Cô bé "thần đồng" 11 tuổi Phạm Thanh Ngọc (ở xã Tam Bố, huyện Di Linh, tỉnh Lâm
Đồng) không đạt được điểm 5 cả môn Toán lẫn môn Tiếng Việt của bộ đề thi hoàn
thành tiểu học năm học 2010 - 2011 vừa qua.
TIN BÀI KHÁC
Bà Huỳnh Thị Tuyết – Phó phòng Giáo dục (phụ trách khối tiểu học) huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng - cho biết trên TTXVN vào ngày 22/8, bé gái Phạm Thanh Ngọc không đạt được điểm 5 cả môn Toán lẫn môn Tiếng Việt của bộ đề thi hoàn thành tiểu học năm học 2010 – 2011 vừa qua. Do đó, việc cho cháu Ngọc là “thần đồng ” như một số người nhận định là không có cơ sở.
Bà Huỳnh Thị Tuyết cho hay, khi gia đình cháu Ngọc đưa cháu đến Phòng Giáo dục huyện Di Linh để xin “học lớp 12,” đích thân bà đã cho cháu làm bài tại chỗ 2 môn Toán và Tiếng Việt theo đề thi hoàn thành chương trình tiểu học năm học 2010 - 2011 với thời gian 70 phút mỗi môn (học sinh tiểu học chỉ được làm 60 phút mỗi môn). Kết quả, môn Toán chỉ đạt được 4,5 điểm do Ngọc làm sai, làm phép tính nhưng không đặt được lời giải; còn môn Tiếng Việt thì phần đọc hiểu Ngọc làm được 9/10 câu, nhưng phần tập làm văn thì cháu không làm được chữ nào... Chấm theo đúng đáp án như các học sinh bình thường khác thì bài làm của Ngọc cũng không đạt được điểm 5.
Cháu Ngọc tuy có phần “sáng dạ”, nhưng việc cháu cũng như gia đình cho rằng “biết rồi nên không cần đi học” và “xin học lớp 12” là không đúng quy định, lại có phần không thực tế. Để tránh việc hiểu và học lệch như hiện nay, gia đình nên cho cháu Ngọc đến trường như các cháu bé bình thường khác.
Trong những ngày qua, nhiều báo đã thông tin về chuyện bé gái “thần đồng” 11 tuổi Phạm Thanh Ngọc chưa học qua lớp 1, nhưng bố cháu là anh Phạm Xuân Thành đã có đơn gửi Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng xem xét cho cháu được vào học lớp 12 của Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (huyện Di Linh). Trong đơn, anh Thành cho biết, cháu Ngọc đã học đến chương trình phổ thông lớp 12 tại nhà (tự học chứ không qua trường lớp) và muốn vào trường để hợp thức hóa nguyện vọng được đi thi Đường lên đỉnh Olympia.
Anh Phạm Xuân Thành cho biết trên báo Lao Động, năm lên 2 tuổi, cháu Ngọc đã đòi bố mẹ dạy chữ và nhanh chóng biết viết, làm tính. Nhận thấy con mình có khả năng đặc biệt nhưng vì Ngọc chưa đủ tuổi đến trường nên anh Thành đã mua sách về nhà cho cháu tự học. Lên 6 tuổi, Ngọc đã học xong chương trình tiểu học. Vào học lớp 1 đúng theo quy định, nhưng cháu Ngọc kêu chán vì “cô giáo chỉ dạy toàn là những điều mà con đã biết rồi” nên đòi nghỉ học. Anh Thành đành cho con nghỉ học và ở nhà tự học.
Đến năm 2008, khi Ngọc lên 7 tuổi, Ngọc đã học xong chương trình cấp 2, anh Thành đã đi tìm thầy dạy kèm cháu chương trình cấp 3 với chủ yếu là 3 môn Toán, Lý và Hóa. Hiện nay, cháu Ngọc đang được thầy Trần Xuân Việt (giáo viên Trường THPT Nguyễn Viết Xuân) dạy kèm môn Toán lớp 12 và thầy Nguyễn Hoài Nam (giáo viên Trường THPT Nguyễn Viết Xuân) hướng dẫn môn Vật lý lớp 10.
Thu Hằng (Tổng hợp)
TIN BÀI KHÁC
BV có bác sĩ thiệt mạng nhiều lần bị tấn công
Chuyện tử nạn vì 'con đẻ' của nhà phát minh
Vụ cướp, giết kinh hoàng đêm giao thừa
Bi kịch 10 nam nữ đưa nhau vào ngục tối
Rợn người vở kịch gã phụ xe hiếp dâm các bé gái
Chuyện tử nạn vì 'con đẻ' của nhà phát minh
Vụ cướp, giết kinh hoàng đêm giao thừa
Bi kịch 10 nam nữ đưa nhau vào ngục tối
Rợn người vở kịch gã phụ xe hiếp dâm các bé gái
Bà Huỳnh Thị Tuyết – Phó phòng Giáo dục (phụ trách khối tiểu học) huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng - cho biết trên TTXVN vào ngày 22/8, bé gái Phạm Thanh Ngọc không đạt được điểm 5 cả môn Toán lẫn môn Tiếng Việt của bộ đề thi hoàn thành tiểu học năm học 2010 – 2011 vừa qua. Do đó, việc cho cháu Ngọc là “thần đồng ” như một số người nhận định là không có cơ sở.
Cô bé Phạm Thanh Ngọc (Ảnh: Người Lao Động) |
Bà Huỳnh Thị Tuyết cho hay, khi gia đình cháu Ngọc đưa cháu đến Phòng Giáo dục huyện Di Linh để xin “học lớp 12,” đích thân bà đã cho cháu làm bài tại chỗ 2 môn Toán và Tiếng Việt theo đề thi hoàn thành chương trình tiểu học năm học 2010 - 2011 với thời gian 70 phút mỗi môn (học sinh tiểu học chỉ được làm 60 phút mỗi môn). Kết quả, môn Toán chỉ đạt được 4,5 điểm do Ngọc làm sai, làm phép tính nhưng không đặt được lời giải; còn môn Tiếng Việt thì phần đọc hiểu Ngọc làm được 9/10 câu, nhưng phần tập làm văn thì cháu không làm được chữ nào... Chấm theo đúng đáp án như các học sinh bình thường khác thì bài làm của Ngọc cũng không đạt được điểm 5.
Cháu Ngọc tuy có phần “sáng dạ”, nhưng việc cháu cũng như gia đình cho rằng “biết rồi nên không cần đi học” và “xin học lớp 12” là không đúng quy định, lại có phần không thực tế. Để tránh việc hiểu và học lệch như hiện nay, gia đình nên cho cháu Ngọc đến trường như các cháu bé bình thường khác.
Trong những ngày qua, nhiều báo đã thông tin về chuyện bé gái “thần đồng” 11 tuổi Phạm Thanh Ngọc chưa học qua lớp 1, nhưng bố cháu là anh Phạm Xuân Thành đã có đơn gửi Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng xem xét cho cháu được vào học lớp 12 của Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (huyện Di Linh). Trong đơn, anh Thành cho biết, cháu Ngọc đã học đến chương trình phổ thông lớp 12 tại nhà (tự học chứ không qua trường lớp) và muốn vào trường để hợp thức hóa nguyện vọng được đi thi Đường lên đỉnh Olympia.
Anh Phạm Xuân Thành cho biết trên báo Lao Động, năm lên 2 tuổi, cháu Ngọc đã đòi bố mẹ dạy chữ và nhanh chóng biết viết, làm tính. Nhận thấy con mình có khả năng đặc biệt nhưng vì Ngọc chưa đủ tuổi đến trường nên anh Thành đã mua sách về nhà cho cháu tự học. Lên 6 tuổi, Ngọc đã học xong chương trình tiểu học. Vào học lớp 1 đúng theo quy định, nhưng cháu Ngọc kêu chán vì “cô giáo chỉ dạy toàn là những điều mà con đã biết rồi” nên đòi nghỉ học. Anh Thành đành cho con nghỉ học và ở nhà tự học.
Đến năm 2008, khi Ngọc lên 7 tuổi, Ngọc đã học xong chương trình cấp 2, anh Thành đã đi tìm thầy dạy kèm cháu chương trình cấp 3 với chủ yếu là 3 môn Toán, Lý và Hóa. Hiện nay, cháu Ngọc đang được thầy Trần Xuân Việt (giáo viên Trường THPT Nguyễn Viết Xuân) dạy kèm môn Toán lớp 12 và thầy Nguyễn Hoài Nam (giáo viên Trường THPT Nguyễn Viết Xuân) hướng dẫn môn Vật lý lớp 10.
Thu Hằng (Tổng hợp)