Trận động đất mạnh 5.4 độ Richter sáng sớm qua ngoài khơi Phú Yên khiến các nhà khoa học chú ý đến khả năng gia tăng hoạt động của hệ thống đứt gãy chạy dọc bờ biển nước ta.
TIN BÀI KHÁC
Pax Thiên chưa hòa nhập với gia đình Brangelina
Chiêm ngưỡng ngôi nhà di động đắt nhất thế giới
Siêu xe tụ hội trước nhà Hà Hồ, Cường đôla
Chiều ngày 26/8, trao đổi với VietNamNet, PGS TS Nguyễn Hồng Phương - Phó giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu cho biết, kể từ hôm qua khi phát hiện một trận động đất có cường độ 5.4 độ Richter xảy ra trên Biển Đông cách bờ biển Phú Yên khoảng 300 km cho đến nay, trung tâm vẫn theo dõi diễn biến của trận động đất này.
Sau hơn một ngày theo dõi, PGS TS Nguyễn Hồng Phương cho biết, hiện nay chưa phát hiện sẽ có thêm một trận động đất nào tương tự xảy ra tại khu vực này. TS Phương cũng nói thêm, trong tương lai sẽ khó xảy ra một trận động đất mạnh hơn trận hôm qua tại khu vực này bởi theo nghiên cứu, tại khu vực này không phát hiện đới đứt gãy, vị trí xảy ra động đất lại nằm cách xa bờ nên khả năng gây ảnh hưởng đến bờ là rất ít.
Bản đồ tâm chấn trận động đất 5.4 độ Richter xảy ra vào hồi 18 giờ 03 phút (giờ GMT) tức 01 giờ 03 phút (giờ Hà Nội) (Ảnh: Viện vật lý địa cầu) |
Trên biển có 9 vùng nguồn có tiềm năng gây động đất, sóng thần ảnh hưởng đến Việt Nam. Trong đó, vùng biển Philippines có nguy cơ cao nhất gây ra sóng thần đến nước ta.
Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống và các phương tiện cảnh báo động đất, sóng thần của chúng ta mới phát hiện được điều này sau 5 phút, ở mức trung bình. Trong khi Indonesia chỉ sau 1 phút đã phát hiện được động đất, sóng thần khi nó xảy ra - TS Phương cho biết.
Mẫn Chi (tổng hợp)