Từ lâu nay, những gốc cây được quét vôi trắng đã trở thành nét quen thuộc trên các phố phường của Thủ đô Hà Nội. Nhưng ít người biết về những câu chuyện ẩn chứa đằng sau nó.
TIN BÀI KHÁC
Hoa hậu đẹp nhất thế giới không mặc nội y
Hà Nội: Xuất hiện “hố tử thần” trên đường Nguyễn Trãi
Vớt được xác chết đang phân hủy trôi trên biển
Tẩm xăng đốt người yêu vì tưởng bị lây HIV
Chiến tranh đã qua đi nhiều thập kỷ nhưng các gốc cây ở Hà Nội vẫn được quét vôi trắng xóa, như thể chúng chưa được phép sống trong thời yên bình. Tác giả bài viết đã thể hiện sự ngạc nhiên: ”Thật lạ lùng, những hàng cây mặc quần cộc trắng này cứ dàn trải ra khắp nơi như đang tập thể dục vậy”.
Tác giả cho rằng trên thế giới, không có nơi đâu người ta quét vôi hay sơn trắng gốc cây hàng loạt như thế cả. Việc những gốc cây được “tô vẽ” thể hiện một thói quen trì trệ và làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị, đã đã đến lúc phải xóa bỏ để xây dựng những nề nếp mới cho đời sống ngày hôm nay.
Từ lâu nay, những gốc cây được quét vôi trắng đã trở thành nét quen thuộc trên các phố phường của Thủ đô Hà Nội. |
Một số thành viên đã bày tỏ sự bất ngờ khi biết rằng trong thói quen quét vôi gốc cây ở Hà Nội lại ẩn chứa cả một câu chuyện lịch sử thời chiến. Tuy nhiên, cũng có không ít người nghi ngờ tính chính xác của câu chuyện này.
PGS. TS Phạm Tiến Dũng. Phó trưởng khoa Nông học, ĐH Nông nghiệp Hà Nội cho
biết: quét vôi quanh gốc cây là một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ cây trồng trước
sự tấn công của nhiều loài côn trùng, nấm mốc và một số loại bệnh gây hại đến
sức khỏe của cây. |
Nhiều ý kiến cho rằng, việc quét vôi trắng các gốc cây để làm mốc lề đường là
một biện pháp giao thông đã có từ lâu và áp dụng ở nhiều nơi, không phải là
“sáng kiến” được nghĩ ra ở Hà Nội vào thời chiến. “Hàng cây bên đường có tác
dụng định hướng, nhất là vào ban đêm sự phản chiếu của các gốc cây được sơn vôi
trắng là những tín hiệu chỉ dẫn cho người đi đường”, Minh Hùng, thành viên diễn
đàn congviencayxanh.com.vn chia sẻ.
Bên cạnh việc làm mốc lề đường, việc sơn trắng các gốc cây còn có một công dụng
khác quan trọng hơn, đó là bảo vệ cây xanh chống lại sự tấn công của nhiều loài
sâu bọ gây hại.
Thành viên nick QA.tradao cho biết: “Nên quét vôi vào thân cây từ ở độ cao từ 1m
trở xuống để phòng các loại nấm bệnh và hạn chế việc đẻ trứng, sinh sôi nảy nở
của các loại xén tóc (sâu đục thân, đục gốc) vì các lí do sau:
Thứ nhất là sâu đục thân ban đêm thường tìm đến đẻ trứng vào những kẽ nứt,
những chỗ gồ ghề ở thân cây cách mặt đất từ 0,3 đến 1 m. Thứ hai là sâu đục gốc
thường ăn rễ non trước khi đẻ trứng. Trước khi đẻ, chúng khoét vào gốc cây rồi
đẻ trứng vào đó. Sau đó, sâu non di chuyển xuống phía dưới gốc, phá hại phần
gốc, rễ cây tiếp giáp với thân”.
Hà Nội không phải là nơi duy nhất trên thế giới có “tục lệ” quét vôi trắng cho các gốc cây. |
Chắc chắn, Hà Nội không phải là nơi duy nhất trên thế giới có “tục lệ” quét vôi
trắng cho các gốc cây. Trên diễn đàn Otofun, một thành viên đang sinh sống ở
nước ngoài có Nick Congnongtau cho hay: “Công dụng chính của việc quét vôi là để
trừ sâu bọ vào mỗi mùa xuân khi cây cối lên chồi non cũng là mùa sâu bọ sinh
sôi. Bên em, hàng năm khoảng cuối tháng tư, đầu tháng năm là người ta quét vôi
trắng hết tất cả cây cối, kể cả cột điện, dải phân cách, viền vỉa hè. Đường phố
như được mang một bộ mặt mới sau một mùa đông ảm đạm”.
Quan điểm cho rằng việc sơn trắng các gốc gây làm mất mỹ quan đô thị cũng nhận
được nhiều phản hồi khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng điều này làm đường phố trở
nên quy củ hơn, đồng thời cũng là một phong cách riêng của Hà Nội. Thành viên
SeineRiver, diễn đàn Linkhay, bày tỏ: “Đúng là rất Hà Nội. Hồi bé xíu mỗi sáng
đi qua phố Nguyễn Đình Chiểu, cứ nhớ mãi ngày nào cũng hỏi mẹ tại sao người ta
lại bôi vôi gốc cây trên đường và trong công viên”.
(Theo Đất Việt)