Cái gì Việt Nam chưa có thì mỗi người một chân một tay, cùng về đây làm. CMCN 4.0 sẽ là cuộc chơi lớn, phải làm thật sâu và có tầm ảnh hưởng.

Đó là những tâm tư của Thứ trưởng Bùi Thế Duy, Bộ Khoa học và công nghệ trước 100 nhân tài Việt Nam trong buổi làm việc chiều nay, 20/8 tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Cuộc gặp gỡ này là 1 trong 14 hoạt động của Chương trình kết nối mạng lưới Đổi mới sáng tạo do Bộ Kế hoạch đầu tư khởi xướng.

Thứ trưởng Bùi Thế Duy chia sẻ: “Chúng tôi có 3 mong muốn lớn nhất với các anh em nhân tài. Thứ nhất là mong các bạn đưa về Việt Nam những kiến thức, kỹ thuật khoa học công nghệ, hợp tác với các tập đoàn trong nước cùng phát triển.”

Và cao hơn nữa, “chúng tôi mong muốn các bạn tư vấn và cùng xây dựng cho Việt Nam những định hướng lớn trong phát triển Cách mạnh công nghiệp 4.0. Điều đó không chỉ nằm ở ý tưởng mà phải cùng bắt tay bắt chân trong cuộc chơi này. Cái gì ở Việt Nam chưa có thì mỗi người một chân, một tay cùng về làm”, ông Duy nhấn mạnh.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Bùi Thế Duy. Ảnh: Trọng Đạt

Thứ hai, ông Duy nhắc tới việc cần định hướng phát triển sản phẩm cuối cùng trong nền kinh tế đổi mới sáng tạo.

“Chúng ta phải chọn hướng nào? Vì mình đầu tư bao nhiêu thì người ta cũng đã và sẽ đầu tư như vậy. Ví dụ như công nghệ nhận dạng mặt người, bao giờ Việt Nam làm được sản phẩm ấy cạnh tranh được với các nước lớn?”, ông lấy ví dụ.

Vị thứ trưởng cũng gợi ý cần xem xét những tiềm năng cho Việt Nam ở các thị trường ngách, thị trường nhỏ. Việt Nam có thể làm gì để cạnh tranh được với các quốc gia? 100 anh em nhân tài có thể chia thành các nhóm để tư vấn, như nhóm về năng lượng nghiên cứu về xe điện, nhóm về trí tuệ nhân tạo, nhóm về IoT...

Điểm thứ 3 được ông nhấn mạnh là môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam cần phải hoàn thiện hơn nữa, về cả góc độ pháp luật, sở hữu trí tuệ..

“Bộ Khoa học công nghệ muốn chủ trì cùng anh em, làm những việc rất thật, thực sự sâu và có tầm ảnh hưởng lớn”, thứ trưởng Duy bày tỏ.

{keywords}
Chính phủ đang có nhiều biện pháp để kêu gọi các nhân tài người Việt ở nước ngoài quay trở về hỗ trợ chính phủ và các doanh nghiệp trong nước. Ảnh: Trọng Đạt

Cũng trong bài chia sẻ dài tới hơn 30 phút, vị thứ trưởng đã điểm lại giai đoạn 15 năm qua, ngành khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức, đổi mới sáng tạo của Việt Nam đã gặp không ít khó khăn.

Năm 2004, khi ông- một tiến sĩ vừa tu nghiệp ở Hà Lan trở về, mang trong mình hoài bão muốn mở một trung tâm nghiên cứu như mô hình của nước ngoài với lĩnh vực chuyên sâu về thực tế ảo, tạo cảm xúc cho máy tính.

“Thế nhưng lúc đó, chẳng ai hiểu tại sao Việt Nam lại phải làm cho máy tính biết cười? Máy tính buồn với khóc thì giải quyết vấn đề gì? Tất nhiên, bây giờ thì nó đã rất phổ biến”, thứ trưởng Duy tâm sự.

Và ông nhấn mạnh: “Khi trở về, chúng ta gặp ngay một vấn đề, thứ mà ở nước ngoài đã đi trước, có điều kiện để làm thì khi đưa Việt Nam, câu chuyện không đơn giản như thế!”

Ngay cả công tác nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế các đề tài khoa học cũng gặp trở ngại về kinh phí, Việt Nam cũng chưa có các tập đoàn lớn.

Hay như hiện nay, hạ tầng về công nghệ thông tin của Việt Nam vẫn rất hạn chế. Chưa có một trường Đại học nào có hệ thống siêu máy tính để lữu trữ dữ liệu.

{keywords}
Thứ trưởng Bùi Thế Duy mong muốn các chuyên gia sẽ hiểu về Việt Nam hơn, sẽ còn nhiều chuyến trở về, tư vấn cho Việt Nam hướng đi với cách mạng công nghiệp 4.0. Ảnh: Trọng Đạt

Tuy nhiên, hiện nay, năng lực khoa học công nghệ trong nước và môi trường pháp lý đã thuận lợi hơn rất nhiều. Đặc biệt, rất “ngẫu nhiên và may mắn” khi trong chuyến về Việt Nam lần này của 100 anh em nhân tài, Việt Nam đã có Vietel, FPT, VNPT, Vingroup... Cộng đồng doanh nghiệp tư nhân đã có bước phát triển đột phát với sự hiện diện của các tập đoàn lớn này, họ đã có các bài toán lớn để cạnh tranh quốc tế, có các hoạt động đầu tư nghiên cứu phát triển và sẵn sàng tiếp nhận sự hợp tác của nước ngoài.

Vì vậy, “sau chuyến đi này, chúng tôi mong muốn các anh em sẽ hiểu về Việt Nam hơn, sẽ còn nhiều chuyến trở về, tư vấn cho Việt Nam hướng đi với cách mạng công nghiệp 4.0”, Thứ trưởng Duy đề nghị.

Chia sẻ cùng Thứ trưởng Bùi Thế Duy, nhiều đại biểu trong buổi gặp mặt cho biết sẵn sàng bắt tay cùng với các doanh nghiệp công nghệ trong nước để thúc đẩy các công nghệ mới tại Việt Nam. Cụ thể hơn, những nhà tri thức, khoa học trẻ này cho biết mong muốn được đóng góp nhiều hơn nữa trong lĩnh vực giáo dục, tạo nguồn nhân lực CNTT, bởi đây chính là nền tảng để phát triển khoa học công nghệ trong nước.

Trước đó, 100 người Việt trẻ tài năng đã có cuộc gặp mặt Chủ tịch nước Trần Đại Quang, gặp gỡ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, lắng nghe về “chính phủ điện tử”.

Buổi gặp mặt nằm trong khuôn khổ Chương trình Kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018 (Vietnam Innovation Network 2018) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư khởi xướng và chủ trì từ ngày 18-24/8 tại Hà Nội, Quảng Ninh, TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu.  

Mục đích của Chương trình nhằm quy tụ và huy động tối đa nguồn lực chất xám từ các chuyên gia người Việt được đào tạo bài bản, đã và đang làm việc tại các quốc gia có nền tảng khoa học công nghệ phát triển, từ đó, khơi nguồn cảm hứng, tạo sự liên kết giữa những tinh hoa khoa học công nghệ trong và ngoài nước, lan tỏa thành những động lực đổi mới sáng tạo mạnh mẽ, tạo ra sự đổi thay về diện mạo và trình độ phát triển công nghệ của Việt Nam. Đây là nền tảng cho chiến lược quốc gia cách mạng công nghiệp 4.0/

100 người Việt trẻ tham dự sự kiện lần này vốn là những cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu và lao động, được ghi nhận bởi các tổ chức trong và ngoài nước. Họ đều là những gương mặt nổi tiếng của ngành CNTT, công nghệ sinh học, công nghệ nền tảng, các ngành công nghiệp chế tạo ứng dụng tự động hoá, robotics...

Nhiều người đã có kinh nghiệm ứng dụng các công nghệ mang tính nền tảng như trí tuệ nhân tạo, blockchain, dữ liệu lớn, an ninh mạng, Internet of Things...

Trọng Đạt

 

Tự tạo “tình trạng chiến tranh” làm động lực phát triển

Tự tạo “tình trạng chiến tranh” làm động lực phát triển

“Để đặt ra một tình huống giống như chiến tranh nhằm tạo động lực phát triển thì cần phải có khát vọng. Cần phải tạo nên khát vọng để mỗi người Việt Nam đều mong muốn đất nước phát triển đột phá về công nghệ”.

Muốn CMCN 4.0 phát triển, phải có "giấy khai sinh" cho công nghệ 4.0

Muốn CMCN 4.0 phát triển, phải có "giấy khai sinh" cho công nghệ 4.0

“Muốn cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển thì đầu tiên phải có khung pháp lý, phải có giấy khai sinh cho các công nghệ 4.0, các mô hình kinh doanh 4.0."

Hạ tầng số: Nền tảng cho CMCN 4.0 ở Việt Nam

Hạ tầng số: Nền tảng cho CMCN 4.0 ở Việt Nam

Hạ tầng số được xem như nền tảng cơ bản cho cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Đây là nền móng, vật liệu để xây dựng nên Chính phủ điện tử và nền Kinh tế số.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "CMCN 4.0 là cơ hội lịch sử của Việt Nam"

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "CMCN 4.0 là cơ hội lịch sử của Việt Nam"

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, để không bỏ lỡ cơ hội này, Chính phủ phải đổi mới, chuyển đổi thành Chính phủ của thời đại 4.0, có đủ khả năng, đủ năng lực quản trị phát triển quốc gia trong thời đại số.