- Quả chuông được đúc vào khoảng ngày 29/2 năm Tân Dậu niên hiệu Vĩnh Hựu, tức là năm 1741, đời vua Lê Ý Tông.


TIN BÀI KHÁC


Trao đổi với PV VietNamNet, đại diện Bảo tàng Phú Yên cho biết, chiếc chuông cổ được phát hiện trong quá trình khảo sát các hiện vật được đưa về triển lãm nhân dịp kỷ niệm Phú Yên 400 năm.

Chuông cổ được phát hiện ở Phú Yên (Nguồn: Tuổi trẻ)
Quả chuông này đang được lưu giữ ở một ngôi chùa cổ ở huyện Tuy An (Phú Yên). Chuông được đúc bằng gang, cao 85cm, đường kính 49cm. Điểm đặc sắc nhất là quai chuông trang trí hình rồng, thân chuông có văn tự bằng chữ Hán.
Ông Nguyễn Danh Hạnh, nhà nghiên cứu lịch sử văn hoá địa phương, Phó chủ nhiệm câu lạc bộ UNESCO nghiên cứu và sưu tầm cổ vật Phú Yên đã chia sẻ với VOV News: Theo những văn tự trên chuông thì chuông này được đúc vào ngày 29/2 năm Tân Dậu niên hiệu Vĩnh Hựu, tức là năm 1741, đời vua Lê Ý Tông. Cũng theo ông Hạnh, việc phát hiện chuông cổ là nguồn tư liệu quý để tìm hiểu về quá trình hình thành các cộng đồng dân cư vào các thế kỷ 17, 18 ở khu vực hạ lưu sông Cái.
Mới đây, trong khi đào đất đắp đường trên cánh đồng Vợt (xã Xuân Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) bà con nông dân địa phương cũng đã phát hiện một chiếc chuông đồng cổ còn nguyên vẹn. Chuông nặng 54kg, cao 82cm có đường kính miệng chuông là 47cm. Quanh thân chuông được viết toàn bằng chữ Hán rất đẹp, còn rõ. Theo kết quả tìm hiểu ban đầu của Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Thanh Hóa, chiếc chuông đồng này được đúc vào đời Cảnh Hưng năm thứ 12 (thời vua Lê Hiển Tông, năm Tân Mùi - 1751).
Minh Châu