Một chiếc ấn đồng cổ có chạm nổi hình rồng lớn vừa được phát hiện tại xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.


TIN BÀI KHÁC
Nhan sắc rạng ngời của Hoa hậu Hàn Quốc 2011
Ghen tuông, đuổi chém “tình địch”, chém chết vợ

Gia cảnh bi đát của giúp việc quấn chăn tự thiêu

MC Nhật khỏa thân lên sóng truyền hình



Ấn đồng này được người dân phát hiện trong một chiếc bình gốm cổ có gắn nắp đậy kín chôn sâu dưới lòng đất khoảng 2m tại xã Tùng Ảnh. Khi được phát hiện, chiếc ấn vẫn còn nguyên vẹn. Chiếc ấn có chiều cao 18cm, nặng 1,3 kg, được chia làm hai phần.

Phần đầu ấn (núm ấn) được chạm nổi một con rồng lớn. Đầu rồng cao 3cm, miệng há lưỡi dài 5cm, mắt rồng lộ to, mũi kiểu sư tử, đuôi rồng có 5 nhánh. Mặt trước ấn được chạm nổi hai con rồng nhỏ hơn ở tư thế "lưỡng long triều nhật", vảy rồng tỉa đều, nét dài chắc khỏe, bố cục đều đặn, thân rồng uốn lượn mềm mại, uyển chuyển ra phía sau, kết hợp hai đuôi rồng nhỏ với đuôi rồng lớn tạo nên sự hài hòa cân xứng.

Chiếc ấn đồng cổ chạm rồng vừa được phát hiện tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)

Phần thân ấn hình vuông, kích thước mỗi cạnh dài 6cm, các mặt đều được khắc chữ Hán theo lối chữ Triện. Mặt trước khắc chữ “Long”, mặt sau khắc chữ “ Hổ”. Mặt bên trái có 4 dòng khắc nổi 16 chữ, hiện mới đọc được một số chữ. Mặt bên phải khắc hai con dơi ngậm đồng tiền và hai dòng chữ Hán đối nhau. Đáy ấn khắc chữ “Phúc Lộc chi ấn” (ấn của Phúc Lộc).

Theo nhận định của một số nhà nghiên cứu, chiếc ấn này được chạm trổ theo thể thức của ấn triện thời Nguyễn. Đây là một kiệt tác nghệ thuật hàm chứa giá trị lịch sử, văn hóa độc đáo được những nghệ nhân tài hoa thời xưa thiết kế, đúc đã đạt đến trình độ kỹ xảo, điêu luyện bậc nhất. Chiếc ấn đồng cổ này được đánh giá thuộc loại độc đáo và đặc sắc nhất từ trước đến nay trên địa bàn Hà Tĩnh.

Hiện các nhà nghiên cứu đang tiếp tục tìm hiểu thêm về niên đại và phiên âm, dịch nghĩa các chữ Hán trên chiếc ấn cổ quý hiếm này.

Thu Hằng (Tổng hợp)