Tập phim mang tên “Bài học lịch sử” trong series phim truyền hình sit-com "Bộ tứ 10A8 - Những phóng viên vui nhộn" đã làm khán giả ngỡ ngàng khi tuyên bố: “Năm 1010, vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long, đặt tên nước là… Đại La”.
TIN BÀI KHÁC
Sai kiến thức cơ bản
Tập phim mang tên “Bài học lịch sử” trong series phim truyền hình sit-com "Những phóng viên vui nhộn" thu hút khán giả với nội dung phản ánh tình trạng ngày nay học sinh thờ ơ với việc học, tìm hiểu môn lịch sử và việc hàng nghìn bài thi sử trong kỳ thi đại học vừa qua đạt điểm 0. Ngay từ phần đầu tập phim, nhân vật “bác sĩ” Hoàng Nghiêm trong phim đã hùng hồn tuyên bố: “Mình là nhà báo mình phải am hiểu về văn, sử, địa…”.
Tuy nhiên, ngay sau đó, nhân vật nam này lại “phán”: “Trần Quốc Toản bóp nát quả cam ở Hội nghị Diên Hồng”. Trong khi đó, câu trả lời đúng là sự kiện trên xảy ra ở Hội nghị Bình Than - một hội nghị quân sự do vua Trần Nhân Tông triệu tập vào năm 1282 để bàn phương hướng kháng chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Tại hội nghị này, Trần Quốc Toản vì quá trẻ nên không được vào dự. Vì thế, Trần Quốc Toản đã bóp nát quả cam trong tay. Còn Hội nghị Diên Hồng là hội nghị năm 1284 do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp các phụ lão trong cả nước để trưng cầu ý kiến, hỏi về chủ trương “hòa hay chiến” khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ hai.
Nhân vật Vương Phi, cũng tuyên bố rất hùng hồn với các phóng viên “cấp dưới” rằng: “Dân ta phải biết sử ta. Kỳ thi đại học vừa rồi, thí sinh làm bài môn lịch sử dưới trung bình nhiều lắm…Tôi không thể để phóng viên tòa soạn này góp phần vào thảm hoạ lịch sử được…” hay “Thảm họa lịch sử có mặt ở mọi nơi”. Tuy nhiên, nhân vật này lại khẳng định: “Năm 1010, vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long, đặt tên nước là… Đại La”.
Tiếp nối thành công từ Bộ Tứ 10A8, “Những Phóng Viên Vui Nhộn” là câu chuyện xoay quanh một tòa soạn báo dành cho tuổi teen với các phóng viên, các cộng tác viên trẻ trung và cá tính. Phim được làm theo thể loại phim sitcom với thời lượng mỗi một tập dài 8 phút nói về cuộc sống thường nhật của 10 nhân vật là thành viên của tờ báo có tên "Xì Tin" với những câu chuyện hài hước, hóm hỉnh và sinh động. Ngay từ khi phát sóng, “Những Phóng Viên Vui Nhộn” đã thu hút được khá đông người xem, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, những lỗi sai căn bản về lịch sử này đã khiến không ít bạn trẻ thất vọng.
Cư dân mạng phẫn nộ
Khán giả Lê Phượng (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Hà Nội và cả nước vừa kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội năm ngoái. Những kiến thức lịch sử cơ bản này cũng để sai sót trong một bộ phim dành cho tuổi teen thì làm sao trách được những bài thi lịch sử được điểm 0 của học sinh bây giờ?”.
Nickname Kaka cũng đồng tình: “Đúng là thảm họa lịch sử! Đặc biệt là bộ phim này lại rất thu hút lớp trẻ theo dõi”. Một số độc giả khác lại có cái nhìn thoáng hơn: “Có thể đây là một lời thoại có ý hài hước của nhân vật, chứ không phải là câu trả lời chính xác mà nhà làm phim đưa ra”.
Bạn đọc Mad chia sẻ trên một diễn đàn: “Hầu hết đều phê phán tập phim này trong khi nó mới phản ánh đúng tình trạng "vẹt sử" bây giờ. Nói như một nhân vật trong phim: “Thảm họa lịch sử có mặt ở mọi nơi” ngay cả ở bộ phim dành cho tuổi teen.. Tập phim này lên sóng gây ra nhiều bức xúc bởi nhiều người phê phán lớp trẻ bỏ bê lịch sử, trong khi đó nhà làm phim thì “vẽ đường sai cho hươu chạy”...”
Trước đó, “Những phóng viên vui nhộn” cũng vấp phải “sự cố’ trong việc kiểm soát trang phục cho diễn viên. không ít người phàn nàn, thậm chí thẳng thắn chê trách khi anh chàng phóng viên ảnh Bùi Linh của tòa soạn báo "Xì Tin" mặc chiếc áo in hình “khá nhạy cảm” trong phim. Báo Pháp luật & Xã hội cho biết: Đó là hình của một chữ A cách điệu. Tuy nhiên trên thực tế, khi nhìn vào hình này, bất kỳ ai cũng sẽ nhíu mày khó chịu vì đập vào mắt họ là một hình ảnh vô cùng phản cảm chứ không phải hình chữ A đơn thuần.
Việc mặc một chiếc áo như thế lên truyền hình đã là cực kỳ phản cảm, đặc biệt lại là một bộ phim giành cho teen thì lại càng... cấm kỵ, dù đó là một hình ảnh ẩn ý, đã được “che đậy” khéo léo và không phải ai cũng dễ dàng nhận ra.
Một khán giả có nickname vn059852600 lý giải: "ký tự in trên áo Bùi Linh là ký tự kiểu như kamasutra, dẫu biết kamasutra là để giáo dục giới tính, không thô thiển như film xxx, nhưng việc đưa 1 hình ẩn ý nhạy cảm như vậy lên truyền hình cho teen coi bộ hơi quá!”.
Mặc dù rất thu hút khán giả tuổi teen vào các tối từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần nhưng những lỗi sai cơ bản trên đã khiến một bộ phận khán giả không khỏi thất vọng và ngao ngán.
Lê Ngọc (Tổng hợp)
TIN BÀI KHÁC
Thang máy rơi tự do, một người chết thảm
Không khởi tố vụ cô gái chết khi nhậu trên sông
Một bé gái 13 tuổi bị hiếp dâm, thiêu sống
Phát hiện hàng trăm con giòi lúc nhúc trong mũi cụ bà
Phát hiện 2 xe tải chở hơn 30 xác chết
Không khởi tố vụ cô gái chết khi nhậu trên sông
Một bé gái 13 tuổi bị hiếp dâm, thiêu sống
Phát hiện hàng trăm con giòi lúc nhúc trong mũi cụ bà
Phát hiện 2 xe tải chở hơn 30 xác chết
Sai kiến thức cơ bản
Tập phim mang tên “Bài học lịch sử” trong series phim truyền hình sit-com "Những phóng viên vui nhộn" thu hút khán giả với nội dung phản ánh tình trạng ngày nay học sinh thờ ơ với việc học, tìm hiểu môn lịch sử và việc hàng nghìn bài thi sử trong kỳ thi đại học vừa qua đạt điểm 0. Ngay từ phần đầu tập phim, nhân vật “bác sĩ” Hoàng Nghiêm trong phim đã hùng hồn tuyên bố: “Mình là nhà báo mình phải am hiểu về văn, sử, địa…”.
Dàn diễn viên phim "Những phóng viên vui nhộn" (Ảnh: Lao động)
Tuy nhiên, ngay sau đó, nhân vật nam này lại “phán”: “Trần Quốc Toản bóp nát quả cam ở Hội nghị Diên Hồng”. Trong khi đó, câu trả lời đúng là sự kiện trên xảy ra ở Hội nghị Bình Than - một hội nghị quân sự do vua Trần Nhân Tông triệu tập vào năm 1282 để bàn phương hướng kháng chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Tại hội nghị này, Trần Quốc Toản vì quá trẻ nên không được vào dự. Vì thế, Trần Quốc Toản đã bóp nát quả cam trong tay. Còn Hội nghị Diên Hồng là hội nghị năm 1284 do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp các phụ lão trong cả nước để trưng cầu ý kiến, hỏi về chủ trương “hòa hay chiến” khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ hai.
Nhân vật Vương Phi, cũng tuyên bố rất hùng hồn với các phóng viên “cấp dưới” rằng: “Dân ta phải biết sử ta. Kỳ thi đại học vừa rồi, thí sinh làm bài môn lịch sử dưới trung bình nhiều lắm…Tôi không thể để phóng viên tòa soạn này góp phần vào thảm hoạ lịch sử được…” hay “Thảm họa lịch sử có mặt ở mọi nơi”. Tuy nhiên, nhân vật này lại khẳng định: “Năm 1010, vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long, đặt tên nước là… Đại La”.
Tiếp nối thành công từ Bộ Tứ 10A8, “Những Phóng Viên Vui Nhộn” là câu chuyện xoay quanh một tòa soạn báo dành cho tuổi teen với các phóng viên, các cộng tác viên trẻ trung và cá tính. Phim được làm theo thể loại phim sitcom với thời lượng mỗi một tập dài 8 phút nói về cuộc sống thường nhật của 10 nhân vật là thành viên của tờ báo có tên "Xì Tin" với những câu chuyện hài hước, hóm hỉnh và sinh động. Ngay từ khi phát sóng, “Những Phóng Viên Vui Nhộn” đã thu hút được khá đông người xem, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, những lỗi sai căn bản về lịch sử này đã khiến không ít bạn trẻ thất vọng.
Cư dân mạng phẫn nộ
Khán giả Lê Phượng (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Hà Nội và cả nước vừa kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội năm ngoái. Những kiến thức lịch sử cơ bản này cũng để sai sót trong một bộ phim dành cho tuổi teen thì làm sao trách được những bài thi lịch sử được điểm 0 của học sinh bây giờ?”.
Nickname Kaka cũng đồng tình: “Đúng là thảm họa lịch sử! Đặc biệt là bộ phim này lại rất thu hút lớp trẻ theo dõi”. Một số độc giả khác lại có cái nhìn thoáng hơn: “Có thể đây là một lời thoại có ý hài hước của nhân vật, chứ không phải là câu trả lời chính xác mà nhà làm phim đưa ra”.
Chiếc áo được cho là phản cảm trong một tập phim của “Những phóng viên vui nhộn” (Nguồn: Pháp luật & Xã hội)
Bạn đọc Mad chia sẻ trên một diễn đàn: “Hầu hết đều phê phán tập phim này trong khi nó mới phản ánh đúng tình trạng "vẹt sử" bây giờ. Nói như một nhân vật trong phim: “Thảm họa lịch sử có mặt ở mọi nơi” ngay cả ở bộ phim dành cho tuổi teen.. Tập phim này lên sóng gây ra nhiều bức xúc bởi nhiều người phê phán lớp trẻ bỏ bê lịch sử, trong khi đó nhà làm phim thì “vẽ đường sai cho hươu chạy”...”
Trước đó, “Những phóng viên vui nhộn” cũng vấp phải “sự cố’ trong việc kiểm soát trang phục cho diễn viên. không ít người phàn nàn, thậm chí thẳng thắn chê trách khi anh chàng phóng viên ảnh Bùi Linh của tòa soạn báo "Xì Tin" mặc chiếc áo in hình “khá nhạy cảm” trong phim. Báo Pháp luật & Xã hội cho biết: Đó là hình của một chữ A cách điệu. Tuy nhiên trên thực tế, khi nhìn vào hình này, bất kỳ ai cũng sẽ nhíu mày khó chịu vì đập vào mắt họ là một hình ảnh vô cùng phản cảm chứ không phải hình chữ A đơn thuần.
Việc mặc một chiếc áo như thế lên truyền hình đã là cực kỳ phản cảm, đặc biệt lại là một bộ phim giành cho teen thì lại càng... cấm kỵ, dù đó là một hình ảnh ẩn ý, đã được “che đậy” khéo léo và không phải ai cũng dễ dàng nhận ra.
Một khán giả có nickname vn059852600 lý giải: "ký tự in trên áo Bùi Linh là ký tự kiểu như kamasutra, dẫu biết kamasutra là để giáo dục giới tính, không thô thiển như film xxx, nhưng việc đưa 1 hình ẩn ý nhạy cảm như vậy lên truyền hình cho teen coi bộ hơi quá!”.
Mặc dù rất thu hút khán giả tuổi teen vào các tối từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần nhưng những lỗi sai cơ bản trên đã khiến một bộ phận khán giả không khỏi thất vọng và ngao ngán.
Lê Ngọc (Tổng hợp)