Đây là cách mô tả khu rừng Aokigahara (còn được gọi là Rừng tự tử hay Rừng tự sát), Nhật Bản trong cuốn sách bán chạy nhất của nhà văn Wataru Tsurumui mang tên “Hướng dẫn hoàn chỉnh cho việc tự sát”.


TIN BÀI KHÁC


Rừng Aokigahara nổi tiếng với hai thứ ở Nhật Bản: núi Phú Sĩ và… tự tử. Khu rừng rộng 35 km2, nằm ở chân núi Phú Sĩ, cây cối lại mọc đan xe dày đặc nên tên gọi của nó dịch ra nghĩa là "biển cây". Rừng còn có một số lượng đá, hang động băng giá, một vài trong số đó là các điểm đến du lịch nổi tiếng.


Khu rừng là nơi chứng kiến số lượng các vụ tự sát lớn thứ hai thế giới

Gần đây, người ta đã phát hiện một người đàn ông có tên Taro, 46 tuổi bị tuyệt vọng do mất việc tại một công ty sản xuất sắt, ông bị đuổi khỏi căn hộ đang sống và nợ nần chồng chất không có khả năng chi trả. Ông mất hoàn toàn khả năng về tài chính mà theo ông thì bất cứ thứ gì trong cuộc sống cũng cần chi trả bằng tiền. Với tất cả những lý do đó, ông mua vé tàu một chiều đi đến khu rừng Aokigahara, phía Tây thành phố Tokyo, nước Nhật này.

Khi bước vào khu rừng, điều đầu tiên ông làm là cắt cổ tay của mình, nhưng việc làm đó không đủ để ông tìm đến cái chết một cách nhanh chóng. Và ông bắt đầu đi lang thang, rồi sụp đổ sau vài ngày trong một bụi cây vì đói, mất nước và bị tê cóng chân tay. Nhưng ông đã không mất đi cuộc sống của mình khi một người săn thú phát hiện ra và báo động cho mọi người biết.

Câu chuyện của Taro chỉ là một trong hàng trăm trường hợp tìm đến rừng Aokigahara mỗi năm, để tự sát, biến khu rừng yên tĩnh thành một nơi nổi tiếng khắp Nhật Bản là "rừng tự tử”. Và cái tên này được biết đến nhiều hơn cả tên thật của nó.

Aokigahara nổi tiếng khắp Nhật Bản như là một điểm phổ biến cho những người dùng cuối cùng của cuộc hành trình của họ. Năm 2002, 78 thi thể được tìm thấy bên trong nó, thay thế kỷ lục trước đó là 73 vào năm 1998. Đến đầu tháng 5/2006 có ít nhất 16 vụ tự tử mà thi thể người được tìm thấy.

Theo báo cáo của chính phủ Nhật Bản, đây là nơi có số lượng người tự tử lớn thứ hai trên thế giới, sau cây “cầu tự tử” Golden Gate, ở San Francisco, nước Mỹ. Thậm chí, khu rừng còn được viết lên thành một cuốn tiểu thuyết được xuất bản với số lượng lớn điển hình cho những câu chuyện rùng rợn cuối thế kỷ XIX làm người đọc tin rằng khu rừng bị ám ảnh bởi những bóng ma của những người đã chết.

Với những người lạ đi vào khu rừng này, những hình ảnh đập vào mắt họ giống như một cú sốc. Nhưng những ai từng biết tới khu rừng này thì đó không phải là một điều quá bất ngờ. Và tất nhiên nó hoàn toàn không dành cho những người yếu bóng vía.


 Bằng chứng của những cuộc hành hương tìm tới cái chết của những con người tuyệt vọng nhiều năm trước vẫn còn nằm rải rác trong rừng.

Bằng chứng của những cuộc hành hương tìm tới cái chết của những con người tuyệt vọng nhiều năm trước vẫn còn nằm rải rác trong rừng: trên các cành cây, dưới mặt đất hay trong các khe suối… Không ai có thể biết chính xác điều tồi tệ gì đã xảy ra với họ tới mức họ lựa chọn quyết định tới đây kết thúc cuộc sống của mình.


Không ai có thể biết chính xác điều tồi tệ gì đã xảy ra với họ tới mức họ lựa chọn quyết định tới đây kết thúc cuộc sống của mình

Cảnh sát và lính cứu hỏa tình nguyện địa phương hàng tháng đều tổ chức các cuộc tìm kiếm bên trong "Rừng tự sát". Khi họ di chuyển trong khu rừng này, họ sẽ căng các dây nilon màu để đánh dấu nơi họ đã tiến hành tìm kiếm hoặc nơi đã phát hiện ra các thi thể người tự tử, hoặc chỉ đơn giản là để đánh dấu con đường để có thể ra khỏi mê cung xanh này.

Theo thống kê của cảnh sát địa phương, trong năm 2010 đã có 247 người tìm tới khu rừng này cố gắng tự tử trong đó có 54 người thành công. Tuy nhiên, các quan chức địa phương tin rằng con số thực tế có thể cao hơn nhiều, bởi chưa kể số lượng những người tự tử trong các khu rừng lân cận.

Chính phủ Nhật Bản thì cam kết rằng: sẽ làm mọi cách để làm giảm số lượng các vụ tử tự đến năm 2016 là 20%. Bằng cách nâng cao nhận thức của người dân trong trường học và các nơi làm việc. Nhưng họ cũng lo sợ rằng: tỷ lệ thất nghiệp và phá sản tăng sẽ khiến không “kìm hãm” được ý định tự tử.

Ông Imasa Watanabe đại diện cho chính quyền quận Yamanashi, nơi có khu rừng này cho biết: họ đã cho gắn camera an ninh tại các lối vào; đồng thời, theo dõi những người đi bộ vào trong khu rừng, vì lo ngại sẽ tiếp tục có những vụ tử tự trong thời gian tới. Ông cũng chia sẻ thêm: “Giấc mơ của tôi là ngăn chặn tất cả các vụ tử tử của khu rừng này, nhưng bằng cách nào để người dân tự nhận thức được để không đi vào rừng làm chuyện dại dột nữa mới thực sự thành công”.

Giống như trường hợp của ông Taro, một năm sau cố gắng tự sát không thành công, ông đã được những tình nguyện viên của cơ quan tư vấn tín dụng giúp đỡ và đứng lên bằng chính đôi chân của mình, ông tự đi kiếm được nơi trú ngụ và một công việc đúng với khả năng. Ông nói rằng: ông thấy xấu hổ vì ý định tự tử.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là một trong số những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tỷ lệ tự tử gia tăng ở Nhật Bản.


Theo các chuyên gia, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là một trong số những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tỷ lệ tự tử gia tăng ở Nhật Bản

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cảnh báo, trong năm tới, tỷ lệ này có thể tăng do ảnh hưởng của trận động đất sóng thần hồi tháng Ba vừa qua sẽ tác động tới cuộc sống của người dân, dẫn tới gia tăng tỷ lệ bị trầm cảm và gián tiếp gây ra các vụ tự tử.

Uyển Nhi
(Theo CNN, Funzu, Cogitz…)