Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện một hóa thạch nhện lớn chưa từng thấy ở khu vực Nội Mông của Trung Quốc.
TIN BÀI KHÁC

Qua khảo cổ, các nhà khoa học nhận định đây là một con nhện cái, sống cách đây khoảng 160 triệu năm, thuộc loại nhện dệt lưới màu vàng với những tấm lưới được dệt từ các sợi tơ màu vàng rất dai.

Các nhà nghiên cứu xếp con nhện hóa thạch này vào nhóm Nephila. Hiện nay, người ta vẫn thấy các loại nhện Nephila tồn tại ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Hóa thạch nhện dệt lưới màu vàng với những tấm lưới được dệt từ các sợi tơ màu vàng rất dai (BBC) 

Việc phát hiện mẫu hóa thạch này rất quan trọng. Bởi trước đó, mẫu vật cổ đại nhất trong nhóm nhện này cho thấy chúng tồn tại được 35 triệu năm tuổi. Bởi thế, phát hiện hóa thạch mới này đã đẩy sự tồn tại của loại Nephila lùi lại Kỷ Jura và trở thành loài nhện sinh tồn lâu đời nhất trên thế giới. Rất có thể con nhện này đã bị vùi lấp trong tro bụi núi lửa của một khu vực có thể trước kia là hồ.

Giáo sư Paul Selden (trường Đại học Kasas, Mỹ) nhận định: “Đây là con nhện hóa thạch lớn chưa từng thấy. Tuy thân của con nhện này chưa phải là lớn nhất song nếu cộng cả những cái chân dài của nó nữa thì đây chắc chắn là con nhện lớn nhất từ trước đến nay.”

My My (theo BBC)