Vẽ người mẫu khỏa thân là môn học quan trọng không thể thiếu được của các trường mĩ thuật, là niềm cảm hứng vô tận cho người nghệ sĩ sáng tạo tác phẩm… Có thể nói rằng người mẫu khỏa thân đã góp phần làm nên nền mĩ thuật. Thế nhưng, nghề người mẫu cũng rất nhọc nhằn, bấp bênh và bạc bẽo.
TIN BÀI KHÁC
Xưa nay vì định kiến xã hội nên họ phải dấu diếm ngay cả với gia đình, bạn bè về nghề của mình. Cuộc đời những người làm nghề mẫu khỏa thân cũng lắm nỗi đoạn trường, mang nhiều uẩn khúc xót xa.
Sướng khổ nào mấy ai hay
Ngoài các trường mĩ thuật, kiến trúc... sử dụng người mẫu khoả thân cho môn học hình hoạ, điêu khắc thì nhiều họa sĩ cũng sử dụng người mẫu khoả thân để sáng tác. Không có con số thống kê cụ thể về số lượng người mẫu khoả thân hiện nay nhưng có lẽ cũng không nhiều lắm (Theo một số họa sĩ thì khoảng trên dưới 100 nguời). Phần lớn họ đều là nữ giới có tuổi đời từ 18- 50. Nghề người mẫu khoả thân không yêu cầu tuyệt đối về sắc đẹp và vóc dáng, dĩ nhiên càng hoàn mĩ càng tốt. Nhưng người mẫu khoả thân phải toát lên được những hình khối, đường nét, góc cạnh độc đáo nào đó và có thần thái để người vẽ có cảm hứng sáng tạo.
Chị P. nhà ở Mai Động (Hà Nội) có thâm niên 20 năm trong nghề cho biết: "Để làm được nghề này việc đầu tiên là vượt qua được "cửa ải"... xấu hổ. Tôi nhớ lần đầu tiên ngồi mẫu ở Trường đại học Mĩ Thuật ở Yết Kiêu, tuy đã được chuẩn bị về tâm lý rồi nhưng bắt đầu cởi quần áo tôi thấy sợ run bắn lên. Hàng chục con mắt nhìn vào tôi thấy rợn cả da thịt, tinh thần và cơ thể nó mất phương hướng rồi tê cứng lại, mất cảm giác. Xong đợt ngồi mẫu đó là cảm giác lo sợ xâm chiếm lấy tôi, sợ gia đình và bạn bè biết được. Cầm những đồng tiền bồi dưỡng lúc ấy tôi khóc nức nở và nghĩ sẽ không bao giờ bước chân vào đó nữa. Nhưng, như một duyên nợ, tôi đã gắn bó với nghề hơn 20 năm như một định mệnh".
Theo chị P., nhìn bề ngoài nghề này có vẽ dễ dàng nhưng để trở thành một người mẫu chuyên nghiệp cũng không hề đơn giản. Có một số người đã bỏ ngay từ đầu vì không vượt được cửa ải đầu tiên và những khó khăn như: Tạo dáng, đứng, ngồi, quỳ hoặc nằm hàng tiếng đồng hồ. Có những bài thi tốt nghiệp môn điêu khắc phải ngồi đến vài tháng... bất kể thời tiết khắc nghiệt. Trời mùa đông lạnh cắt da, cắt thịt chỉ có một đống lửa nhỏ bên cạnh nhưng họ vẫn phải khoả thân để ngồi. Việc làm mẫu còn gây đau cơ thể vì tư thế bất động, và các người mẫu phải khoẻ mạnh mới kham nổi nghề này.
"Có lúc tôi nghĩ các mạch máu đông cứng lại, bởi tư thế bất động, khiến máu không chảy được. Tôi từng bị đau kinh khủng, một số tư thế khó khăn lắm. Bạn hãy tự tưởng tượng bạn ngồi bên phải, thân xoay sang một bên. Cổ tay bạn đau ghê gớm, mông và thắt lưng cũng đau lắm "Làm nhiều rồi quen chứ ban đầu ngồi mẫu xong về toàn thân đau ê ẩm phải bóp dầu, có chị Ng đồng nghiệp với tôi ngồi lạnh quá về cả lạnh nằm ốm cả tháng", Chị P. tâm sự.
Tuy là một nghề đặc biệt và vất vả cũng rất đặc biệt nhưng nhiều người đã không bỏ nghề vì miếng cơm, manh áo.. Và càng ngày có nhiều nguời tình nguyện bước vào nghề này. Chị H. một người mẫu có thâm niên cho biết:" Trước đây bọn chị tiền công không ăn thua, không xứng với công lao động đổ ra đâu em ạ, nhưng mấy năm trở lại đây tiền công cũng có đỡ hơn. Nếu như thực hiện đủ ngày công theo hợp đồng thì được 1,5 - 2 triệu đồng/tháng. Có một số chị em trẻ, có dáng chuẩn thu nhập 2- 3 triệu đồng/ tháng chưa kể chạy sô cho các trường và các hoạ sĩ tự do thì thu nhập cao hơn nhiều".
Tuy nghề mẫu khoả thân ngày nay có thu nhập đỡ hơn nhưng nghề này cũng không thoát khỏi quy luật đào thải khốc liệt của nó. Những người mẫu trẻ hơn, có dáng người chuẩn tất nhiên họ có được hợp đồng là chuyện rất dễ dàng, và những người mẫu già.. bị đào thải đó là điều không thể tránh khỏi.
Gam trầm những phận đời
Chị L, một cựu người mẫu cho các trường mĩ Thuật ở Hà nội cho biết: Ngày ấy chỉ vì yêu nghệ thuật nên chị đồng ý làm người mẫu khoả thân. Lúc đầu ngượng và khó chịu nhưng làm riết rồi thì quen. Chị làm được 6 năm thì bỏ nghề. Sau đó chị lấy chồng nhưng khi biết chị từng làm nghề người mẫu khoả thân thì người chồng đuổi chị ra khỏi nhà. Không chồng, không nghề nghiệp, như một định mệnh chị lại quay về trường tiếp tục làm nghề người mẫu khoả thân.
Chị chia sẻ: "Chồng bỏ là một nỗi đau, nhưng còn nỗi đau nữa đó là người đời họ nhìn mình bằng một ánh mắt khác, định kiến lắm. Khó có một người chồng nào chấp nhận cho vợ cởi quần áo cho thiên hạ nhìn lắm! Nhưng hình như cái nghề đó nó vận vào thân như một định mệnh. Nên tôi cũng chả trách ai".
Từ khi chị bước và nghề mới 17 tuổi mang vẻ đẹp thanh xuân căng tràn sức sống ai cũng thích nhìn. Nhưng những thăng trầm của cuộc đời đã làm cho chị chóng tàn phai nhan sắc. Và sự nghiệt ngã của nghề đó là sự đào thải, nhường chỗ cho sự trẻ trung hơn, đẹp hơn. Và bây giờ chị là một bà già tóc bạc bán nước ở một quán cóc ven đường, sống thui thủi một mình...
Những người vì yêu mến nghệ thuật đến với nghề người mẫu khoả thân như một sự tự nhiên như chị L là số ít. Phần lớn là do hoàn cảnh nghèo túng và thất nghiệp nên họ đã đến với nghề này. Chị N nhà ở ngoại thành chồng mất để lại 2 đứa con nhỏ nên hơn chục năm nay chị vừa làm người mẫu vừa nuôi con ăn học.
Chị tâm sự: "Hai đứa con tôi đã lớn nhưng tôi dấu không cho các cháu biết nghề này. Nghề ngồi mẫu khoả thân vẫn còn nhiều định kiến lắm. Tôi giấu nhưng rồi cuối cùng khu phố nơi tôi ở ai cũng biết. Họ nhìn tôi bằng ánh mắt khác như là sự khinh bỉ. Tôi phải sống thui thủi, khép kín. Khổ lắm chú ạ. Đây là một nghề thị phi và lắm tai tiếng. Hơn chục năm nay tôi chứng kiến hầu hết những người làm nghề này ai cũng có số phận thật hẩm hiu. Tình duyên, chồng con đều trắc trở. Và thu nhập từ nghề này cũng bạc bẽo lắm !"...
Trường hợp chị M. ở Thanh Trì, Hà Nội cũng rất cám cảnh. Vào nghề từ năm 17 tuổi , có thâm niên 20 năm trong nghề, chị có thu nhập khá nhờ chạy sô làm người mẫu cho các trường đại học mĩ thuật. Tình duyên trắc trở đến năm 35 tuổi chị mới lấy chồng. Mới cưới nhau được vài năm thì chồng mất để lại chị đứa con gái và khoản nợ rất lớn. Chị phải làm việc cật lực để nuôi con và trả nợ cho chồng. Khi trả hết nợ thì tuổi xuân không còn. Và chị phải chuyển nghề. Hiện nay chị đi bán vé số dạo và sống một mình buồn bã cô đơn nơi góc phố nhỏ Thanh Trì.
Hiện nay một số trường Mĩ Thuật ở Hà Nội và TP. HCM có một số biên chế cho người mẫu, còn hầu hết là họ làm theo hợp đồng tính theo giờ. Có một nguyên tắc về danh dự và đạo đức nghề nghiệp là không tiết lộ tên tuổi, danh phận và cả chụp hình khi làm việc với người mẫu. Chính điều này giúp bảo vệ nhân thân người làm mẫu, nhưng cũng là bức tường bao làm người mẫu mãi vô danh. Mà vô danh thì rất khó mà cải thiện việc thu nhập. Nghề người mẫu khoả thân là một nghề lương thiện và khó nhọc - Họ hy sinh cho nghệ thuật nhưng cuộc sống và cuộc đời của họ như một gam trầm mang nhiều uẩn khúc xót xa.
(Theo Người đưa tin)
TIN BÀI KHÁC
Gặp siêu nhân "mình đồng da sắt" ở Hà Nội
Những sao Việt thích ăn chay, ngồi thiền
Chiêm ngưỡng siêu xe biển 5 số siêu đẹp
Hoàng Thùy Linh 'chạy trốn' trước Thu Minh
Ngán ngẩm thời loạn... hoa hậu
Vào nhà nghỉ cùng chồng, bán dâm cho người lạ
Những sao Việt thích ăn chay, ngồi thiền
Chiêm ngưỡng siêu xe biển 5 số siêu đẹp
Hoàng Thùy Linh 'chạy trốn' trước Thu Minh
Ngán ngẩm thời loạn... hoa hậu
Vào nhà nghỉ cùng chồng, bán dâm cho người lạ
Xưa nay vì định kiến xã hội nên họ phải dấu diếm ngay cả với gia đình, bạn bè về nghề của mình. Cuộc đời những người làm nghề mẫu khỏa thân cũng lắm nỗi đoạn trường, mang nhiều uẩn khúc xót xa.
Sướng khổ nào mấy ai hay
Ngoài các trường mĩ thuật, kiến trúc... sử dụng người mẫu khoả thân cho môn học hình hoạ, điêu khắc thì nhiều họa sĩ cũng sử dụng người mẫu khoả thân để sáng tác. Không có con số thống kê cụ thể về số lượng người mẫu khoả thân hiện nay nhưng có lẽ cũng không nhiều lắm (Theo một số họa sĩ thì khoảng trên dưới 100 nguời). Phần lớn họ đều là nữ giới có tuổi đời từ 18- 50. Nghề người mẫu khoả thân không yêu cầu tuyệt đối về sắc đẹp và vóc dáng, dĩ nhiên càng hoàn mĩ càng tốt. Nhưng người mẫu khoả thân phải toát lên được những hình khối, đường nét, góc cạnh độc đáo nào đó và có thần thái để người vẽ có cảm hứng sáng tạo.
Một tiết học vẽ khoả thân ở lớp tại chức do trường Đại học Mĩ thuật Hà Nội mở ở Nghệ An |
Chị P. nhà ở Mai Động (Hà Nội) có thâm niên 20 năm trong nghề cho biết: "Để làm được nghề này việc đầu tiên là vượt qua được "cửa ải"... xấu hổ. Tôi nhớ lần đầu tiên ngồi mẫu ở Trường đại học Mĩ Thuật ở Yết Kiêu, tuy đã được chuẩn bị về tâm lý rồi nhưng bắt đầu cởi quần áo tôi thấy sợ run bắn lên. Hàng chục con mắt nhìn vào tôi thấy rợn cả da thịt, tinh thần và cơ thể nó mất phương hướng rồi tê cứng lại, mất cảm giác. Xong đợt ngồi mẫu đó là cảm giác lo sợ xâm chiếm lấy tôi, sợ gia đình và bạn bè biết được. Cầm những đồng tiền bồi dưỡng lúc ấy tôi khóc nức nở và nghĩ sẽ không bao giờ bước chân vào đó nữa. Nhưng, như một duyên nợ, tôi đã gắn bó với nghề hơn 20 năm như một định mệnh".
Theo chị P., nhìn bề ngoài nghề này có vẽ dễ dàng nhưng để trở thành một người mẫu chuyên nghiệp cũng không hề đơn giản. Có một số người đã bỏ ngay từ đầu vì không vượt được cửa ải đầu tiên và những khó khăn như: Tạo dáng, đứng, ngồi, quỳ hoặc nằm hàng tiếng đồng hồ. Có những bài thi tốt nghiệp môn điêu khắc phải ngồi đến vài tháng... bất kể thời tiết khắc nghiệt. Trời mùa đông lạnh cắt da, cắt thịt chỉ có một đống lửa nhỏ bên cạnh nhưng họ vẫn phải khoả thân để ngồi. Việc làm mẫu còn gây đau cơ thể vì tư thế bất động, và các người mẫu phải khoẻ mạnh mới kham nổi nghề này.
"Có lúc tôi nghĩ các mạch máu đông cứng lại, bởi tư thế bất động, khiến máu không chảy được. Tôi từng bị đau kinh khủng, một số tư thế khó khăn lắm. Bạn hãy tự tưởng tượng bạn ngồi bên phải, thân xoay sang một bên. Cổ tay bạn đau ghê gớm, mông và thắt lưng cũng đau lắm "Làm nhiều rồi quen chứ ban đầu ngồi mẫu xong về toàn thân đau ê ẩm phải bóp dầu, có chị Ng đồng nghiệp với tôi ngồi lạnh quá về cả lạnh nằm ốm cả tháng", Chị P. tâm sự.
Tuy là một nghề đặc biệt và vất vả cũng rất đặc biệt nhưng nhiều người đã không bỏ nghề vì miếng cơm, manh áo.. Và càng ngày có nhiều nguời tình nguyện bước vào nghề này. Chị H. một người mẫu có thâm niên cho biết:" Trước đây bọn chị tiền công không ăn thua, không xứng với công lao động đổ ra đâu em ạ, nhưng mấy năm trở lại đây tiền công cũng có đỡ hơn. Nếu như thực hiện đủ ngày công theo hợp đồng thì được 1,5 - 2 triệu đồng/tháng. Có một số chị em trẻ, có dáng chuẩn thu nhập 2- 3 triệu đồng/ tháng chưa kể chạy sô cho các trường và các hoạ sĩ tự do thì thu nhập cao hơn nhiều".
Tuy nghề mẫu khoả thân ngày nay có thu nhập đỡ hơn nhưng nghề này cũng không thoát khỏi quy luật đào thải khốc liệt của nó. Những người mẫu trẻ hơn, có dáng người chuẩn tất nhiên họ có được hợp đồng là chuyện rất dễ dàng, và những người mẫu già.. bị đào thải đó là điều không thể tránh khỏi.
Gam trầm những phận đời
Chị L, một cựu người mẫu cho các trường mĩ Thuật ở Hà nội cho biết: Ngày ấy chỉ vì yêu nghệ thuật nên chị đồng ý làm người mẫu khoả thân. Lúc đầu ngượng và khó chịu nhưng làm riết rồi thì quen. Chị làm được 6 năm thì bỏ nghề. Sau đó chị lấy chồng nhưng khi biết chị từng làm nghề người mẫu khoả thân thì người chồng đuổi chị ra khỏi nhà. Không chồng, không nghề nghiệp, như một định mệnh chị lại quay về trường tiếp tục làm nghề người mẫu khoả thân.
Từ khi chị bước và nghề mới 17 tuổi mang vẻ đẹp thanh xuân căng tràn sức sống ai cũng thích nhìn. Nhưng những thăng trầm của cuộc đời đã làm cho chị chóng tàn phai nhan sắc. Và sự nghiệt ngã của nghề đó là sự đào thải, nhường chỗ cho sự trẻ trung hơn, đẹp hơn. Và bây giờ chị là một bà già tóc bạc bán nước ở một quán cóc ven đường, sống thui thủi một mình...
Những người vì yêu mến nghệ thuật đến với nghề người mẫu khoả thân như một sự tự nhiên như chị L là số ít. Phần lớn là do hoàn cảnh nghèo túng và thất nghiệp nên họ đã đến với nghề này. Chị N nhà ở ngoại thành chồng mất để lại 2 đứa con nhỏ nên hơn chục năm nay chị vừa làm người mẫu vừa nuôi con ăn học.
Chị tâm sự: "Hai đứa con tôi đã lớn nhưng tôi dấu không cho các cháu biết nghề này. Nghề ngồi mẫu khoả thân vẫn còn nhiều định kiến lắm. Tôi giấu nhưng rồi cuối cùng khu phố nơi tôi ở ai cũng biết. Họ nhìn tôi bằng ánh mắt khác như là sự khinh bỉ. Tôi phải sống thui thủi, khép kín. Khổ lắm chú ạ. Đây là một nghề thị phi và lắm tai tiếng. Hơn chục năm nay tôi chứng kiến hầu hết những người làm nghề này ai cũng có số phận thật hẩm hiu. Tình duyên, chồng con đều trắc trở. Và thu nhập từ nghề này cũng bạc bẽo lắm !"...
Trường hợp chị M. ở Thanh Trì, Hà Nội cũng rất cám cảnh. Vào nghề từ năm 17 tuổi , có thâm niên 20 năm trong nghề, chị có thu nhập khá nhờ chạy sô làm người mẫu cho các trường đại học mĩ thuật. Tình duyên trắc trở đến năm 35 tuổi chị mới lấy chồng. Mới cưới nhau được vài năm thì chồng mất để lại chị đứa con gái và khoản nợ rất lớn. Chị phải làm việc cật lực để nuôi con và trả nợ cho chồng. Khi trả hết nợ thì tuổi xuân không còn. Và chị phải chuyển nghề. Hiện nay chị đi bán vé số dạo và sống một mình buồn bã cô đơn nơi góc phố nhỏ Thanh Trì.
Hiện nay một số trường Mĩ Thuật ở Hà Nội và TP. HCM có một số biên chế cho người mẫu, còn hầu hết là họ làm theo hợp đồng tính theo giờ. Có một nguyên tắc về danh dự và đạo đức nghề nghiệp là không tiết lộ tên tuổi, danh phận và cả chụp hình khi làm việc với người mẫu. Chính điều này giúp bảo vệ nhân thân người làm mẫu, nhưng cũng là bức tường bao làm người mẫu mãi vô danh. Mà vô danh thì rất khó mà cải thiện việc thu nhập. Nghề người mẫu khoả thân là một nghề lương thiện và khó nhọc - Họ hy sinh cho nghệ thuật nhưng cuộc sống và cuộc đời của họ như một gam trầm mang nhiều uẩn khúc xót xa.
(Theo Người đưa tin)