Để đẹp lòng Tuyên phi Đặng Thị Huệ, chúa Trịnh Sâm không ngừng dùng ngân khố làm
nên những trò vui mới. Điều này được cho giống tích Phù Sai được Tây Thi, chiều
chuộng nàng đến nỗi “muốn gì được đó”.
TIN BÀI KHÁC
Với sắc đẹp được miêu tả là “mày ngài mắt phượng, vẻ người mười phần xinh đẹp” (Hoàng
Lê nhất thống chí), Đặng Thị Huệ trở thành đệ nhất mỹ nhân trong phủ Chúa và
được người đời sau liệt vào “tứ đại mỹ nhân” của dân tộc Việt.
Tỳ nữ… bỗng thành ái phi
Theo từ điển Lịch sử nhân vật Việt Nam, Tuyên phi Đặng Thị Huệ là một người đã
gây ra nhiều tai ác trong phủ chúa Trịnh và triều đình hậu Lê, ảnh hưởng xấu đến
tình hình chính trị, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
Sử sách chép rằng, Thị Huệ có nguồn gốc xuất thân nghèo khổ, là cô gái hái chè
quê ở làng Phù Đổng, huyện Đông Anh, Bắc Ninh (nay là Hà Nội). Vì có nhan sắc,
nói năng nhanh nhẹn, làm việc hoạt bát nên Thị Huệ được phủ Chúa chọn vào làm
thị tỳ cho một trong những bà Tiệp Dư của Trịnh Sâm là Trần Thị Vinh. Xét về thứ
bậc, Tiệp Dư chỉ là vợ thứ của Chúa, cho nên thị tỳ của vợ thứ chẳng danh giá gì.
Tuy nhiên, thị tỳ Đặng Thị Huệ lại khôn khéo tận dụng mọi cơ hội để mở lối tiến
thân và đã thành công.
Tuyên phi có nhan sắc mê hoặc lòng người |
Sách Hoàng Lê Nhất thống chí đã ghi chuyện tiến thân của Đặng Thị Huệ: “Bấy giờ, bốn phương yên ổn, kho đụn đều tích chứa đầy, cho nên, Chúa dần dần kiêu căng, ăn chơi xa xỉ, phi tần và thị nữ được kén chọn rất nhiều, cốt sao đắm say cho thỏa thích.
Một hôm, có bà Tiệp Dư tên là Trần Thị Vinh, sai ả nữ tỳ là Đặng Thị
Huệ, bưng khay hoa đến dâng nơi chúa ngồi. Ả nữ tỳ này người làng Phù Đổng, mắt
phượng mày ngài, dáng người tuyệt đẹp. Chúa trông thấy thì ưa, bèn tư thông với
ả…”. Thị Huệ ngày càng trở nên gần gũi hơn với Chúa Trịnh, được sủng ái và lập làm
Tuyên phi.
Muốn thứ gì, Chúa ban thứ đó
Sau khi vào phủ Chúa, Đặng Thị Huệ vốn khéo ngon ngọt yêu chiều, được Trịnh Sâm
coi như báu vật, ngọc ngà, xin vật gì Chúa cũng cho, nên thoả sức điểm trang
lộng lẫy, tận hưởng xa hoa. “Ả được đặc ân ở chung với chúa, cứ y như một cặp vợ
chồng những nhà thường dân. Mọi vật dụng như xe, kiệu, áo quần... đều được sắm
hệt như của Chúa…”, Sách Hoàng Lê Nhất thống chí chép.
Để chiều lòng người đẹp, Chúa không ngừng dùng ngân khố để làm nên những trò vui
mới. Cứ đến dịp trung thu hằng năm, Chúa cho lấy những vật liệu quý trong kho ra
làm đèn lồng – mỗi cái ước tính khoảng vài chục lạng, và dựng hàng trăm cây phù
dung ven hồ Long Trì tại Bắc cung để treo đèn.
Trịnh Sâm còn cho quan lại và phi
tần, cung nữ trong phủ chúa mặc sức vui chơi, nhưng cũng không quên phục vụ Chúa
và Tuyên phi. Tích này được ví giống Ngô Phù Sai cho xây cung Quán Khuê làm từ
châu báu để Tây Thi chơi; rồi còn cho làm Hưởng Điệp Lang - là chiếc guốc có thể
kêu leng keng theo mỗi bước chân của Tây Thi.
Theo sử sách, Chúa Trịnh Sâm có ngọc dạ quang, đây là chiến lợi phẩm của một
trận đánh phương Nam, nên rất quý viên ngọc này. Trong một lần lấy viên ngọc xem,
Thị Huệ lấy tay mân mê viên ngọc, Chúa nói: "Nhè nhẹ tay chứ, đừng làm ngọc sây
sát!". T
hị Huệ bèn ném viên ngọc xuống đất mà khóc rằng: "Làm gì cái hạt ngọc
này! Chẳng qua vào Quảng Nam kiếm giả Chúa hạt khác là cùng. Sao Chúa nỡ trọng
của khinh người như vậy?". Rồi Thị tự ý bỏ ra ở cung khác, từ chối không gặp
Chúa nữa. Chúa phải dùng nhiều cách dỗ dành cho Thị Huệ vui lòng, lúc ấy mới
chịu làm lành.
Đặng Thị Huệ ngày càng nhõng nhẽo Trịnh Sâm. Tương truyền, Một lần, có tay
truyền giáo người Tây Dương đem theo lọ nước hoa đáng giá mười xe ngọc, Thị Huệ
bỏ cơm ba bữa làm Trịnh Sâm phải đồng ý. Lần khác, có người lái buôn mang sang
đôi giày đáng giá mười dãy phố, thấy Cúa trù trừ, Thị Huệ leo hẳn lên kỳ đài dọa
nhảy xuống tự vẫn, khiến Trịnh Sâm rốt cuộc cũng phải bằng lòng.
Từ đó, không gì Đặng Thị Huệ không dám đòi, kể cả việc hỏi con gái Chúa là Công
nữ Ngọc Lan cho em trai mình là Đặng Mậu Lân, một kẻ nổi tiếng có tính hung bạo,
dâm dật và càn rỡ. Và cuối cùng, cũng vì mê mẩn Đặng Thị Huệ, Trịnh Sâm đã phế
con trưởng, lập con trai của Thị là Trịnh Cán (5 tuổi) lên ngôi vua.
Có thể nói, sự sủng ái quá mức của Chúa Trịnh dành cho Thị Huệ là một phần
nguyên nhân gây rối loạn trong kinh thành.
(Theo Đất Việt)