TIN BÀI KHÁC
Phát hiện rắn mắt hồng ngọc ở Việt Nam
Ép 4 nữ sinh cởi quần áo để quay phim
Đau xót 2 trẻ nhỏ rơi hầm phốt tử vong
Lại Văn Sâm tham gia Bước nhảy hoàn vũ
Xe bus 'nhái' tung hoành trên phố Hà Nội
1. Khi bị nhiễm phóng xạ
Khi phát hiện bị nhiễm phóng xạ, ngay lập tức bạn phải cởi bỏ hết quần áo, giày dép để giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm xạ thêm, sau đó là nhẹ nhàng tắm rửa bằng xà phòng và nước. Dùng ngay viên nén i-ốt kali sẽ cho phép giảm nguy cơ nhiễm i-ốt phóng xạ và phải uống ngay lập tức sau khi biết khu vực sống bị nhiễm phóng xạ.
Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường cũng là biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn phóng xạ (Ảnh: SKĐS) |
- Tại những khu vực mà người dân hấp thụ i-ốt qua đường ăn uống ở mức bình thường: Một liều tương đương hoặc hơn 30mg.
- Tại những khu vực mà người dân không hấp thụ đủ i-ốt qua đường ăn uống (ví dụ như Pháp, Việt Nam): Dùng từ 50 đến 100mg.
- Với trẻ em: trẻ em dưới 12 tuổi: 1 viên nén, trẻ từ 1 đến 36 tháng: 1/2 viên, trẻ mới sinh đến dưới 1 tháng: ¼ 1/4 viên
2. Phòng tránh bị nhiễm phóng xạ
Để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm xạ ngoài, bạn cần:
- Bảo vệ bằng khoảng cách (tránh càng xa nguồn phóng xạ càng tốt).
- Bảo vệ bằng thời gian (thời gian tiếp xúc phóng xạ càng ngắn càng tốt).
- Bảo vệ bằng che chắn (trú ẩn vào các tòa nhà bằng bê tông).
Để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm xạ trong, bạn nên:
- Tránh việc hít phải chất phóng xạ (đeo mặt nạ, khẩu trang hoặc găng tay).
- Tránh việc hấp thụ các chất phóng xạ (không uống hoặc ăn nước và thức ăn nhiễm xạ).
Nếu nghi mình đã bị phơi nhiễm phóng xạ, bạn phải rửa và làm sạch cơ thể. Sau đó, đến ngay các cơ sở y tế và đề nghị được kiểm tra mức độ phơi nhiễm.
Nguy cơ lâu dài lớn nhất đối với nhiễm phóng xạ là ung thư. Ung thư xảy ra khi tế bào mất khả năng này, trở nên bất tử, vẫn tiếp tục phân chia và phân chia một cách mất kiểm soát. Phơi nhiễm phóng xạ có thể làm cho cơ thể bị biến đổi gen của cơ thể. Đặc biệt là di truyền sang thế hệ con cháu, đầu hoặc kích thước não nhỏ hơn, mắt kém, phát triển chậm, và tiếp thu đặc biệt kém. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng có thể bị nhiễm phóng xạ ở nguy cơ cao.
Các triệu chứng của phơi nhiễm phóng xạ Phơi nhiễm phóng xạ ở mức độ trung bình, trên 1 đơn vị Gy, (có 7 cấp độ phơi nhiễm từ 1 Gy tới 7 Gy) có thể khiến chúng ta bị ốm, với hàng loạt triệu chứng. Vài giờ sau khi bị phơi nhiễm, thường bắt đầu bằng các triệu chứng buồn nôn và nôn, sau đó là tiêu chảy, đau đầu, sốt. Sau những triệu chứng đầu tiên, có thể có một khoảng thời gian ngắn cơ thể dường như trở lại bình thường, không có biểu hiện ốm đau gì. Nhưng sau đó vài tuần là những triệu chứng mới, nghiêm trọng hơn như tiêu chảy ra máu, rụng tóc, loét miệng. Đặc biệt là bệnh nhiễm phóng xạ sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu tự phát (khiến cho mũi, họng, răng chảy máu tự nhiên. Từ đó rất dễ gây ra chảy máu từ các bộ phận khác, thậm chí còn gây ra chứng nôn ra máu) Nếu bị phơi nhiễm phóng xạ ở mức cao hơn, tất cả những triệu chứng trên có thể được biểu hiện ngay, cùng đó là các cơ quan nội tạng đồng loạt bị tổn thương nhanh chóng, có thể dẫn đến tử vong. Người lớn khỏe mạnh nếu bị phơi nhiễm phóng xạ ở mức 4 Gy thường cũng sẽ bị tử vong trong vòng nửa tiếng. Các phần của cơ thể có khả năng tổn thương lớn nhất khi bị phơi nhiễm gồm các mô ở ruột và dạ dày, và các tế bào sản sinh máu trong tủy xương.. (Nguồn: TTXVN, 24h) |
Ngọc Ngọc (Tổng hợp)