Tương truyền, khi còn là hoàng tử, vì muốn biết thời điểm nào lên ngôi và làm vua được bao lâu, Nguyễn Phúc Ưng Kỷ (vua Đồng Khánh sau này) đã khẩn cầu nữ thần Thiên Y Na ở điện Hòn Chén cho biết...
TIN BÀI KHÁC
Những mỹ nhân Việt khiến công chúng ngán ngẩm
Đánh thuốc mê, hãm hiếp hơn 100 phụ nữ
Kỳ án oan hiếp dâm chấn động lên phim
Từ đoán đúng ngày lên ngôi...
Sử sách chép rằng, Đồng Khánh sinh ngày 12 tháng Giêng năm Giáp Tý (tức ngày 19 tháng 2 năm 1864); là con nuôi vua Tự Đức và anh lớn của Hàm Nghi. Từ năm 1883 đến 1885, vì gặp một giai đoạn éo le của lịch sử triều Nguyễn, hoàng tử Nguyễn Phúc Ưng Kỷ chờ đợi mãi chưa được lên nối ngôi vua cha Tự Đức. Ông nhờ mẹ - bà Kiên Thái Vương - lên đền Ngọc Trản (nay là điện Hòn Chén) cầu khẩn và hỏi nữ thần Thiên Y A Na (Mẹ xứ sở) xem có làm vua được không... Lúc đó, nữ thần cho biết, ông sẽ toại nguyện và thậm chí, đã đoán đúng ngày hoàng tử lên ngai vàng.
Vua Đồng Khánh |
Điện Hòn Chén nguyên là ngôi đền thờ nữ thần Thiên Y A Na của người Chăm. Theo
truyền thuyết, nữ thần là con của Ngọc hoàng thượng đế được sai xuống trần gian,
bà có công lao tạo ra trái đất và các loại gỗ trầm, lúa gạo...Từ năm 1954, Liễu Hạnh công chúa, tức Vân Hương Thánh mẫu, cũng được đưa vào thờ
ở đây. Ngoài ra, điện còn thờ Phật, thờ Thánh Quan Công và hơn 100 vị thần thánh
khác.
|
Không dừng ở đó, vua Đồng Khánh còn tạo nên một điều kỳ lạ - đó là theo nguyên tắc xưa, ông vua nào cũng đứng trên các thánh thần trong cả nước, nhưng ở đây, vua Đồng Khánh lại hạ mình xuống làm "em" của nữ thần, tự nhận mình là đồ đệ của nữ thần và đồng thời, đưa cuộc lễ hằng năm tại Huệ Nam điện vào hàng quốc lễ...
Được biết, hiện nay, trong điện Hòn Chén vẫn còn vài bức hoành, bức liễn, những bài thơ do vua Đồng Khánh sáng tác để ca tụng công đức của nữ thần Thiên Y Na đã che chở cho ngai vàng và bảo vệ dân chúng...
... Đến ngày băng hà cũng chính xác
Tư lăng của vua Đồng Khánh tọa lạc tại địa phận thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân, thành phố Huế. |
Sau nửa tháng nhuốm bệnh, vua Đồng Khánh qua đời lúc 22h ngày 28 tháng Giêng năm 1889; thọ 25 tuổi. Theo nhiều người thuật lại, nhà vua bị ám ảnh bởi cái chết của Phan Đình Bình, vị đại thần có ý tôn Bửu Lân lên sau khi Hàm Nghi rời bỏ ngai vàng, nên trong khi nhuốm bệnh, thường la hét vì ác mộng.
1. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: Sau khi thất bại trong việc cử Hoàng Kế
Viêm ra Quảng Bình chiêu dụ vua Hàm Nghi về hàng, chính phủ Pháp đã truất phế
vua Hàm Nghi và thỏa thuận với Tam cung đưa hoàng tử Chánh Mông Ưng Kỷ (Đường),
con ruột của Kiên Thái Vương và là con nuôi thứ hai của vua Tự Đức lên ngôi, lấy
niên hiệu là Đồng Khánh. Đồng Khánh có nghĩa là: “Đồng” là chung, “Khánh” là niềm vui mừng. Cả triều đình
Huế khi đó cùng với chính phủ Pháp kỳ vọng Đồng Khánh lên ngôi là niềm hài hòa
giữa hai bên.
2. Hiện, Tư lăng của vua Đồng Khánh tọa lạc tại địa phận thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân, thành phố Huế. Ông được thờ tại Tả tam án ở Thế miếu và Tả tam án điện Phụng tiên trong Đại nội kinh thành Huế. Sau khi lên ngôi, Đồng Khánh thấy lăng mộ của cha mình ở Cư Sĩ chưa có điện thờ nên sai bộ công dựng điện Truy Tư cạnh đó để thờ cha - được khởi công vào tháng 2 năm 1888, đến tháng 10 năm đó thì hoàn tất phần căn bản. Nhà vua rước bài vị của Kiên Thái Vương về thờ trong điện, đồng thời tiếp tục hoàn chỉnh công trình. Thế nhưng, trong khi công việc kiến trúc đang dở dang thì vua đột ngột qua đời. Vua Thành Thái (1889-1907) kế vị trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, kinh tế suy kiệt nên không thể xây cất lăng tẩm quy củ cho vua Đồng Khánh, đành lấy điện Truy Tư đổi làm Ngưng Hy để thờ. Thi hài nhà vua cũng được an táng đơn giản trên quả đồi có tên là Hộ Thuận Sơn, cách điện Ngưng Hy 30m về phía tây. Toàn bộ khu lăng tẩm được gọi tên là Tư lăng . Tháng 8 năm 1916, sau khi lên ngôi được 3 tháng, vua Khải Định (1916-1925), con trai vua Đồng Khánh đã tu sửa điện thờ và xây cất lăng mộ cho cha mình. Toàn bộ khu lăng mộ từ Bái đình, Bi đình đến Bửu thành và Huyền cung đều được kiến thiết dưới thời Khải Định; đến tháng 7/1917, mới hoàn thành. Riêng điện Ngưng Hy cùng Tả, Hữu Tùng Viện; Tả, Hữu Tùng Tự tiếp tục được tu sửa cho đến năm 1923. Có thể nói, Tư lăng là công trình đánh dấu sự ảnh hưởng của kiến trúc hiện đại vào kiến trúc truyền thống Việt Nam, để rồi mở kỷ nguyên đấu tranh và hòa hợp giữa hai dòng kiến trúc này. |
(Theo Đất Việt)