"Khi vị chủ tọa tuyên án 20 năm tù, tôi biết rằng sẽ rất lâu nữa tôi mới có thể trở về với những người thân yêu của mình. Lúc đó tôi cảm nhận được tiếng khóc, những giọt nước mắt tuôn rơi của những người thân yêu đang đứng phía sau tôi. Tôi đã không đủ can đảm hay đúng hơn cảm thấy quá hổ thẹn nên đã không thể quay lại ngắm nhìn những người thân yêu của mình" - phạm nhân Lê Quang Hưng tâm sự.
TIN BÀI KHÁC
“Tôi đã từng có một gia đình hạnh phúc; có một thành tích học tập mà nhiều người phải khâm phục; có một vị trí công tác mà nhiều người phải tôn trọng; có một người yêu xinh đẹp và tài năng; có nhà mặt phố, có ôtô riêng… Ở ngưỡng tuổi 30, tôi đã có được quá nhiều thứ mà nhiều người phải phấn đấu cả cuộc đời mới có được. Thế nhưng, tôi đã mất tất cả chỉ vì những lỗi lầm mà tôi gây ra. Một bản án 20 năm tù có lẽ là quá nghiệt ngã nhưng đó là cái giá phải trả cho những sai lầm của mình…”.
Những lời sám hối đầy tiếc nuối ấy được phạm nhân Lê Quang Hưng thốt ra sau hơn 1 năm trả án tại Trại giam Thanh Xuân, Bộ Công an.
Cú vấp đầu đời
Khi gặp tôi, Hưng tỏ ra khá ngạc nhiên vì tôi là khách không hẹn trước, cũng không phải là người thân của anh ta. Nhưng rồi Hưng vui vẻ ngay, nói chuyện cởi mở. Bất giác tôi nhớ lại vẻ bồn chồn, lo lắng, gương mặt căng thẳng của Lê Quang Hưng khi đến trụ sở Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội (40B Hàng Bài) để làm việc khi người bị hại lần lượt làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo của anh ta.
Trong khoảng thời gian từ tháng 4 và 5/2008, Lê Quang Hưng (SN 1977, trú tại đường Trường Chinh, phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, TP Hà Nội) đã có hành vi gian dối, lợi dụng việc thành lập Ngân hàng TMCP Dầu khí (NHTMCPDK) và các chứng từ "giấy báo nợ", "ủy nhiệm chi", "phiếu nộp tiền" và "giấy nộp tiền" rồi nộp 6 tỉ đồng vào tài khoản của Ban trù bị thành lập NHTMCPDK tại Ngân hàng TMCP Quốc tế để đảm bảo vay tiền của nhiều người.
Qua việc tung tin được mua 600.000 cổ phần tương ứng với số tiền 6 tỉ đồng của NHTMCPDK, Hưng đã lừa đảo chiếm đoạt gần chục tỉ đồng. Tuy nhiên, NHTMCPDK đã không được thành lập. Mọi người đòi tiền nhưng Hưng không trả được và tìm cách lẩn tránh.
Ngày 23/11/2009, TAND TP Hà Nội đã đưa bị cáo Lê Quang Hưng ra xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau khi xem xét các tình tiết của vụ án, HĐXX tuyên phạt Hưng 20 năm tù, buộc bị cáo phải hoàn trả toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt của các bị hại.
Trong số tội phạm trí thức mà tôi có dịp được tiếp xúc, Lê Quang Hưng khiến tôi ấn tượng với vẻ ngoài đẹp trai, thông minh, hoạt bát và rất tự tin ở vốn kiến thức của bản thân.
Năm 2008, tại thời điểm bị Cơ quan Công an bắt giữ, Hưng sở hữu 2 bằng đại học và bằng thạc sĩ về tài chính, đang theo học nghiên cứu sinh tại Trường đại học Tài chính để làm luận án tiến sĩ. Trước khi chuyển công tác tới Ban trù bị thành lập NHTMCPDK (sau đổi tên là Ngân hàng TMCP Hồng Việt), Hưng từng là cán bộ công tác tại một ủy ban của Quốc hội.
Sinh ra đứa con trai hiếu học và sớm thành đạt, chắc hẳn bố mẹ Hưng đã rất tự hào và kỳ vọng. Chính vì vậy, từ khi tiếp cận vụ án tại Cơ quan điều tra năm 2008 đến nay, tôi luôn nghĩ nếu có ngày gặp lại Lê Quang Hưng, tôi muốn biết sự thật về con người này, phía sau bản án.
Không chút đắn đo, Hưng đã kể cho tôi nghe chuyện về mình, chuyện về gia đình, người thân và sự trả giá quá đắt cho cú vấp ngã đầu đời.
"Bố mẹ tôi đều là cán bộ làm việc trong ngành y và được đào tạo bài bản tại Tiệp Khắc và Đông Đức từ những năm 70 của thế kỷ trước. Chính điều đó mà bố mẹ tôi đã luôn định hướng cho chị em tôi ngay từ nhỏ phải nỗ lực học tập để sau này có một tương lai tốt đẹp.
Còn nhớ năm tôi học lớp 11, khi nghe bố mẹ tôi kể chuyện về con của một người bạn trúng tuyển vào Đại học Bách khoa với một sự ngưỡng mộ, tôi đã tự hứa với bản thân mình cần phải làm một cái gì đó để báo đáp lại những gì mà bố mẹ tôi đã hy sinh cho tôi bao năm qua. Tôi đã trúng tuyển vào 5 trường đại học với điểm số rất cao. Tôi nhớ mãi kỷ niệm lúc được tin tôi đỗ đại học, bố tôi đã lái xe đi suốt cả buổi chiều mà tôi không hiểu ông đi đâu nhưng đến tối ông trở về với một chiếc bàn học mới. Đó chính là món quà mà bố mẹ tặng tôi nhân dịp tôi đỗ đại học”.
Sau đó tôi quyết định chọn 2 trong số 5 trường đại học tôi đã trúng tuyển để theo học là Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính) và Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Đại học Hà Nội).
Những ngày cố gắng của tôi đã bắt đầu được ghi nhận và có kết quả. Bạn bè tín nhiệm bầu tôi làm cán bộ lớp và kết quả học tập của tôi đều rất cao trong đó có 2 kỳ cuối cùng tôi đều đạt 10 phẩy. Đặc biệt, trong hai năm 1999 và 2000, tôi nhận được hai giải thưởng cấp quốc gia về nghiên cứu khoa học và được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen.
Tôi vinh dự là một trong số rất ít sinh viên được ghi danh trong kỷ yếu của Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội vì những thành tích xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học. Sau khi tốt nghiệp đại học, con đường công danh của tôi cũng rất rộng mở. Tôi được nhận ngay vào làm việc tại một ngân hàng lớn. Sáu tháng sau, tôi chuyển về làm việc tại một đơn vị lớn của ngành dầu khí sau khi đứng đầu trong cuộc thi tuyển nhân viên mới.
Một bước tiến quan trọng trong cuộc đời tôi là sau 3 năm kể từ ngày ra trường, tôi được nhận về công tác tại một ủy ban của Quốc hội và cũng một năm sau đó tôi được đặc cách nghiên cứu sinh chuyển thẳng từ hệ cử nhân lên tiến sĩ tại Học viện Tài chính… Nhiều lúc tôi cảm giác số phận đã quá ưu đãi đối với tôi. Trong khi nhiều bạn bè cùng trang lứa phải chật vật trong học tập và công việc thì tôi lại đạt được điều đó một cách nhẹ nhàng. Nhưng cuộc đời rất công bằng, không cho ai tất cả mà cũng không lấy đi của ai tất cả. Năm tôi tròn 30 tuổi thì những biến cố và sóng gió bắt đầu ập đến với tôi”.
Sai lầm vì đã quá tự tin vào bản thân
“Nhớ lại khi tôi huy động vốn để mua một biệt thự tại phố cổ Hà Nội vào cuối năm 2007, mọi việc đang rất thuận lợi và nếu đúng như những tính toán của tôi thì đầu năm 2008 tôi sẽ thu được một khoản lãi hàng chục tỉ đồng. Khi việc đàm phán với các chủ hộ trong căn biệt thự đó đi đến giai đoạn cuối, tôi đã quyết định huy động một khoản tiền lớn để phục vụ việc mua căn biệt thự này. Tuy nhiên, chuẩn bị đến lúc giao tiền và nhận nhà, hai trong số bốn chủ hộ của căn biệt thự mới thông báo cho tôi biết họ vẫn chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho diện tích đất họ đang được quản lý và sử dụng.
Đây là điều mà ban đầu tôi đã sơ ý không kiểm tra kỹ mà chỉ tin họ nói là căn biệt thự đã có đầy đủ giấy tờ hợp lệ và có thể chuyển nhượng. Chính vì vậy, tôi chưa thể mua dứt điểm ngay căn biệt thự đó, trong khi tôi đã trót huy động một số tiền lớn. Khi đó, nếu tôi quyết định trả lại toàn bộ số tiền đã vay thì có lẽ tôi đã không phải chịu cảnh tù đày, mất mát như bây giờ.
Song sự việc đã không như tính toán và mong đợi của tôi. Đầu năm 2008, nền kinh tế Việt Nam suy thoái nên việc huy động vốn của cả nền kinh tế nói chung và việc vay mượn giữa các cá nhân nói riêng rất khó khăn, lãi suất cao. Chính vì vậy, một số người cho tôi vay tiền có ý đòi lại để cho nơi khác vay với lãi suất cao hơn. Khi đó thủ tục mua căn biệt thự sắp hoàn tất nên tôi sợ nếu trả lại tiền gốc cho họ thì khi cần khó vay lại được vì có thể họ đã cho nơi khác vay.
Để giữ lại được khoản vốn đã huy động, tôi đã phải chấp nhận trả lãi suất cao hơn. Khi đó, do quản lý các khoản nợ công không khoa học nên tôi đã bị sa lầy vào đó và chẳng làm gì được. Thời gian thì trôi quá nhanh trong khi thủ tục mua căn biệt thự của tôi vẫn chưa thể hoàn tất, tiền lãi hàng tháng phải trả thì tăng lên chóng mặt. Để bù đắp vào đó, tôi đã phải bán ôtô, xe máy cùng nhiều tài sản khác mà tôi đã tích góp được trong nhiều năm trước nhưng vẫn không đủ bù đắp tiền lãi phải trả hàng tháng.
Nửa năm trôi qua, tôi chẳng thể làm được gì ngoài việc nghe điện thoại, gặp gỡ các chủ nợ, vay chỗ nọ trả chỗ kia để cầm cự một cách vô vọng... Tôi đã quá tự tin vào bản thân khi tự mình giải quyết mà không nhờ đến sự giúp đỡ của người thân. Và chính sự tự tin thái quá này đã khiến tôi gây ra những phiền toái sau này cho cả gia đình.
Khi các chủ nợ dẫn người kéo đến, tôi cùng bố mẹ phải tạm đến tá túc tại nhà anh rể và chị gái nhưng không lâu sau đó họ cũng lại kéo đến không để chúng tôi yên. Lúc đó một người quen đã giới thiệu giúp tôi thuê tạm một căn nhà mà chủ nhà dự định cho sinh viên thuê. Lần đầu tiên trong đời tôi chẳng còn lựa chọn nào khác.
Nhìn căn nhà chật chội khoảng 20m2 bằng tôn lợp mái prô ximăng giữa khu đất trống xung quanh cỏ mọc um tùm trong những ngày hè tháng 7, tôi thấy có lỗi với bố mẹ vô cùng. Có lẽ đó là những ký ức mà mỗi người trong gia đình tôi sẽ không quên.
Những ngày sau đó cuộc sống của cả gia đình tôi bị đảo lộn vì thiếu thốn mọi bề. Với mẹ tôi - một phụ nữ lành hiền, ít va chạm thì những việc xảy ra là quá sức chịu đựng. Mẹ tôi đã không dám bước chân ra khỏi nhà dù là đi chợ mua rau. Có lẽ bà đã quá xấu hổ trước việc làm của con trai mình và sợ những ánh mắt dè bỉu, soi mói của những người xung quanh.
Còn bố tôi thì vẫn cứng rắn cùng tôi đương đầu với mọi chuyện mặc dù tôi biết chắc ông đã phải gồng mình lên vì lúc đó ông là trụ cột, là chỗ dựa tinh thần của cả gia đình.
Chị gái tôi hễ gặp tôi là khóc. Tôi biết chị rất thương tôi và khổ tâm rất nhiều vì đã không giúp gì được cho tôi. Anh rể tôi vốn là một người sôi nổi, vui tính thì bỗng trầm ngâm ít nói. Thuốc lá đã bỏ được mấy năm nhưng từ ngày xảy ra việc của tôi, anh lại hút thuốc trở lại. Chỉ có 2 đứa cháu trai của tôi là vẫn hồn nhiên. Có lẽ do quá ít tuổi nên chúng chưa cảm nhận được những sóng gió đang ập xuống gia đình mà lỗi là do cậu của chúng gây ra.
Một bên là những người thân trong gia đình hoang mang, tuyệt vọng, một bên là các chủ nợ đang ráo riết truy tìm. Tôi hiểu rằng không chỉ mình tôi chịu đau đớn mà cả gia đình tôi cũng phải chịu nghịch cảnh này. Khi đó ý nghĩ tự sát cũng thoáng qua nhưng nhờ có sự động viên, chia sẻ của những người thân trong gia đình đã giúp tôi hiểu ra rằng nếu tôi làm như vậy thì thật hèn nhát, ích kỷ vì tôi chỉ nghĩ đến việc giải thoát cho mỗi bản thân mình. Tôi hiểu rằng mình phải chịu trách nhiệm và tự giải quyết những gì mà mình gây ra và đó cũng chính là lý do tôi đến trình diện Cơ quan Công an.
Khi vị chủ tọa tuyên án 20 năm tù, tôi biết rằng sẽ rất lâu nữa tôi mới có thể trở về với những người thân yêu của mình. Lúc đó tôi cảm nhận được tiếng khóc, những giọt nước mắt tuôn rơi của những người thân yêu đang đứng phía sau tôi. Tôi đã không đủ can đảm hay đúng hơn cảm thấy quá hổ thẹn nên đã không thể quay lại ngắm nhìn những người thân yêu của mình.
Tôi nhận thấy đó là những giọt nước mắt của sự tủi hổ, đau đớn, cay đắng, xót thương và hối tiếc. Những giọt nước mắt tuôn rơi có thể làm những người thân của tôi vơi đi những nỗi niềm đang chất chứa nhưng mỗi giọt nước mắt họ tuôn rơi là mỗi mạch máu trong trái tim tôi như đang vỡ bởi chính tôi đã làm cho họ phải khóc. Họ không đáng phải nhận một kết cục như vậy.
Tôi cảm thấy đau đớn vô cùng. Tôi thầm ước những điều đó chỉ là một cơn ác mộng và không có thật ở đời sống thực tại và nó thuộc về ai đó chứ không phải là của tôi… nhưng đó là sự thật - một sự thật quá phũ phàng và là cái giá tôi phải trả cho những lỗi lầm tôi đã gây ra".
Cải tạo tốt để rút ngắn ngày về
Hưng kể ấn tượng đầu tiên khi đến Trại giam Thanh Xuân, Hưng thấy lòng mình dịu lại trước khuôn viên của trại tuy không lớn nhưng khang trang, sạch đẹp được bài trí bồn hoa, cây cảnh. Cách cư xử lịch thiệp, không kỳ thị của cán bộ quản giáo khiến Hưng cảm thấy vững tâm hơn vì trước đó Hưng luôn mặc cảm vì mình là phạm nhân nên sẽ bị coi thường.
Khi được cán bộ phân vào buồng giam, các anh em phạm nhân rất nhiệt tình hỏi thăm, động viên giúp đỡ Hưng ổn định chỗ ở và sinh hoạt… Tất cả những điều đó khiến Hưng có cảm giác ấm lòng, thấy mình vẫn còn được mọi người tôn trọng, yêu thương.
Những ngày đầu ở trại, Hưng được phân công vào đội khâu bóng. Chìa bàn tay vốn chỉ biết cầm bút cho tôi xem, Hưng bảo công việc khâu bóng không khó lắm, do ngay khi tiếp cận, Hưng đã làm quen với những người khâu giỏi nhất và học kỹ năng từ họ.
Hơn một năm ở trại giam, thời gian chưa phải là nhiều nhưng hình như với một người thông minh, có bản lĩnh như Lê Quang Hưng, cuộc sống lao động cải tạo đã giúp anh ta ngộ ra nhiều điều. Hưng nói với tôi sau khi vào trại một thời gian, Hưng không nghĩ đến gia đình nữa vì nghĩ nhiều sẽ làm mình gục ngã. Quan trọng là phải bản lĩnh, không dao động để tránh những sai lầm tiếp theo.
(Theo Công an nhân dân)
TIN BÀI KHÁC
Chuyện bé gái đồng tình 'yêu', bạn trai vẫn đi tù
Vụ rủ 11 người hãm hiếp bạn gái, hé lộ 2 vụ khác
Long An: Giết mẹ vợ, giấu thi thể trong tủ kính
Đại gia vung tiền cùng 'tiên nữ' tắm tiên
“Chuyện ấy” của người Việt thế nào?
Vụ rủ 11 người hãm hiếp bạn gái, hé lộ 2 vụ khác
Long An: Giết mẹ vợ, giấu thi thể trong tủ kính
Đại gia vung tiền cùng 'tiên nữ' tắm tiên
“Chuyện ấy” của người Việt thế nào?
“Tôi đã từng có một gia đình hạnh phúc; có một thành tích học tập mà nhiều người phải khâm phục; có một vị trí công tác mà nhiều người phải tôn trọng; có một người yêu xinh đẹp và tài năng; có nhà mặt phố, có ôtô riêng… Ở ngưỡng tuổi 30, tôi đã có được quá nhiều thứ mà nhiều người phải phấn đấu cả cuộc đời mới có được. Thế nhưng, tôi đã mất tất cả chỉ vì những lỗi lầm mà tôi gây ra. Một bản án 20 năm tù có lẽ là quá nghiệt ngã nhưng đó là cái giá phải trả cho những sai lầm của mình…”.
Những lời sám hối đầy tiếc nuối ấy được phạm nhân Lê Quang Hưng thốt ra sau hơn 1 năm trả án tại Trại giam Thanh Xuân, Bộ Công an.
Cú vấp đầu đời
Khi gặp tôi, Hưng tỏ ra khá ngạc nhiên vì tôi là khách không hẹn trước, cũng không phải là người thân của anh ta. Nhưng rồi Hưng vui vẻ ngay, nói chuyện cởi mở. Bất giác tôi nhớ lại vẻ bồn chồn, lo lắng, gương mặt căng thẳng của Lê Quang Hưng khi đến trụ sở Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội (40B Hàng Bài) để làm việc khi người bị hại lần lượt làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo của anh ta.
Trong khoảng thời gian từ tháng 4 và 5/2008, Lê Quang Hưng (SN 1977, trú tại đường Trường Chinh, phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, TP Hà Nội) đã có hành vi gian dối, lợi dụng việc thành lập Ngân hàng TMCP Dầu khí (NHTMCPDK) và các chứng từ "giấy báo nợ", "ủy nhiệm chi", "phiếu nộp tiền" và "giấy nộp tiền" rồi nộp 6 tỉ đồng vào tài khoản của Ban trù bị thành lập NHTMCPDK tại Ngân hàng TMCP Quốc tế để đảm bảo vay tiền của nhiều người.
Qua việc tung tin được mua 600.000 cổ phần tương ứng với số tiền 6 tỉ đồng của NHTMCPDK, Hưng đã lừa đảo chiếm đoạt gần chục tỉ đồng. Tuy nhiên, NHTMCPDK đã không được thành lập. Mọi người đòi tiền nhưng Hưng không trả được và tìm cách lẩn tránh.
Ngày 23/11/2009, TAND TP Hà Nội đã đưa bị cáo Lê Quang Hưng ra xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau khi xem xét các tình tiết của vụ án, HĐXX tuyên phạt Hưng 20 năm tù, buộc bị cáo phải hoàn trả toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt của các bị hại.
Trong số tội phạm trí thức mà tôi có dịp được tiếp xúc, Lê Quang Hưng khiến tôi ấn tượng với vẻ ngoài đẹp trai, thông minh, hoạt bát và rất tự tin ở vốn kiến thức của bản thân.
Năm 2008, tại thời điểm bị Cơ quan Công an bắt giữ, Hưng sở hữu 2 bằng đại học và bằng thạc sĩ về tài chính, đang theo học nghiên cứu sinh tại Trường đại học Tài chính để làm luận án tiến sĩ. Trước khi chuyển công tác tới Ban trù bị thành lập NHTMCPDK (sau đổi tên là Ngân hàng TMCP Hồng Việt), Hưng từng là cán bộ công tác tại một ủy ban của Quốc hội.
Lê Quang Hưng. |
Sinh ra đứa con trai hiếu học và sớm thành đạt, chắc hẳn bố mẹ Hưng đã rất tự hào và kỳ vọng. Chính vì vậy, từ khi tiếp cận vụ án tại Cơ quan điều tra năm 2008 đến nay, tôi luôn nghĩ nếu có ngày gặp lại Lê Quang Hưng, tôi muốn biết sự thật về con người này, phía sau bản án.
Không chút đắn đo, Hưng đã kể cho tôi nghe chuyện về mình, chuyện về gia đình, người thân và sự trả giá quá đắt cho cú vấp ngã đầu đời.
"Bố mẹ tôi đều là cán bộ làm việc trong ngành y và được đào tạo bài bản tại Tiệp Khắc và Đông Đức từ những năm 70 của thế kỷ trước. Chính điều đó mà bố mẹ tôi đã luôn định hướng cho chị em tôi ngay từ nhỏ phải nỗ lực học tập để sau này có một tương lai tốt đẹp.
Còn nhớ năm tôi học lớp 11, khi nghe bố mẹ tôi kể chuyện về con của một người bạn trúng tuyển vào Đại học Bách khoa với một sự ngưỡng mộ, tôi đã tự hứa với bản thân mình cần phải làm một cái gì đó để báo đáp lại những gì mà bố mẹ tôi đã hy sinh cho tôi bao năm qua. Tôi đã trúng tuyển vào 5 trường đại học với điểm số rất cao. Tôi nhớ mãi kỷ niệm lúc được tin tôi đỗ đại học, bố tôi đã lái xe đi suốt cả buổi chiều mà tôi không hiểu ông đi đâu nhưng đến tối ông trở về với một chiếc bàn học mới. Đó chính là món quà mà bố mẹ tặng tôi nhân dịp tôi đỗ đại học”.
Sau đó tôi quyết định chọn 2 trong số 5 trường đại học tôi đã trúng tuyển để theo học là Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính) và Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Đại học Hà Nội).
Những ngày cố gắng của tôi đã bắt đầu được ghi nhận và có kết quả. Bạn bè tín nhiệm bầu tôi làm cán bộ lớp và kết quả học tập của tôi đều rất cao trong đó có 2 kỳ cuối cùng tôi đều đạt 10 phẩy. Đặc biệt, trong hai năm 1999 và 2000, tôi nhận được hai giải thưởng cấp quốc gia về nghiên cứu khoa học và được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen.
Tôi vinh dự là một trong số rất ít sinh viên được ghi danh trong kỷ yếu của Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội vì những thành tích xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học. Sau khi tốt nghiệp đại học, con đường công danh của tôi cũng rất rộng mở. Tôi được nhận ngay vào làm việc tại một ngân hàng lớn. Sáu tháng sau, tôi chuyển về làm việc tại một đơn vị lớn của ngành dầu khí sau khi đứng đầu trong cuộc thi tuyển nhân viên mới.
Một bước tiến quan trọng trong cuộc đời tôi là sau 3 năm kể từ ngày ra trường, tôi được nhận về công tác tại một ủy ban của Quốc hội và cũng một năm sau đó tôi được đặc cách nghiên cứu sinh chuyển thẳng từ hệ cử nhân lên tiến sĩ tại Học viện Tài chính… Nhiều lúc tôi cảm giác số phận đã quá ưu đãi đối với tôi. Trong khi nhiều bạn bè cùng trang lứa phải chật vật trong học tập và công việc thì tôi lại đạt được điều đó một cách nhẹ nhàng. Nhưng cuộc đời rất công bằng, không cho ai tất cả mà cũng không lấy đi của ai tất cả. Năm tôi tròn 30 tuổi thì những biến cố và sóng gió bắt đầu ập đến với tôi”.
Sai lầm vì đã quá tự tin vào bản thân
“Nhớ lại khi tôi huy động vốn để mua một biệt thự tại phố cổ Hà Nội vào cuối năm 2007, mọi việc đang rất thuận lợi và nếu đúng như những tính toán của tôi thì đầu năm 2008 tôi sẽ thu được một khoản lãi hàng chục tỉ đồng. Khi việc đàm phán với các chủ hộ trong căn biệt thự đó đi đến giai đoạn cuối, tôi đã quyết định huy động một khoản tiền lớn để phục vụ việc mua căn biệt thự này. Tuy nhiên, chuẩn bị đến lúc giao tiền và nhận nhà, hai trong số bốn chủ hộ của căn biệt thự mới thông báo cho tôi biết họ vẫn chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho diện tích đất họ đang được quản lý và sử dụng.
Đây là điều mà ban đầu tôi đã sơ ý không kiểm tra kỹ mà chỉ tin họ nói là căn biệt thự đã có đầy đủ giấy tờ hợp lệ và có thể chuyển nhượng. Chính vì vậy, tôi chưa thể mua dứt điểm ngay căn biệt thự đó, trong khi tôi đã trót huy động một số tiền lớn. Khi đó, nếu tôi quyết định trả lại toàn bộ số tiền đã vay thì có lẽ tôi đã không phải chịu cảnh tù đày, mất mát như bây giờ.
Song sự việc đã không như tính toán và mong đợi của tôi. Đầu năm 2008, nền kinh tế Việt Nam suy thoái nên việc huy động vốn của cả nền kinh tế nói chung và việc vay mượn giữa các cá nhân nói riêng rất khó khăn, lãi suất cao. Chính vì vậy, một số người cho tôi vay tiền có ý đòi lại để cho nơi khác vay với lãi suất cao hơn. Khi đó thủ tục mua căn biệt thự sắp hoàn tất nên tôi sợ nếu trả lại tiền gốc cho họ thì khi cần khó vay lại được vì có thể họ đã cho nơi khác vay.
Để giữ lại được khoản vốn đã huy động, tôi đã phải chấp nhận trả lãi suất cao hơn. Khi đó, do quản lý các khoản nợ công không khoa học nên tôi đã bị sa lầy vào đó và chẳng làm gì được. Thời gian thì trôi quá nhanh trong khi thủ tục mua căn biệt thự của tôi vẫn chưa thể hoàn tất, tiền lãi hàng tháng phải trả thì tăng lên chóng mặt. Để bù đắp vào đó, tôi đã phải bán ôtô, xe máy cùng nhiều tài sản khác mà tôi đã tích góp được trong nhiều năm trước nhưng vẫn không đủ bù đắp tiền lãi phải trả hàng tháng.
Nửa năm trôi qua, tôi chẳng thể làm được gì ngoài việc nghe điện thoại, gặp gỡ các chủ nợ, vay chỗ nọ trả chỗ kia để cầm cự một cách vô vọng... Tôi đã quá tự tin vào bản thân khi tự mình giải quyết mà không nhờ đến sự giúp đỡ của người thân. Và chính sự tự tin thái quá này đã khiến tôi gây ra những phiền toái sau này cho cả gia đình.
Khi các chủ nợ dẫn người kéo đến, tôi cùng bố mẹ phải tạm đến tá túc tại nhà anh rể và chị gái nhưng không lâu sau đó họ cũng lại kéo đến không để chúng tôi yên. Lúc đó một người quen đã giới thiệu giúp tôi thuê tạm một căn nhà mà chủ nhà dự định cho sinh viên thuê. Lần đầu tiên trong đời tôi chẳng còn lựa chọn nào khác.
Nhìn căn nhà chật chội khoảng 20m2 bằng tôn lợp mái prô ximăng giữa khu đất trống xung quanh cỏ mọc um tùm trong những ngày hè tháng 7, tôi thấy có lỗi với bố mẹ vô cùng. Có lẽ đó là những ký ức mà mỗi người trong gia đình tôi sẽ không quên.
Những ngày sau đó cuộc sống của cả gia đình tôi bị đảo lộn vì thiếu thốn mọi bề. Với mẹ tôi - một phụ nữ lành hiền, ít va chạm thì những việc xảy ra là quá sức chịu đựng. Mẹ tôi đã không dám bước chân ra khỏi nhà dù là đi chợ mua rau. Có lẽ bà đã quá xấu hổ trước việc làm của con trai mình và sợ những ánh mắt dè bỉu, soi mói của những người xung quanh.
Còn bố tôi thì vẫn cứng rắn cùng tôi đương đầu với mọi chuyện mặc dù tôi biết chắc ông đã phải gồng mình lên vì lúc đó ông là trụ cột, là chỗ dựa tinh thần của cả gia đình.
Lê Quang Hưng tại Trại giam Thanh Xuân. |
Chị gái tôi hễ gặp tôi là khóc. Tôi biết chị rất thương tôi và khổ tâm rất nhiều vì đã không giúp gì được cho tôi. Anh rể tôi vốn là một người sôi nổi, vui tính thì bỗng trầm ngâm ít nói. Thuốc lá đã bỏ được mấy năm nhưng từ ngày xảy ra việc của tôi, anh lại hút thuốc trở lại. Chỉ có 2 đứa cháu trai của tôi là vẫn hồn nhiên. Có lẽ do quá ít tuổi nên chúng chưa cảm nhận được những sóng gió đang ập xuống gia đình mà lỗi là do cậu của chúng gây ra.
Một bên là những người thân trong gia đình hoang mang, tuyệt vọng, một bên là các chủ nợ đang ráo riết truy tìm. Tôi hiểu rằng không chỉ mình tôi chịu đau đớn mà cả gia đình tôi cũng phải chịu nghịch cảnh này. Khi đó ý nghĩ tự sát cũng thoáng qua nhưng nhờ có sự động viên, chia sẻ của những người thân trong gia đình đã giúp tôi hiểu ra rằng nếu tôi làm như vậy thì thật hèn nhát, ích kỷ vì tôi chỉ nghĩ đến việc giải thoát cho mỗi bản thân mình. Tôi hiểu rằng mình phải chịu trách nhiệm và tự giải quyết những gì mà mình gây ra và đó cũng chính là lý do tôi đến trình diện Cơ quan Công an.
Khi vị chủ tọa tuyên án 20 năm tù, tôi biết rằng sẽ rất lâu nữa tôi mới có thể trở về với những người thân yêu của mình. Lúc đó tôi cảm nhận được tiếng khóc, những giọt nước mắt tuôn rơi của những người thân yêu đang đứng phía sau tôi. Tôi đã không đủ can đảm hay đúng hơn cảm thấy quá hổ thẹn nên đã không thể quay lại ngắm nhìn những người thân yêu của mình.
Tôi nhận thấy đó là những giọt nước mắt của sự tủi hổ, đau đớn, cay đắng, xót thương và hối tiếc. Những giọt nước mắt tuôn rơi có thể làm những người thân của tôi vơi đi những nỗi niềm đang chất chứa nhưng mỗi giọt nước mắt họ tuôn rơi là mỗi mạch máu trong trái tim tôi như đang vỡ bởi chính tôi đã làm cho họ phải khóc. Họ không đáng phải nhận một kết cục như vậy.
Tôi cảm thấy đau đớn vô cùng. Tôi thầm ước những điều đó chỉ là một cơn ác mộng và không có thật ở đời sống thực tại và nó thuộc về ai đó chứ không phải là của tôi… nhưng đó là sự thật - một sự thật quá phũ phàng và là cái giá tôi phải trả cho những lỗi lầm tôi đã gây ra".
Cải tạo tốt để rút ngắn ngày về
Hưng kể ấn tượng đầu tiên khi đến Trại giam Thanh Xuân, Hưng thấy lòng mình dịu lại trước khuôn viên của trại tuy không lớn nhưng khang trang, sạch đẹp được bài trí bồn hoa, cây cảnh. Cách cư xử lịch thiệp, không kỳ thị của cán bộ quản giáo khiến Hưng cảm thấy vững tâm hơn vì trước đó Hưng luôn mặc cảm vì mình là phạm nhân nên sẽ bị coi thường.
Khi được cán bộ phân vào buồng giam, các anh em phạm nhân rất nhiệt tình hỏi thăm, động viên giúp đỡ Hưng ổn định chỗ ở và sinh hoạt… Tất cả những điều đó khiến Hưng có cảm giác ấm lòng, thấy mình vẫn còn được mọi người tôn trọng, yêu thương.
Những ngày đầu ở trại, Hưng được phân công vào đội khâu bóng. Chìa bàn tay vốn chỉ biết cầm bút cho tôi xem, Hưng bảo công việc khâu bóng không khó lắm, do ngay khi tiếp cận, Hưng đã làm quen với những người khâu giỏi nhất và học kỹ năng từ họ.
Hơn một năm ở trại giam, thời gian chưa phải là nhiều nhưng hình như với một người thông minh, có bản lĩnh như Lê Quang Hưng, cuộc sống lao động cải tạo đã giúp anh ta ngộ ra nhiều điều. Hưng nói với tôi sau khi vào trại một thời gian, Hưng không nghĩ đến gia đình nữa vì nghĩ nhiều sẽ làm mình gục ngã. Quan trọng là phải bản lĩnh, không dao động để tránh những sai lầm tiếp theo.
(Theo Công an nhân dân)