- Hôm qua 15/6, một trận mưa giông kèm lốc xoáy mạnh quét ngang vùng biển Cà Mau đã đánh chìm 14 tàu cá khiến hơn 20 ngư phủ bị rơi xuống biển.
TIN BÀI KHÁC
Ghen tuông, chích điện giết vợ đang mang thai
Đổ xô lên núi Lộc Sơn tìm vàng
Ngắm Hà Nội xưa trong leng keng tàu điện
Ngắm siêu xe 'khủng' tề tựu trên phố Sài thành
Xâm nhập 'ngã ba tình' ở Hà Nội
Sáng nay (16/6) trao đổi với PV VietNamNet, đại diện Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau cho biết, các lực lượng tham gia cứu hộ cứu sống tất cả 25 ngư phủ trên 14 tàu khai thác ven bờ bị lốc xoáy nhấn chìm.
Trước đó, ngày 15/6, một trận mưa giông kèm lốc xoáy mạnh quét ngang vùng biển Cà Mau đã đánh chìm 14 tàu cá khiến 25 ngư phủ bị rơi xuống biển.
Được biết, trong số những tàu cá được cứu hộ có hai tàu khai thác thủy sản của của ông Nguyễn Trung Chánh ở thị trấn Sông Đốc và ông Trần Văn Đô ở xã Lợi An, với 18 ngư phủ ra khơi vào ngày 20/5 nhưng đã mất liên lạc hơn một tuần nay.
Trưa cùng ngày, tại Thành phố Cà Mau, một cơn giông lớn cũng đã làm sập và hất tung cả mái nhà kho của Nhà thiếu nhi tỉnh Cà Mau văng ra đường, rất may không trúng ai.
Cùng ngày, giông lốc xảy ra trên địa bàn thành phố Sóc Trăng
khiến một cây bạch đàn bị đổ đè lên 3 xe máy đang lưu thông trên đường.
Tại thời điểm này, ở Nam Bộ đang là mùa mưa, giông lốc thường
xuyên xảy ra.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn T.Ư, sáng 15/6, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đã xuất hiện trên biển Đông. Dự báo đến 13 giờ ngày 16/6, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 16,5 đến 17,5 độ vĩ Bắc; 112,0 đến 113,0 độ kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Do ảnh hưởng của ATNĐ, vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, biển động. Khu vực nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và giông mạnh. Trong cơn giông cần đề phòng lốc xoáy...
Sáng nay (16/6) sau khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa, áp thấp
nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp. Dự báo trong 12 giờ tới, vùng áp
thấp này tiếp tục di chuyển theo hướng giữa Bắc Tây Bắc và Bắc, suy yếu và tan
dần.
Mẫn Chi