TIN BÀI KHÁC
'Nói dối' soán ngôi 'Da nâu': Thảm họa nhạc Việt?
Xem Thủy, Kim, Hỏa, Mộc hội tụ bằng mắt thường
Thiếu nữ đánh hội đồng vì 'nhìn thấy ghét'
Nhà văn Trần Hoài Dương nhiều năm nay sống một mình tại 56/38 Thích Quảng Đức, quận Phú Nhuận, TPHCM.Thời gian gần đây sức khỏe nhà văn khá yếu, lại sống một mình nên ít liên hệ bạn bè, đồng nghiệp văn chương.
Sáng 8/5, do không thể liên lạc được với ông nên người thân đã
báo chính quyền địa phương và phá cửa vào nhà, phát hiện nhà văn Trần Hoài Dương
qua đời.
Chiều 8/5, theo kết luận của pháp y, nhà văn qua đời vào khoảng 20 giờ ngày 6/5 do nhồi máu cơ tim.
Kết quả giám định pháp y chiều ngày 8/5: Hội đồng pháp y
chính thức kết luận: Nhà văn Trần Hoài Dương đột tử do nhồi máu cơ tim. Thời
gian tử vong vào khoảng 20h ngày thứ Sáu, 06/5/2011!
Cho đến 20 giờ ngày 08/5/2011, thi hài Trần Hoài Dương đang quàn tạm tại Bình
Hưng Hòa để làm thủ tục giám định pháp y và chờ người chị từ Hà Nội vào tổ chức tang lễ.
Nhà văn Trần Hoài Dương tên khai sinh là Trần Bắc Quỳ, sinh
ngày 8/11/1943 tại Hải Dương. Sau khi tốt nghiệp Trường Báo chí Trung ương khóa
I năm 1961, ông về làm biên tập tại Tạp chí Học tập (sau là Tạp chí Cộng sản).
Trong giai đoạn 1971-1981, làm biên tập viên Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam,
sau phụ trách Ban Văn xuôi. Trong giai đoạn 1982-1992 làm biên tập viên Nhà xuất
bản Măng non, sau là Nhà xuất bản Trẻ, Trưởng ban Văn học. Từ năm 1992 đến nay,
ông là nhà văn tự do, chuyên viết cho thiếu nhi.
Nhà văn Trần Hoài Dương (ảnh:
hoinhavanvietnam.vn) |
Nhà văn Tô Hoài đã từng đánh giá nhà văn Trần Hoài Dương như sau: "Không hiểu sao, đọc truyện chọn lọc của Trần Hoài Dương, tôi cứ hình dung ra một thoáng tháng giêng, tháng hai đẹp đơn sơ như thế. Không biết tôi đang là trẻ thơ, tôi không nhớ tôi đã là một ông lão, tôi không biết tuổi đương đọc những sáng tác không có tuổi. Mỗi sáng tác hay thường khiến cho người đọc đánh mất tuổi như vậy”.
Cùng quan điểm trên, nhà văn Triệu Xuân cũng nhận xét: "Đọc văn Trần Hoài Dương, dù đã bước vào tuổi năm mươi tư, tôi ngỡ mình trẻ lại tuổi ấu thơ. Tôi vẫn thấy rưng rưng cảm giác trẻ thơ những ngày đến trường, học hành, vui chơi cùng bè bạn, những lúc đắm mình trong trò chơi của trẻ con vùng quê nghèo Ninh Giang, Hải Dương, lâng lâng cảm giác trên lưng trâu ngắm cò bay, mây bay, nghe tiếng sáo diều. Lòng người trỗi lên bao ước mơ, khát vọng khi dõi theo những cánh buồm nâu trôi trên dòng sông Lê (nhánh của sông Luộc)... Văn Trần Hoài Dương không ồn ã mà sâu lắng, giúp ta nghe được cả tiếng tí tách của chồi non mùa xuân, hướng tâm hồn ta tới bến bờ của yêu thương, trân trọng, những ước ao đầy tính lãng mạn và vẻ đẹp thánh thiện”.
Mẫn Chi (tổng hợp)