Dư luận bạn đọc đã tỏ ra bức xúc khi biết rằng cụm từ "Cột cờ Hà Nội" đã bị thay thế bằng "Kỳ đài" trong một tấm biển hiệu trên đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội.
TIN BÀI KHÁC
Phát hiện nhện mặt người ở Bình Dương
Nghi vấn Ngô Kiến Huy sắp làm bố ngoài ý muốn?
Nhiều bằng chứng về linh hồn dưới góc nhìn khoa học
Vụ sập mỏ đá Lèn Cờ: Chỉ ông ký 'nháy' có tội?
"Kỳ đài" hay "Cột cờ Hà Nội"?
Trên đường Điện Biên Phủ, có một tấm biển đề hàng chữ: “Di sản văn hóa thế giới: Di tích Kỳ đài”. Dòng chữ “Kỳ đài” đã khiến nhiều người dân cũng như du khách thắc mắc tại sao phải dùng từ Hán – Việt “Kỳ đài” thay vì cụm từ “Cột cờ Hà Nội” thân quen với người Việt từ bao đời nay?
Đã từ lâu, cột cờ Hà Nội là một trong những biểu tượng thiêng liêng của mảnh đất
Thăng Long - Hà Nội. Nguồn: Vietnam Atlas
Theo từ điển Wikipedia, “Cột cờ Hà Nội” hay còn gọi Kỳ đài Hà Nội là một kết cấu
dạng tháp được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn (bắt
đầu năm 1805, hoàn thành năm 1812). Cột cờ có 54 bậc cầu thang xây xoắn lên đến
đỉnh cột. Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế và một thân cột, được coi là một
trong những biểu tượng của thành phố. Hiện Cột cờ Hà Nội nằm trong khuôn viên
của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (trước đây là Bảo tàng Quân đội), trên
đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình. Đây là một công trình may mắn thoát khỏi sự
phá hủy thành Hà Nội của thực dân Pháp. Sau ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 )
nơi đây đã được treo cờ đỏ sao vàng và đón các du khách đến tham quan.
Từ ngày xây dựng đến nay, “Cột cờ Hà Nội” đã gần hai trăm năm tuổi. Khi Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, hình ảnh của “Cột cờ Hà Nội” đã được in trang
trọng trên đồng tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành lần đầu tiên. Hơn
nửa thế kỷ qua, gắn trên đỉnh “Cột cờ Hà Nội” là lá cờ đỏ sao vàng năm cánh tung
bay lồng lộng trên nền trời của Thủ đô Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến,
mãi mãi là biểu tượng, là niềm tự hào của người Việt.
Theo báo Pháp luật Việt Nam, từ “Kỳ đài” là từ Hán Việt trong đó nghĩa từng từ
kỳ là cờ, đài là nhà làm cao để có thể nhìn xa. Cũng theo sử sách, mặc dù tại Kỳ
đài Hà Nội trên đỉnh có biển đề hai chữ “Kỳ đài” nhưng đã từ lâu người dân Hà
Nội quen với tên gọi “Cột cờ Hà Nội” và địa danh này được coi như một biểu tượng
của Hà Nội... Như vậy, cả về mặt ngữ nghĩa, lẫn tinh thần, cụm từ “Cột cờ Hà
Nội” đã thực sự gắn bó, ăn sâu vào tâm thức của mỗi người dân Thủ đô nói riêng
và người Việt Nam nói chung.
Về mặt ngữ nghĩa có sự tương đồng nhưng tấm biển đề hàng chữ: “Di sản văn hóa
thế giới: Di tích Kỳ đài” đã khiến nhiều người con của Hà Nội lạ lẫm và thoáng
chút chạnh lòng. Bên cạnh đó tiếng Việt vốn trong sáng, giàu có tại sao lại phải
dùng từ Hán – Việt để thay thế? Đặc biệt, với một cụm từ dường như đã đi vào tâm
hồn con người trên mảnh đất hình chữ S này đó là “Cột cờ Hà Nội”?
Hãy trả lại tên cho “Cột cờ Hà Nội”
Liên quan đến việc dùng từ Hán - Việt “Kỳ đài” thay cho “Cột cờ Hà Nội” rất
nhiều bạn đọc đã tỏ ra bức xúc. Theo họ, mặc dù tương đồng nhau về mặt ngữ nghĩa
nhưng cụm từ “Cột cờ Hà Nội” đã là một dấu ấn khó thay thế trong tiềm thức của
người Hà Nội nói riêng và người Việt nói chung.
Biển hiệu “Di tích Kỳ đài” (Nguồn: Pháp luật Việt Nam)
Trên diễn đàn của 24h.com, độc giả KhangLe chia sẻ: “Hãy giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt. “Cột cờ Hà Nội” là cái tên đã đi vào tâm thức người Việt Nam,
vào thơ ca mà sách giáo khoa một thời học sinh phổ thông chúng tôi đã được học
với bài “Cột cờ Hà Nội”. Trong đó có đoạn: “Đi qua đường Điện Biên/ Hẳn nhìn
thấy vút lên/ Cột cờ cao vời vợi...”.
Không chỉ có độc giả KangLe, nhiều bạn đọc khác cũng đồng
tình với quan điểm “người Việt dùng tiếng Việt” này, bạn đọc Mai Anh Tuấn bày
tỏ: “Tại sao lại đổi tên "Cột cờ Hà Nội" thành "Kỳ đài Hà Nội"? Chúng tôi đề
nghị giữ nguyên tên cũ. Tại sao lại phải dùng tên Hán - Việt để làm gì? Xin các
vị có trách nhiệm có liên quan hãy giữ gìn bản sắc riêng của “Cột cờ Hà Nội” như
cái tên của nó vốn có”.
Cũng trên diễn đàn này, độc giả Nguyễn Văn Nam chia sẻ: “Tôi rất hay về Hà Nội
nhưng thực sự hôm nay tôi mới biết được là “Cột cờ Hà Nội” được đổi thành cái
tên nghe rất sáng tạo "Kỳ Đài". Nhưng dù có tên là gì thì trong trái tim tôi vẫn
chỉ có "Cột cờ Hà Nội" và tôi cũng giáo dục cho con mình rằng đó là “Cột cờ Hà
Nội” chứ không có cái tên nào khác cả. Độc giả Nguyễn Chí Kiên, sống ngay gần
Cột Cờ đã phải bật tiếng: "Trong tâm thức của mỗi người Hà Nội chúng tôi không
có cái tên xa lạ "Kỳ đài" nghe kỳ cục quá!”
Trên một số diễn đàn, nhiều bạn không ở Hà Nội cũng chia sẻ trước sự xa lạ của tên gọi “Kỳ đài”. Bạn Đỗ Ngọc Hà,
một người ngoại tỉnh cũng rất bức xúc: “Tôi là một người dân ở miền trung rất
yêu Hà Nội. Cái tên "Cột cờ Hà Nội" nghe rất thân thương, mang đậm nét văn hóa
riêng của Việt Nam. Tại sao mình không cho thế giới biết về văn hóa Việt Nam qua
cái tên "Cột cờ hà Nội" với lịch sử lâu đời của nó mà phải mượn đến từ Hán - Việt?
Trên một diễn đàn dành cho phụ huynh nickname chichi cũng chia sẻ: “Đọc tên “Kỳ
đài” thấy lạ hoắc lạ huơ. Về ngữ nghĩa thì không khác gì nhau, nhưng với người
Hà Nội, rõ ràng chữ "Cột cờ" nghe gần gũi, giản dị và thuần Việt biết bao.
Gần hai thế kỷ kể từ khi được xây dựng, Cột cờ Hà Nội vẫn bề thế, hiên ngang
đứng đó chứng kiến những nét thăng trầm cùng thủ đô, đất nước. Đã từ lâu, Cột cờ
Hà Nội là một trong những biểu tượng thiêng liêng của mảnh đất Thăng Long - Hà
Nội. Có lẽ, đã đến lúc, nên dành lại cụm từ “Cột cờ Hà Nội” vừa thiêng liêng vừa
gần gũi, giản dị cho một di tích mà bao lâu nay vẫn chiếm một vị trí trang trọng
trong tâm thức của người Việt.
Lê Ngọc (Tổng hợp)