Bốn năm học đại học được ở nhà lầu, đi xe hơi, tham gia đủ các vụ tiệc tùng hoành tráng và xả láng mua sắm hàng hiệu... là những gì các “kiều nữ sinh viên” có được khi có đại gia đỡ lưng.
TIN BÀI KHÁC
Khám phá chiến hạm khủng “Đinh Tiên Hoàng”
Sốt đồ “phòng the” trên mạng
Khi chân dài Việt cởi áo
Đánh đổi mọi thứ để thỏa mãn nhu cầu vật chất
Từ khi còn là học sinh chuyên Văn cho đến khi lên tới Đại học, H. Ly luôn là người nổi bật nhất trong đám bạn bè bởi vóc dáng chuẩn như người mẫu, lại thêm gương mặt bầu bĩnh, đôi mắt to hút hồn. Ly không thuộc tầng lớp bình dân nhưng cũng chẳng phải người của giới thượng lưu. Cô sinh ra trong một gia đình viên chức, trung lưu.
Nhưng sự gia giáo, nền nếp có phần khắt khe của gia đình khiến Ly luôn có tư tưởng "tháo cũi sổ lồng". Xinh đẹp và khả năng ngoại giao tốt, Ly nhanh chóng được các vệ tinh vây quanh, nhưng người đẹp không “vừa mắt” bất cứ chàng trai nào mà chỉ đồng ý “đi chơi” cùng các chú, các bác chủ doanh nghiệp lớn, đi xe xịn. Dần dần từ cô gái xinh đẹp, ngoan ngoãn, Ly dành tuổi trẻ và nhan sắc của mình trong các buổi tiệc tùng với các đại gia.
Từ ngày làm bồ nhí của đại gia có tiếng trong làng bất động sản, Ly "lột xác" hoàn toàn. Mỗi lần xuất hiện là váy ngắn váy dài, đi qua thì mùi nước hoa thơm phức, đó là chưa kể đến những trang sức đắt tiền hay điện thoại đời mới. Bình thường thì lên một bước là Camry, xuống một bước cũng là Honda Civic. Chỉ hôm nào "chú đại gia" đi công tác thì Vy mới dập dìu tới trường bằng chiếc PS mới cáu, sáng loáng khiến ai cũng lác mắt.
Giống như Ly, Ngọc sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng, lên cấp ba, cả gia đình chuyển lên Hà Nội tạo điều kiện cho công việc học tập và sự nghiệp học hành của Ngọc thuận lợi hơn.
Ba năm cấp 3, Ngọc cũng có một mối tình đầu nồng nàn, hạnh phúc, tưởng chừng như không điều gì có thể thay thế được với một người con trai trên cô một khóa. Nhưng, mối tình đầu đang êm đẹp thì khi bước vào ngưỡng cửa đại học người con trai thay lòng, đổi dạ yêu ngay chính cô bạn thân của Ngọc.
Đau khổ và buồn bã, Ngọc sa vào những chuyện tình chớp nhoáng. Sau lần đầu tiên, Ngọc quan niệm, không còn gì để mất nên trước đây, giữ gìn với mối tình đầu bao nhiêu thì nay cô buông thả bấy nhiêu. Những đối tượng mà Ngọc hướng tới phải là những người hơn cô bảy tuổi trở lên, có tiền, có của và có địa vị. Theo Ngọc thì phải những người như thế mới làm mình hạnh phúc.
Quan niệm hạnh phúc của Ngọc bây giờ, không phải là những buổi đi chơi lãng mạn, hay những tin nhắn ngọt ngào, tha thiết mà là được đi, được mua sắm những thứ mình thích. Sống một cuộc sống dư thừa về vật chất khiến nhiều người nhìn vào mà thèm khát.
Có những ngày, mỗi buổi cô đi cùng một người đàn ông. Nhưng chỉ là những người đàn ông cô cũng có... một chút cảm tình.
Khi được hỏi về chuyện tình cảm của Ngọc, cô thẳng thắn chia sẻ: “việc quan trọng nhất là phải sắp xếp được các lịch hẹn hò một cách phù hợp không thì sẽ bị lộ ngay”. Cô còn kể thêm, bạn của cô đã truyền cho cô “chiêu”: đầu tiên là nói với tất cả các người tình rằng mình đang sống cùng bố mẹ ở Phùng Khoang, bố mẹ khó tính “Bố mẹ mà biết em yêu lúc đang đi học thế này thì bố mẹ giết em mất” , thế là chẳng anh nào dám bén mảng đến nhà chơi cả. Ai muốn đón đi chơi thì đều phải theo lịch sắp sẵn của mình và đứng đợi ở đường Nguyễn Trãi.
Nhà lầu, xe hơi, phải đánh đổi quá nhiều? (Ảnh minh họa, nguồn: giaitriviet.com) |
Các đại gia mỗi tuần cũng chỉ được đi chơi với cô có một lần, anh nào đòi hỏi
thêm cô nàng lại dở giọng điệu: “Em chỉ rỗi mỗi giờ này thôi, những lúc khác em
còn bận học mất rồi”.
Thế là anh nào cũng trân trọng từng ngày bên em, hết đi shopping, ăn uống , sàn nhảy, các khu vui chơi cho giới thượng lưu …thì lại khách sạn. Các anh đều đinh ninh em bận rộn chuyện học hành thật nhưng lịch học của em đã được thay thế bằng lịch đi chơi của từng anh hết rồi.
Cái giá quá đắt?
Gắn mác sinh viên, nghĩa là ngoan ngoãn và đầy mình tri thức. Đàn ông ai mà chả chết mê chết mệt một cô gái vừa xinh đẹp, vừa ngoan hiền vừa thông minh, lại có học? Vậy nên, những cách tiếp cận ban đầu đó nhanh chóng đưa lại những kết quả tốt đẹp. Tiếp theo màn làm quen sẽ là những kỹ nghệ "moi móc", "kể nghèo, kể khổ", những sự "vô tình" về "sự thiếu thốn" được "trưng bày" một cách cố ý làm các đại gia cảm thấy mủi lòng.
Thế là anh nào cũng trân trọng từng ngày bên em, hết đi shopping, ăn uống , sàn nhảy, các khu vui chơi cho giới thượng lưu …thì lại khách sạn. Các anh đều đinh ninh em bận rộn chuyện học hành thật nhưng lịch học của em đã được thay thế bằng lịch đi chơi của từng anh hết rồi.
Cái giá quá đắt?
Gắn mác sinh viên, nghĩa là ngoan ngoãn và đầy mình tri thức. Đàn ông ai mà chả chết mê chết mệt một cô gái vừa xinh đẹp, vừa ngoan hiền vừa thông minh, lại có học? Vậy nên, những cách tiếp cận ban đầu đó nhanh chóng đưa lại những kết quả tốt đẹp. Tiếp theo màn làm quen sẽ là những kỹ nghệ "moi móc", "kể nghèo, kể khổ", những sự "vô tình" về "sự thiếu thốn" được "trưng bày" một cách cố ý làm các đại gia cảm thấy mủi lòng.
Những hậu quả mà các nữ sinh phải gánh không thể lường hết (Ảnh: tinmoi.vn) |
Thoạt nghe tưởng các chân dài có vẻ dễ dàng "gạ tiền" nhưng trên thực tế, các họ
cũng phải chịu nhiều "hao tổn". Những bữa tiệc "thâu đêm suốt sáng", chưa kể đến
những sự "đổi chác" sẽ rút dần, rút mòn sức khỏe cũng như nhan sắc.
Nếu không biết cách "tự đề phòng", tự chăm sóc mình, nguy cơ bị bỏ rơi sẽ là điều không sớm thì muộn. Biết được "giới hạn" của nghề nghiệp nên chân dài phải tranh thủ nhặt nhạnh, tích cóp. Họ không bao giờ chọn cách vòi vĩnh thẳng thừng mà làm gì cũng ý tứ, khéo léo, khiến đại gia dù phải chi tiền nhưng vẫn mát ruột, mát gan.
Một trong những "mánh" mà các chân dài sinh viên hay dùng là điệp khúc: "Cho em vay...". Cách này tỏ ra có hiệu quả vì đánh trúng tâm lý "sợ người đẹp vất vả" của đại gia, thêm nữa còn làm cho các chàng "cảm phục".
Chân dài nào thông minh thì sau mấy lần "vay" đầu tiên cũng cố "tích cóp" để trả lại, nhằm lấy "lòng tin" của các chàng. Tất nhiên, nàng biết rõ là đại gia sẽ từ chối vì "số tiền đó có thấm tháp gì đâu". Cứ như thế, số của cải nàng "vay mượn" đủ để nàng tự trang trải cho mình một cuộc sống mà không phải sinh viên nào cũng có.
Cái giá phải trả cho những cuộc tình với các đại gia không chỉ là nhan sắc tàn phai mà còn là danh tiếng sẽ không bao giờ lấy lại được. Liệu sau này, khi các cô gái kết thúc những ngày tháng ngồi trên ghế giảng đường, công sức bỏ ra để thu lượm kiến thức thì ít mà kỹ năng và các mánh lới trên “trường đời” lại nhiều, họ có gì để khẳng định mình trong công việc và có tìm được công việc như mong muốn, liệu họ có hạnh phúc?
Thanh Mai (tổng hợp)
Nếu không biết cách "tự đề phòng", tự chăm sóc mình, nguy cơ bị bỏ rơi sẽ là điều không sớm thì muộn. Biết được "giới hạn" của nghề nghiệp nên chân dài phải tranh thủ nhặt nhạnh, tích cóp. Họ không bao giờ chọn cách vòi vĩnh thẳng thừng mà làm gì cũng ý tứ, khéo léo, khiến đại gia dù phải chi tiền nhưng vẫn mát ruột, mát gan.
Một trong những "mánh" mà các chân dài sinh viên hay dùng là điệp khúc: "Cho em vay...". Cách này tỏ ra có hiệu quả vì đánh trúng tâm lý "sợ người đẹp vất vả" của đại gia, thêm nữa còn làm cho các chàng "cảm phục".
Chân dài nào thông minh thì sau mấy lần "vay" đầu tiên cũng cố "tích cóp" để trả lại, nhằm lấy "lòng tin" của các chàng. Tất nhiên, nàng biết rõ là đại gia sẽ từ chối vì "số tiền đó có thấm tháp gì đâu". Cứ như thế, số của cải nàng "vay mượn" đủ để nàng tự trang trải cho mình một cuộc sống mà không phải sinh viên nào cũng có.
Cái giá phải trả cho những cuộc tình với các đại gia không chỉ là nhan sắc tàn phai mà còn là danh tiếng sẽ không bao giờ lấy lại được. Liệu sau này, khi các cô gái kết thúc những ngày tháng ngồi trên ghế giảng đường, công sức bỏ ra để thu lượm kiến thức thì ít mà kỹ năng và các mánh lới trên “trường đời” lại nhiều, họ có gì để khẳng định mình trong công việc và có tìm được công việc như mong muốn, liệu họ có hạnh phúc?
Thanh Mai (tổng hợp)