Khai thác kim cương toàn cầu là ngành công nghiệp bí ẩn ít được tiết lộ. Sẽ rất khó để ai đó tượng tưởng được giá trị thực của các mỏ kim cương.
TIN BÀI KHÁC
Sự thật về thuở hàn vi của hoa hậu Ngọc Trinh
Chiêm ngưỡng trong chiến hạm của hải quân VN
Trong số 10 mỏ kim cương nói trên, phần lớn chúng thuộc sở hữu của 4 công ty khai thác kim cương lớn nhất thế giới là De Beers Group, Alrosa, Rio Tinto và BHP Billiton. Khoảng 2 thập kỷ trước, De Beers kiểm soát 70-80% thị trường kim cương thô do đó kiêm luôn việc định giá loại khoáng sản quý này. Tuy nhiên đến nay công việc kinh doanh của các công ty nói trên vẫn là một bí mật chưa được khai phá.
Trong năm 2010, tổng lượng kim cương sản xuất trên toàn thế giới là hơn 133 triệu carat với tổng giá trị khoảng12 tỷ USD, theo báo cáo của Kimberley Process Certification Scheme. 5 nước sản xuất kim cương lớn nhất thế giới là Nga, Botswana, Cộng hòa Dân chủ Congo, Nam Phi và Canada, chiếm hơn 75% tổng sản lượng kim cương trên toàn thế giới. Kim cương hiếm hơn nhiều so với vàng. Nếu như lịch sử nhân loại đã từng khai thác được khoảng 175.000 tấn vàng thì tổng sản lượng kim cương được khai thác đến nay chỉ khoảng 500 tấn, trong đó 20-30% là đá quý.
Chính sự khan hiếm là nhân tố chính để tạo ra sự khác biệt giữa vàng và kim cương. Hiện nay vàng dao động trong khoảng 1.800 USD/ounce, trong khi đó kim cương có giá 1.800 USD/carat. 5 carat kim cương bằng 1 gram, và khoảng 30 gram bằng 1 ounce. Vậy giá của kim cương là 270.000 USD/ounce. Ngay cả mức giá kim cương trung bình của năm 2010 là 90 USD mỗi carat, nhưng một ounce kim cương vẫn đắt gấp 3 lần so với vàng cùng khối lượng đó.
Dưới đây là 10 mỏ kim cương lớn nhất thế giới:
1. Jwaneng, Botswana - 11,5 triệu carat (năm 2009)
Mỏ Jwaneng thuộc sở hữu của Công ty Debswana, bắt đầu hoạt động từ 1982. Hiện mỏ náy sản xuất 60-70% tổng thu nhập của Debswana.
Mỏ Jwaneng |
De Beers đã tuyên bố Jwaneng là mỏ kim cương giàu nhất thế giới. Trong năm 2009, mỏ đã khai thác 8,2 triệu tấn đá để sản xuất 11,5 triệu carat. Trên mỗi tấn đá, người ta thu được gần 1,5 carat kim cương.
2. Argryle, Australia – 9,8 triệu carat (2010)
Mỏ Argyle nằm ở phía tây bắc nước Úc và được sở hữu, điều hành bởi Rio Tinto. Mỏ này bắt đầu hoạt động vào năm 1985 và đã sản xuất hơn 750 triệu carat đến năm 2010.
Mỏ Argyle |
Đây cũng được xem là mỏ sản xuất kim cương hồng lớn nhất thế giới, dù số lượng sản xuất loại kim cương này chỉ chiếm 0,01% tổng sản lượng.
3. Orapa, Botswana – 9,53 triệu carat (2010)
Orapa là một mỏ khác thuộc sở hữu của công ty Debswana. Mỏ bắt đầu khai thác vào năm 1971. Trong năm 2010, mỏ đã xử lý gần 13 triệu tấn đá. Mỗi tấn đá thu được khoảng 1,3 carat kim cương.
Mỏ Orapa |
Catoca nằm ở Angola và thuộc sở hữu của nhiều công ty bao gồm: Alrosa, Nga, Odebrecht, Brazil, Daumonty, Israel và một công ty mỏ thuộc Angola.
Mỏ Catoca |
Mỏ này được khai thác vào năm 1997. Ước tính có thể khai thác được 60 triệu carat tại mỏ này, 35% trong số đó đều là loại đá quý, chất lượng rất tốt.
5. Diavik, Canada – 6,5 triệu carat (2010)
Mỏ Diavik |
Mỏ Diavik nằm ở tây bắc của Canada, đi vào hoạt động năm 2003. Hiện Rio Tinto sở hữu 60% mỏ này. Vào năm tới mỏ sẽ bắt đầu khai thác dưới lòng đất.
6. Venetia, Nam Phi – 4,3 triệu carat (2010)
Mỏ Venetia thuộc sở hữu của công ty De Beers. Nó được đưa vào khai thác từ năm 1992. Hiện tại, mỏ này chiếm khoảng 40% lượng kim cương trên toàn Nam Phi. Trong năm 2010, tại đây đã xử lý hơn 4 triệu tấn đá, trong đó mỗi tấn đá thu được 1,1 carat kim cương.
Mỏ Venetia |
7. Ekati, Canada – 3 triệu carat (2010)
Mỏ Ekati nằm ở phần lãnh thổ phía tây bắc Canada, đi vào hoạt động từ 1998. Hiện BHP Billiton đang sở hữu 80% mỏ này. Năm 2010, đã có 4,93 triệu tấn đá được xử lý với tỷ lệ khoảng 1 carat/tấn đá. Trên tổng sản lượng kim cương hàng năm trên toàn thế giới, mỏ Ekati chiếm khoảng 3% về khối lượng và 9% về giá trị.
Mỏ Ekati |
8. Finsch, Nam Phi – 1,3 triệu carat (2010)
Mỏ Finsch ban đầu thuộc sở hữu của công ty De Beers, nhưng hiện tại nó là tài sản riêng của tổ chức Kim cương Petra. Mỏ này được khai thác vào năm 1978, đây là nơi có lượng kim cương lớn thứ hai ở Nam Phi.
Mỏ Finsch |
9. Letlhakane, Botswana - 1,2 triệu carat (2010)
Mỏ Letlhakana thuộc sở hữu của Debswana, một công ty liên doanh giữa De Beer và chính phủ Botswana. Mỏ này được đưa vào khai thác năm 1975. Năm 2010, công ty này đã xử lý 3,3 triệu tấn đá thu được 1,2 triệu carat kim cương. Đây là một trong số những mỏ kim cương sâu nhất thuộc sở hữu của công ty Debswana, nằm gần mỏ Orapa.
10. Kimberley, Nam Phi – 100.000 carat (2010)
Mỏ Kimberley được đưa vào khai thác năm 1871. Tới năm 1914, mỏ sơ khai đầu tiên bị đóng cửa và năm 1995 thì đóng cửa hoàn toàn mỏ dưới lòng đất.
|
Mỏ Kimberley |
Ban đầu, chủ sở hữu của mỏ này là công ty De Beers, sau đó vào năm 2007, công ty này đã bán mỏ dưới lòng đất cho công ty Petra. Vào năm 2010, Petra đã sản xuất ra khoảng 100.000 carat từ đây. Còn De Beer đã thu hồi được 823.000 carat từ 5,5 tấn đá ở trên bề mặt của mỏ này.
Thiên Thư (Theo Wall Street)