Những người từng sống ở miền Nam vào thời gọi là đệ I và đệ II Cộng hoà trước 1975 đều biết hoặc nghe nhắc tới vũ nữ Cẩm Nhung, mỹ nữ nổi danh một thời của các vũ trường Sài Gòn.
TIN BÀI KHÁC
Cẩm Nhung có một sắc đẹp não nùng, cuộc sống giàu sang nhung lụa vì được nhiều công tử "chết mê chết mệt", đua nhau cung phụng tiền bạc.
Nhưng rồi, chỉ vì ham trở thành trung tá phu nhân, Cẩm Nhung đã cắt đứt hết những quan hệ tình ái phức tạp, cặp hẳn với trung tá Thức Công Binh, gây nên tấn bi kịch chấn động miền Nam thuở ấy.
Chuyện là cuộc sống "già nhân ngãi, non vợ chồng" giữa cô vũ nữ nổi tiếng xinh đẹp đắt khách với trung tá thời Diệm - Nhu đã đến tai chính thất của ông Thức, bà Lâm Thị Nguyệt, tức Năm Ra đô ("hỗn danh" vùng nhà lô Cô Bắc). Vì máu "hoạn thư", quyết "chém cha cái kiếp lấy chồng chung", bà Nguyệt đã lập hẳn một kế hoạch tiêu diệt tình địch.
Theo đó, phu nhân trung tá thuê hai tên giang hồ máu mặt, với giá 2 lượng vàng. Ngày định mệnh 18/7/1963, khi Cẩm Nhung xuất hiện trên phố, kẻ thủ ác đã tạt thẳng vào mặt cô vũ nữ một ca acid đậm đặc. Lúc đó, theo những người chứng kiến, người đẹp Cẩm Nhung chỉ kịp ôm lấy mặt, thét lên: "Chết tôi rồi. Cứu tôi với!...". Cẩm Nhung quằn quại dưới đường. Tiếng kêu cứu khiến một số người chạy lại. Có một người đàn ông vực nạn nhân lên xe taxi, chở đến bệnh viện Đô Thành (bệnh viện Sài Gòn ngày nay).
Do vết thương trầm trọng, bác sĩ đã chuyển Cẩm Nhung tới nhà thương Đồn Đất (bệnh viện Nhi đồng 2 ngày nay). Tại đây, bạn bè cùng giới và nhiều ngoại kiều tới thăm, nhìn khuôn mặt mỹ nhân mà xót xa, căm phẫn hành động dã man của thủ phạm. Để đòi công lý, nhiều người hảo tâm và chị em vũ nữ quyên tiền mời luật sư Trương Đình Du và Quang bảo vệ cho Nhung, song vụ việc cũng chẳng đi đâu về đâu...
Đến đây, lại nói về sắc đẹp của Cẩm Nhung, bà Trần Lệ Xuân, vợ ông cố vấn Ngô Đình Nhu, đã đỡ đầu, giúp cô sang Nhật chữa trị, nhưng y học lúc bấy giờ đành bó tay. Với dung nhan bị hủy hoại hoàn toàn, Cẩm Nhung mù lòa, mặt mũi u nần, với những vết sẹo trông rất khủng khiếp. Những người tình một thời và đặc biệt là ông trung tá Thức đều "chạy mất dép", không hề đến thăm hay nhìn trộm cô dù chỉ một lần.
Từ đó, chỉ có một mẹ một con, sau tai nạn, mẹ của Cẩm Nhung đau khổ, buồn phiền, mà sinh bệnh và qua đời vào năm 1964. Cẩm Nhung bắt đầu những ngày tháng sống rất khổ sở. Vào những năm 70-71, người ta thường thấy cô ngồi xổm bên vệ đường Lê Lợi, Tự Do - là những con đường ngày trước cô vẫn thường đi làm hàng ngày, trên ngực có đeo bức chân dung chụp chung với người tình sĩ quan, xin tiền trong sự hững hờ của khách đường.
Ông Ba Quan, một tay chơi lịch duyệt trong giới cầm ca, kể lại: "Một lần có dịp đi qua bắc Mỹ Thuận, nghe một người đàn bà ăn mày có giọng ca não nùng ai oán. Tôi bước lại gần để tặng cho người ấy một số tiền nhỏ. Trời ơi, người đàn bà ấy có khuôn mặt một ác quỷ, mặc bộ bà ba đen cũ rách, trên ngực có đeo tấm bảng “vũ nữ Cẩm Nhung”. Tôi sững sờ một lúc lâu …".
Sau năm 1975, vũ nữ Cẩm Nhung xuất hiện thêm một vài lần nữa rồi biệt tăm luôn, không ai biết rằng cô đã đi về đâu, hoặc cũng có thể cô đã quyên sinh để kết thúc một kiếp người quá đau thương...
(Theo Đất Việt)
TIN BÀI KHÁC
Gần 1/10 đồ chơi Trung Quốc không an toàn
Quý bà lái xế hộp đi nhảy cầu tự tử
Choáng với hình ảnh 10x yêu nhau trong công viên
Cậu bé nghiện uống… xăng ở Long An
Truy tố Hà Phan tội cưỡng đoạt tài sản
Quý bà lái xế hộp đi nhảy cầu tự tử
Choáng với hình ảnh 10x yêu nhau trong công viên
Cậu bé nghiện uống… xăng ở Long An
Truy tố Hà Phan tội cưỡng đoạt tài sản
Cẩm Nhung có một sắc đẹp não nùng, cuộc sống giàu sang nhung lụa vì được nhiều công tử "chết mê chết mệt", đua nhau cung phụng tiền bạc.
Bị tạt acid, khuôn mặt của vũ nữ Cẩm Nhung biến dạng. |
Nhưng rồi, chỉ vì ham trở thành trung tá phu nhân, Cẩm Nhung đã cắt đứt hết những quan hệ tình ái phức tạp, cặp hẳn với trung tá Thức Công Binh, gây nên tấn bi kịch chấn động miền Nam thuở ấy.
Chuyện là cuộc sống "già nhân ngãi, non vợ chồng" giữa cô vũ nữ nổi tiếng xinh đẹp đắt khách với trung tá thời Diệm - Nhu đã đến tai chính thất của ông Thức, bà Lâm Thị Nguyệt, tức Năm Ra đô ("hỗn danh" vùng nhà lô Cô Bắc). Vì máu "hoạn thư", quyết "chém cha cái kiếp lấy chồng chung", bà Nguyệt đã lập hẳn một kế hoạch tiêu diệt tình địch.
Theo đó, phu nhân trung tá thuê hai tên giang hồ máu mặt, với giá 2 lượng vàng. Ngày định mệnh 18/7/1963, khi Cẩm Nhung xuất hiện trên phố, kẻ thủ ác đã tạt thẳng vào mặt cô vũ nữ một ca acid đậm đặc. Lúc đó, theo những người chứng kiến, người đẹp Cẩm Nhung chỉ kịp ôm lấy mặt, thét lên: "Chết tôi rồi. Cứu tôi với!...". Cẩm Nhung quằn quại dưới đường. Tiếng kêu cứu khiến một số người chạy lại. Có một người đàn ông vực nạn nhân lên xe taxi, chở đến bệnh viện Đô Thành (bệnh viện Sài Gòn ngày nay).
Do vết thương trầm trọng, bác sĩ đã chuyển Cẩm Nhung tới nhà thương Đồn Đất (bệnh viện Nhi đồng 2 ngày nay). Tại đây, bạn bè cùng giới và nhiều ngoại kiều tới thăm, nhìn khuôn mặt mỹ nhân mà xót xa, căm phẫn hành động dã man của thủ phạm. Để đòi công lý, nhiều người hảo tâm và chị em vũ nữ quyên tiền mời luật sư Trương Đình Du và Quang bảo vệ cho Nhung, song vụ việc cũng chẳng đi đâu về đâu...
Đến đây, lại nói về sắc đẹp của Cẩm Nhung, bà Trần Lệ Xuân, vợ ông cố vấn Ngô Đình Nhu, đã đỡ đầu, giúp cô sang Nhật chữa trị, nhưng y học lúc bấy giờ đành bó tay. Với dung nhan bị hủy hoại hoàn toàn, Cẩm Nhung mù lòa, mặt mũi u nần, với những vết sẹo trông rất khủng khiếp. Những người tình một thời và đặc biệt là ông trung tá Thức đều "chạy mất dép", không hề đến thăm hay nhìn trộm cô dù chỉ một lần.
Từ đó, chỉ có một mẹ một con, sau tai nạn, mẹ của Cẩm Nhung đau khổ, buồn phiền, mà sinh bệnh và qua đời vào năm 1964. Cẩm Nhung bắt đầu những ngày tháng sống rất khổ sở. Vào những năm 70-71, người ta thường thấy cô ngồi xổm bên vệ đường Lê Lợi, Tự Do - là những con đường ngày trước cô vẫn thường đi làm hàng ngày, trên ngực có đeo bức chân dung chụp chung với người tình sĩ quan, xin tiền trong sự hững hờ của khách đường.
Ông Ba Quan, một tay chơi lịch duyệt trong giới cầm ca, kể lại: "Một lần có dịp đi qua bắc Mỹ Thuận, nghe một người đàn bà ăn mày có giọng ca não nùng ai oán. Tôi bước lại gần để tặng cho người ấy một số tiền nhỏ. Trời ơi, người đàn bà ấy có khuôn mặt một ác quỷ, mặc bộ bà ba đen cũ rách, trên ngực có đeo tấm bảng “vũ nữ Cẩm Nhung”. Tôi sững sờ một lúc lâu …".
Sau năm 1975, vũ nữ Cẩm Nhung xuất hiện thêm một vài lần nữa rồi biệt tăm luôn, không ai biết rằng cô đã đi về đâu, hoặc cũng có thể cô đã quyên sinh để kết thúc một kiếp người quá đau thương...
Top "ăn chơi phóng túng" đất Sài Gòn hồi thập niên 1930 còn có cô Quế
Anh là gái lai, có cha Tiều, mẹ Việt, gia đình buôn bán khá giả. Cô bỏ
đi giang hồ vì tánh lãng mạn, chứ không phải vì thiếu thốn hay nghèo.
Hồi đó, Quế Anh đang theo học trường “áo tím” (Gia Long sau này), nổi
tiếng đẹp, thông minh, ăn chơi nhưng lại là người có tâm hồn. Trong
cảnh trụy lạc, cô vẫn còn chút liêm sỉ và danh dự. Cũng như Tư Nhị, cô sung sức, cặp kè với bất cứ ai có tiền. Người ta biết tới tên cô khi Quế Anh đóng vai Lý Ngọc Thơ trong vở tuồng “Tối độc phụ nhơn tâm”, diễn liên tiếp ba xuất hát làm nghĩa vào năm 1923. Kể từ đó, cô Quế Anh ăn chơi theo sở thích. Cũng bài bạc, thuốc phiện là những cái mốt thời thượng lúc bấy giờ. Nhiều ông kỹ sư, bác sĩ từ bên Tây về, gặp cô mê ngay và làm người tình trong giai đoạn. Cô thay nhân tình như thay áo, cũng lên xe xuống ngựa một thời, nhưng tiếc rằng, cái hậu mệnh quá bi đát. |
(Theo Đất Việt)