Chiều nơi phố cổ Hội An, anh Pascal Rousseou (39 tuổi, quốc tịch Pháp) kết
thúc công việc thường nhật, cùng vợ - chị Trần Thị Thu (31 tuổi) ngồi tựa ghế
hướng nhìn dòng sông Hoài thơ mộng. Cuộc sống phố thị đang đổi thay từng ngày,
nhưng trong Pascal, ký ức về xóm vạn đò ven sông gần 20 năm về trước, và mối
tình chớm nở với người con gái phố cổ chẳng bao giờ phai nhòa.
TIN BÀI KHÁC
Thiếu nữ khỏa thân 'mơi' khách mua giàyLady Gaga bị giám sát như một đứa trẻ
Biệt đội 'xế cổ khủng' và cuộc chinh phục độc đáo
Nàng Mona Lisa: Chết vẫn chưa yên
Cổ tích vạn đò
Những năm cuối thế kỷ XX, cả vùng Đồng Hiệp, An Hội thuộc diện nghèo nhất nhì
phường Minh An. Từng xóm vạn đò nằm dãy dài, nhếch nhác bên bờ sông. Nhà chị Thu
có đến 6 anh chị em chen chúc trên con đò nhỏ hẹp. Tuổi thơ sớm gắn liền với con
nước, chưa trọn lớp 3, cô bé Thu đành nghỉ học vì gia đình quá khó khăn, theo
cha mẹ đi bán chè dạo, rồi học chèo đò.
Ban đầu chỉ đưa người dân qua sông.
Đến năm 1994, khi phố cổ được công nhận là di sản thế giới, du khách từ khắp nơi
trên thế giới đổ về, Thu nâng cấp con đò nhỏ, học thêm vài câu tiếng Anh “bồi”
để chở khách du lịch trên sông.
Vợ chồng chị Thu và công ty du lịch xe đạp |
Chiều hè năm 1995, Thu bắt đầu công việc thường nhật của mình. Dưới ráng chiều, hình ảnh thiếu nữ chèo đò với nụ cười hiền hậu, thân thiện ngay lập tức lọt vào mắt xanh của Pascal. Dù đang đi du lịch với cha, nhưng ngày nào, Pascal cũng tìm cách “trốn” bằng được để đi trên chiếc đò do Thu chèo.
“Ban đầu mình nghĩ anh bình thường như bao người khách khác. Nhưng miết cả tuần lễ, ngày nào anh cũng xuống đò, chẳng thèm nhìn phố cổ, thỉnh thoảng chỉ liếc nhìn mình rồi cười cười. Hồi đó mình còn quá trẻ, đâu nghĩ đó là chuyện yêu đương. Ngay đến tên ảnh mình cũng chẳng tiện hỏi” - chị Thu bộc bạch.
Cứ tưởng Pascal đến rồi đi như bao như vị khách khác. Đúng một năm sau, anh bất ngờ xuất hiện trước bến đò xưa. Lần này, Pascal không chỉ ngồi đò mà còn mạnh dạn hỏi han chuyện trò. Hai người Việt - Pháp gặp gỡ, tìm hiểu bằng tiếng Anh.
Đến lần hẹn thứ ba, Pascal mới mạnh dạn ngỏ lời yêu đương. Ngày 16/1/1996,
đám cưới ấm cúng của đôi vợ chồng hai quốc tịch được tổ chức bên bờ sông Hoài.
Cả vùng Đồng Hiệp xôn xao. Còn Thu nhớ như in kỷ niệm Pascal cầu hôn và trao
nhẫn cưới ngay trên con đò kỷ niệm của mình và nhủ thầm đó là cổ tích tình yêu
có thật trong đời.
Hạnh phúc ngọt ngào
Căn nhà khang trang trị
giá bạc tỷ của hai vợ chồng Thu nằm trên mảnh đất từng là xóm vạn đò trước đây,
giờ là địa chỉ của Công ty Heaven & Earth chuyên về hướng dẫn tour xe đạp
cho du khách. Nhớ lại tuổi thơ, Thu chẳng bao giờ nghĩ mình lại có cuộc sống như
hiện nay. Tuy nhiên, điều làm chị hạnh phúc nhất chính là cuộc sống luôn luôn êm
đẹp bên chồng và hai đứa con kháu khỉnh.
“Người Pháp đúng là nổi tiếng lãng mạn. Suốt thời gian sống với nhau, anh chưa bao giờ to tiếng với chị. Dù bất đồng ngôn ngữ, chủ yếu nói bằng tiếng Anh nhưng có gì mâu thuẫn, cả hai chỉ ngồi lại, nói chuyện là xong hết” - giọng chị nhỏ nhẹ, đậm chất con gái phố Hội.
"Phường có 5 khối phố, trong đó ba khối chuyên về nghề buôn bán, còn hai khối phố An Hội, Đồng Hiệp trước đây từng là xóm vạn đò cách trở, chủ yếu sống bằng nghề chèo đò, bán hàng rong.Trong số hơn chục trường hợp phụ nữ lấy chồng Tây trên địa bàn, phần lớn thuộc hai khối phố này. Họ vốn là những người chèo đò, bán bưng, thậm chí có người không biết chữ như bà M, hay bị khuyết tật như chị Ng… nhưng duyên số nên vợ nên chồng với người nước ngoài." - Trung tá Nguyễn Văn Tâm - Phó trưởng Công an phường Minh An (TP Hội An). |
Chưa đầy một năm sau ngày cưới, cả hai vợ chồng về vùng Palles. Hai đứa con trai Alexdre (11 tuổi) và Sharlie (5 tuổi) được sinh ở Pháp nhưng nhắc về Hội An cả hai cùng tròn mắt thích thú. Cuộc sống gia đình đang êm thấm, Pascal bàn với vợ chuyển cả nhà về phố cổ sinh sống vì nhớ mảnh đất, con người Hội An.
“Cũng vì thích phong cảnh yên bình, cổ kính ở đây nên mình mở luôn công ty chuyên về du lịch để có điều kiện giới thiệu với mọi người” - Pascal tâm sự.
Đầu năm 2010, Công ty Heaven & Earth được thành lập, góp phần tạo việc làm cho chính người dân trên địa bàn và sự phát triển của quê hương. Anh Pascal đang cố gắng học thêm vốn tiếng Việt. Trước đây, chỉ học qua loa vài câu giao tiếp thông thường. Giờ Hội An đã là quê hương thứ hai, là mái nhà không thể xa rời.
(Theo Tiền Phong)