Bốn hành tinh trong hệ Mặt Trời là sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa và sao Mộc sẽ hội tụ trong ngày 11/5 tới đây.

TIN BÀI KHÁC

Ngã từ tầng 10, một thợ điện chết thảm
Dựng lại hiện trường vụ võ sư bị đánh

Tiếp tục phát tán clip sex của SV ĐH Mỏ

Hạ Long: Lại chìm tàu du lịch


Những ngày đầu tháng 5, vào sáng sớm các bạn trẻ yêu thiên văn học nếu chịu khó quan sát có thể thấy các hành tinh nhóm trong của Hệ Mặt Trời sẽ tiến rất gần về sao Mộc.
Theo nguồn tin của thienvanvietnam.org, trong những ngày đầu tháng, vào khoảng từ 4h40 đến hơn 5h sáng khi nhìn về gần chân trời phía tây con người có thể thấy các hành tinh gồm sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa và sao Mộc ở vị trí rất gần nhau trên bầu trời.
Đặc biệt, vào ngày 11/5, hai hành tinh và Mộc và Kim sẽ nằm ở vị trí rất gần (gần như là dính chặt vào nhau) trên thiên cầu. Hiện tượng sao Kim và sao Mộc nằm sát nhau trên thiên cầu này khá hiếm gặp, đến tháng 8 năm 2014 mới có thể thấy lại hiện tượng này.

Đây là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú hiếm gặp (Nguồn: Astronomy Magazine)
Vào ngày này, nếu thời tiết tương đối tốt, các bạn trẻ có thể dễ dàng nhận ra sự hội tụ của 4 hành tinh trên. Đặc biệt với sao Kim và sao Mộc là hai điểm sáng rất lớn. Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường. Vào thời điểm đó, sao Kim và sao Mộc di chuyển gần nhau, khá thấp ở phía đông và tỏa sáng. Sao Kim là ngôi sao sáng thứ hai, sau Mặt Trăng, sao Mộc nằm bên trái sao Kim.
Trước đó, vào rạng sáng ngày 6/5, hiện tượng “mưa sao băng” Eta Aquarids cũng đã xuất hiện và tại Việt Nam các bạn trẻ yêu mến thiên văn học đều có cơ hội để chiêm ngưỡng.
“Mưa sao băng” Eta Aquarids có nguồn gốc từ một ngôi sao chổi cực kỳ nổi tiếng – Sao chổi Haley. Cùng với sao băng Orionids và tháng 10, Eta Aquarids là một trong hai trận sao băng tạo bởi các vệt bụi của sao chổi này.
Bảo Châu (Tổng hợp)