tâm tài chính, thương mại, nghỉ dưỡng vì trung tâm tài chính đã được xác định ở vị trí khác.

Ông Đào Ngọc Nghiêm cũng bày tỏ không đồng tình trước đề xuất xây nhà 40-70 tầng ở khu vực ga Hà Nội vì sẽ gây ra sự đột biến về không gian của Hà Nội ở nội đô lịch sử, làm gia tăng dân số, tăng áp lực giao thông trong khu vực.

Trước đó, thừa nhận khu ga Hà Nội là khu vực hạn chế chiều cao công trình, Giám đốc Sở QHKT Hà Nội Lê Vinh cho rằng, TP không ưu ái gì trong việc đề xuất xây dựng các công trình cao tầng trong khu vực này.

Theo ông, đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2011 ở khu vực 4 quận nội thành, nếu đề xuất của TP có khác so với quy hoạch thì Thủ tướng là người quyết định khác hay không khác.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Sỹ Liêm thì cho hay, quy hoạch cần phải chỉ rõ khu vực ga Hà Nội có cần xây dựng khu tài chính, khu thương mại, khu lối sống mới, khu nghỉ dưỡng đô thị cao từ 40-70 tầng hay không bởi thứ đang thiếu là công viên, trường học, công trình văn hóa phục vụ đời sống nhân dân.

Theo ông, khu vực ga Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng kết nối với nhiều tuyến đường huyết mạch trong nội thành như Lê Duẩn, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng. Hiện nay, khu vực này đang bị ùn tắc, nếu xây dựng công trình cao từ 40-70 tầng sẽ càng làm tắc nghẽn hơn.

Có cần thiết xây lại khu ga Hà Nội cao 40 - 70 tầng?

Có cần thiết xây lại khu ga Hà Nội cao 40 - 70 tầng?

Nhiều kiến trúc sư đề nghị quy hoạch cần phải chỉ rõ khu vực ga Hà Nội có cần xây dựng các công trình cao từ 40-70 tầng hay không?

Giám đốc sở lý giải đề xuất xây lại ga Hà Nội cao 40-70 tầng

Giám đốc sở lý giải đề xuất xây lại ga Hà Nội cao 40-70 tầng

Theo Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, TP không ưu ái gì trong việc đề xuất xây dựng các công trình cao tầng trong khu vực ga.

Chuyển đường sắt sang bên kia sông Hồng: Bất tiện nghìn khách đi lại

Chuyển đường sắt sang bên kia sông Hồng: Bất tiện nghìn khách đi lại

Bộ GTVT thông tin, theo quy hoạch đường sắt được Thủ tướng phê duyệt thì đường sắt quốc gia vẫn có ga trung tâm là ga Hà Nội hiện nay và chưa có gì thay đổi.

Đề xuất chuyển đường sắt HN sang bên kia sông Hồng

Đề xuất chuyển đường sắt HN sang bên kia sông Hồng

Để giảm tai nạn và tránh gây xung đột giao thông khi các tàu đi qua, PGĐ Công an TP Hà Nội đề xuất di dời tuyến đường sắt ra khỏi nội đô.

Ga Hà Nội sắp có cầu vượt bộ hành

Ga Hà Nội sắp có cầu vượt bộ hành

 Ga Hà Nội sẽ khánh thành hai cầu vượt bộ hành trong ga để hành khách có thể lên, xuống đường dẫn lên tàu thuận tiện và an toàn. 



Hương Quỳnh