Các nữ sinh ở phía nam tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đang được tham gia một
khoá học để tránh lại cái bẫy ngọt ngào của các đại gia. Trường học cũng dạy họ
về lòng tự trọng và sự độc lập.
TIN BÀI KHÁC
Điều kỳ lạ ở đảo không cần đàn ông
Người mẫu quên mặc quần chip lên sân khấu
Nhặt được chai chứa thư lênh đênh 24 năm trên biển
'Người nhện' chinh phục tòa nhà cao 828m
"Khoá đào tạo sẽ tập trung vào việc dạy các em nữ sinh về lòng tự trọng, sự tự tin, tự chủ. Chúng tôi hy vọng sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm từ chương trình thí điểm này, sau đó sẽ nhân rộng nó ra" - ông Lei Yulan, Giám đốc Uỷ ban Công tác về phụ nữ và trẻ em tỉnh Quảng Đông cho biết. Dự thảo Kế hoạch phát triển cho phụ nữ và trẻ em của tỉnh sẽ thảo luận và tìm cách giải quyết vấn đề.
Một trang web nơi các cô gái trẻ có thể tìm kiếm một cuộc hẹn hò với đại gia. (Ảnh: Dailychili) |
Theo bà Meixian, nguyên Hiệu trưởng trường Trung cấp kỹ thuật Quảng Đông, hiện tượng nhiều sinh viên nữ trở thành tình nhân hoặc kết hôn với các đại gia, sau đó trở thành bà nội trợ toàn thời gian là đáng chỉ trích. Bà cho rằng nhiều cô gái trẻ chọn lựa như vậy là do những thiếu sót và thất bại trong việc giáo dục các em gái.
Trong một cuộc thăm dò trực tuyến gần đây do tờ China Youth Daily tổ chức, có khoảng 60% những cô gái được hỏi cho biết rằng việc tìm được một người đàn ông giàu có và mạnh mẽ là một mục tiêu trong cuộc đời. Gần một nửa số người được hỏi sinh sau năm 1980.
"Lòng tự trọng và sự tự chủ là một truyền thống quý báu. Mặc dù tính cách này thích hợp với người lớn hơn, nhưng tốt nhất là nên dạy các em ngay ở trường" - ông Xia Xueluan, một giáo sư Xã hội học tại ĐH Bắc Kinh nói.
Tuy nhiên, một số em học sinh lại cho rằng dạy cho các em các vấn đề đó quá sớm có thể mang lại nhiều rủi ro hơn là lợi ích. "Khi đề cập đến các chủ đề như làm tình nhân hoặc kết hôn với một người đàn ông giàu có, chính các giáo viên đã đề xuất ý tưởng này với các cô gái trẻ, ngay cả khi họ chưa bao giờ nghĩ về nó" - Shen Xiaoqing, nữ sinh trường trung học Zhixin cho biết.
Còn theo ông Zhang Wenjuan, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và trợ giúp
pháp lý của trẻ em Bắc Kinh thì cho rằng: "Việc rao giảng những giá trị đạo đức
này cho một bé gái 6 tuổi là không có ý nghĩa, trong khi việc này cần thiết hơn
với các sinh viên nữ, những người sắp tốt nghiệp".
Phương Linh (Theo China daily)