Vì đâu mà những đứa trẻ mới 14-15 tuổi bỗng trở thành những kẻ giết người không chút ghê tay? Chúng học từ những trò chơi bạo lực, những game online thâu đêm suốt sáng hay do giáo dục của gia đình chưa được chuẩn?
TIN BÀI KHÁC
Hoàng Thùy Linh bán nude bảo vệ môi trường
Giải mã "nỗi ám ảnh" trong cuộc đời vua Đồng Khánh
Kết thúc điều tra vụ cố ý làm trái tại Vinashin
Siêu mẫu Vương Thu Phương đã có chồng?

Thời gian gần đây, có rất nhiều vụ án kinh hoàng làm rúng động dư luận mà những kẻ gây ra "miệng còn hôi sữa". Chúng đã bước vào song sắt khi còn chưa kịp hiểu sự đời. Đối mặt với những sát nhân tuổi teen chưa biết sợ ấy, chúng tôi càng thấm hơn nỗi đau của cha mẹ chúng và những hậu quả mà xã hội phải gánh chịu…

Những sát nhân giết người không ghê tay

Chiều ngày 20/9, Lã Ngọc Ánh (15 tuổi, là học sinh lớp 8 Trường THCS Tam Hòa) đang ngồi chơi cùng một số bạn ở trước cổng trường THCS Long Bình (TP Biên Hòa) thì gặp Cao Văn Tiến (15 tuổi, đang là học sinh lớp 9 Trường THCS Tam Hiệp, TP Biên Hòa) đạp xe đi ngang qua. Ánh bèn xông tới và hỏi mượn xe của Tiến nhưng tiến dứt khoát không cho mượn. Lời qua tiếng lại, bực mình vì không mượn được xe, Ánh bèn đấm liên tiếp vào mặt Tiến.

Thấy vậy, Tiến bèn bỏ đi. Nhưng không tha, để trút cơn bực dọc, Ánh đã nhặt đá ném trúng đầu Tiến. Uất ức nổi lên, Tiến đã rút dao sẵn có trong người đâm liên tiếp vào ngực Ánh khiến nạn nhân gục ngay tại chỗ.

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai vừa bắt giữ Cao Văn Tiến (15 tuổi, đang là học sinh lớp 9 Trường THCS Tam Hiệp, TP Biên Hòa) để điều tra về hành vi giết người. Trước đó, chiều 20-9, trước cổng Trường THCS Long Bình (TP Biên Hòa), Lã Ngọc Ánh (15 tuổi, là học sinh lớp 8 Trường THCS Tam Hòa) đang ngồi chơi thì thấy Tiến cùng một số bạn đi đến. Ánh hỏi mượn xe nhưng Tiến không cho. Nói qua lại vài câu, bực tức, Ánh xông đến đánh vào mặt Tiến. Bị gây sự nhưng Tiến đạp xe bỏ đi. Tuy nhiên, Ánh đuổi theo nhặt đá ném vào đầu Tiến. Tiến rút dao giấu sẵn trong người quay lại đâm nhiều nhát vào ngực Ánh khiến nạn nhân chết ngay tại chỗ. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang giam giữ Tiến để tiến hành điều tra vụ việc.

Ngày 20/9, TAND TPHCM xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt Nguyễn Văn Dư (16 tuổi, học sinh Trường Trung học nghề Nam Sài Gòn, quận 8) 8 năm tù về tội giết người. Chỉ vì muốn chứng tỏ mình là "anh hùng" trong mắt các bạn, khi một bạn cùng học với Dư kể rằng mình bị Đ.H.T (Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm, quận 3) bắt nạt, Dư đã không chần chừ về nhà lấy ngay một con dao lê để đến gặp T. "hỏi cho ra đầu ra đuôi". Sau khi lời qua tiếng lại, Dư đã lấy dao thủ sẵn trong người đâm T. một nhát vào ngực, nạn nhân chết ngay sau đó.

Lê Văn Dư tại phiên toà xét xử (Ảnh: Người lao động)
Hẳn dư luận và người dân Thái Bình vẫn còn nhớ như in vụ giết người dã man chỉ vì một chiếc điện thoại do Vũ Văn Cần (14 tuổi xã Thái Xuyên, huyện Thái Thụy, Thái Bình) gây ra. Vào ngày 1/9/ 2008, Phạm Văn Thọ (9 tuổi, hàng xóm của Cần) cầm chiếc điện thoại di động Nokia của bố sang nhà Cần chơi. Cần rất mê chơi game, vì thế mắt nó sáng bừng khi thấy chiếc điện thoại di động. Đến ngày 2/9, Cần dụ cháu Thọ ra vườn mía, lấy chày mang theo đập cháu ngất đi, rồi nhét cháu vào bao tải, đánh đến chết để lấy chiếc điện thoại.

Điều đáng nói, khi bị bắt, khuôn mặt tên sát nhân vẫn không chút biến sắc, quanh co chối tội và tuyệt nhiên không một giọt nước mắt rơi trên khuôn mặt của nó. Đối với những kẻ tội phạm ở cái tuổi này, nó chưa hiểu hết được cái giá phải trả của tội giết người. Và khi chiến sĩ Công an đưa Cần đi Trường Giáo dưỡng số 2 tại Ninh Bình, nó vẫn tưởng đó như một cuộc...dạo chơi.

Cũng ở lứa tuổi vị thành niên, hành vi tàn độc không kém Cần là hai cậu học sinh lớp 8 Phạm Đình Cử và Nguyễn Văn Trọng (ở Thường Tín, Hà Nội). Trưa 13/5/2008, Cử và Trọng về nhà lấy sữa đã pha sẵn thuốc chuột và bao tải ra trường Mầm non Hoa Sen đón Tuấn Anh (em họ của Cử). Đón được cậu em, Cử bế lên xe đạp và cho em uống sữa. Sau một hồi đi lòng vòng chưa thấy em ngấm thuốc, cả hai liền đưa cậu bé tới khu nhà vệ sinh bỏ hoang ở phía sau Cao đẳng Sư phạm Hà Tây. Chúng cho Tuấn Anh vào bao tải, đánh cậu bé đến chết rồi vứt xác xuống hố xí rồi đậy gạch lên.

Khi vụ án được làm rõ, một cán bộ điều tra phải thốt lên: "Chúng quá lạnh lùng, cảm giác giết người như trong games vậy. Không chỉ trẻ con mà ngay cả người lớn khi phải đối mặt với công an vì tội danh này thường rất sợ hãi, ăn năn, nhưng hai đứa này thì vẫn cười nói".

Tháng 2/2009, TAND Hà Nội đã tuyên phạt Cử 12 năm tù giam về tội giết người và bắt cóc tống tiền. Trọng bị đưa đi cải tạo tại trại giáo dưỡng vì khi phạm tội chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Trọng bị đưa đi cải tạo tại trại giáo dưỡng vì khi phạm tội chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Lỗi từ gia đình hay xã hội?

Nhắc lại vụ thảm sát tiệm vàng ở Bắc Giang, hung thủ Lê Văn Luyện mới học hết lớp 9 thì nghỉ học. Bố mẹ bán hàng thịt lợn nên gia đình Luyện được xem là có kinh tế khá giả. Tuy nhiên, Luyện không ở nhà làm nghề mà bỏ đi làm thợ xây ở Nghệ An, Hà Nội. Nay đây, mai đó, mỗi lần về thì Luyện chỉ ăn được vài bữa cơm với bố mẹ rồi lại bỏ đi đâu không rõ. Câu hỏi đặt ra là, phải chăng sự thiếu quan tâm của bố mẹ đã từng bước đẩy cậu bé Luyện vào bước đường cùng, gây tội ác?
Lê Văn Luyện gây thảm án kinh hoàng khi mới 18 tuổi (Ảnh: An ninh thủ đô
Thượng tá Nguyễn Minh Đức, Phó Giám đốc Trung tâm Tội phạm học (Học viện Cảnh sát Nhân dân) thẳng thắn kết luận rằng bố mẹ có nghề bán thịt lợn, không thể nói là không có điều kiện nuôi con ăn học, nhưng Lê Văn Luyện đã nghỉ học rất sớm và theo chúng bạn xa gia đình khi còn chưa đủ tuổi thành niên- VnMedia thông tin.

Theo ông Đức, đây là lứa tuổi rất cần có sự giáo dục, định hướng, uốn nắn lối sống của người lớn, nhưng Lê Văn Luyện lại chỉ được hấp thụ nhân sinh quan từ môi trường phức tạp bên ngoài, trong khi bản thân chưa đủ hiểu biết về cạm bẫy, chưa đủ năng lực, bản lĩnh để tránh xa cám dỗ.

Pháp luật Việt Nam quy định rõ việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Tuy nhiên, nhiều luật sư và dư luận trăn trở một điều rằng, ngày càng có nhiều những vụ phạm tội mà trẻ vị thành niên gây ra không đơn thuần là do bột phát mà còn do sự tính toán kỹ lưỡng của người lớn. Lợi dụng tính nhân đạo của pháp luật Việt Nam, nhiều kẻ nhẫn tâm đã cố gắng lôi kéo và nhiều khi còn ép buộc những trẻ vị thành niên tham gia vào những tội ác mà bọn chúng bày sẵn.

Việt Nam thời mở cửa, "gió lành" cũng có mà "gió dữ, gió xấu" cũng rất nhiều. Tiến sĩ xã hội học Trịnh Hoà Bình chia sẻ trên VTC News rằng, hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội gia tăng là do xã hội đang chuyển mình. Có nhiều vấn đề khiến con trẻ không thể thừa nhận được trật tự của xã hội hiện tồn.

“Và hơn hết, sau hàng loạt các vụ bạo lực, tôi muốn nhấn mạnh ở đây là cách giáo dục của gia đình. Các ông bố, bà mẹ hãy tự hỏi: Thời gian qua, chúng ta đã quan tâm tới lũ trẻ nhiều chưa? Các gia đình đừng nên quá chạy theo miếng cơm, manh áo gạo tiền mà quên việc giáo dục con cái”, bà Bình nhấn mạnh.

Mẫn Chi