Những ngày ở Tiền Hải (Thái Bình), tôi vô tình được nghe một câu chuyện lạ: Thổ
thần nổi giận nuốt chửng một giàn khoan khổng lồ nặng 800 tấn. Tò mò với câu
chuyện có phần bí hiểm này, tôi đã thực tế tìm hiểu.
TIN BÀI KHÁC
Phó chánh án 'tòm tem' cấp dưới bị cách chức?
Cụ ông 80 bị tố nhiều lần hiếp dâm bé gái 11
Vụ lột trần vợ, người thứ 3 là bạn học chị Lý?
Phân làn ở Hà Nội thất bại, 7 tỷ đồng "đi tong"?
Sách giới thiệu thân thế, sự nghiệp Tướng Giáp
Cụ ông 80 bị tố nhiều lần hiếp dâm bé gái 11
Vụ lột trần vợ, người thứ 3 là bạn học chị Lý?
Phân làn ở Hà Nội thất bại, 7 tỷ đồng "đi tong"?
Sách giới thiệu thân thế, sự nghiệp Tướng Giáp
Tiếng nổ rung trời, bùn đất phụt như pháo hoa
Cánh đồng xã Tây Ninh (Tiền Hải, Thái Bình) rộng mênh mông bát ngát. Tây Ninh là
vùng chiêm trũng, lại giáp biển, là vùng có một số mỏ khí ở tầng nông, nên đã
diễn ra quá trình khai thác từ mấy chục năm nay. Hỏi về chuyện giàn khoan bị lòng đất nuốt chửng, thanh niên trong xóm lắc đầu
không biết gì, nhưng những người lớn tuổi đều nắm rõ. Người dân chỉ tôi đến nhà
cụ Tô Văn Mưu (Thôn Lạc Thành, xã Tây Ninh), bởi nhà cụ ở cạnh cánh đồng, gần
giàn khoan nhất.
Cụ Tô Văn Mưu kể lại chuyện giàn khoan bị thổ thần nuốt chửng. |
Cụ Mưu hay chuyện và xởi lởi. Tôi hỏi lại chuyện giàn khoan bị thổ thần nuốt
chửng, cụ tỏ ra hoạt bát, vui vẻ hẳn. Cụ đứng bên cánh đồng, chỉ về hướng những
lùm cây xa xa giữa cánh đồng, cách nhà cụ chừng 1km và bảo đó là nơi từng có một
giàn khoan khổng lồ, cao ngất ngư trời xanh. Chuyện xảy ra vào năm 1982. Khi đó, khoảng đầu giờ chiều, cụ Mưu đang dắt trâu ở
bờ mương cạnh nhà, bỗng một tiếng nổ vang trời như bom tấn. Con trâu sợ quá rứt
thừng chạy, còn cụ ngã chổng vó ở bờ mương. Tiếng nổ mỗi lúc một to, ùng oàng,
trầm đục. Kèm với tiếng nổ là bùn đất phụt lên trời thành tia chẳng khác gì pháo
hoa.
Cụ Mưu kể: “Tôi nhìn về phía giàn khoan, thấy những tia bùn bắn ra tứ phía. Tôi định thần, rồi chạy lại phía giàn khoan xem thế nào. Tôi vẫn nghe thấy tiếng hò hét của công nhân. Còn thấy mấy công nhân bám trên đỉnh giàn khoan đang lắc lư như cành cây trước bão. Lát sau, thấy công nhân chạy tán loạn ra khỏi khu vực giàn khoan như đàn chuột.
Cụ Mưu kể: “Tôi nhìn về phía giàn khoan, thấy những tia bùn bắn ra tứ phía. Tôi định thần, rồi chạy lại phía giàn khoan xem thế nào. Tôi vẫn nghe thấy tiếng hò hét của công nhân. Còn thấy mấy công nhân bám trên đỉnh giàn khoan đang lắc lư như cành cây trước bão. Lát sau, thấy công nhân chạy tán loạn ra khỏi khu vực giàn khoan như đàn chuột.
Tôi ngơ ngác chưa hiểu chuyện xảy ra, thì những tiếng nổ lớn hơn vang lên liên
tiếp, kèm theo đó là bùn đất phụt lên tận mây xanh, khiến bầu trời đen thẫm, rồi
rơi rào rào xuống đầu tôi. Tôi sợ quá, chạy thục mạng về nhà. Khi đó, vợ con tôi
đã chui xuống gầm bàn, gầm giường.
Một phần khu vực đặt giàn khoan từng biến mất dưới lòng đất. |
Không thể tưởng tượng được nỗi sợ hãi khi đó lớn như thế nào. Nỗi sợ chẳng kém
gì bom Mỹ rải thảm. Những khối bùn đất bắn phá ầm ầm vào làng, va đập rầm rầm
trên mái nhà. Ngôi nhà tôi vừa xây, lợp ngói vỡ thủng loang lổ vì bom đất”.
Theo lời cụ Mưu, khi đó, bùn đất từ giàn khoan bắt xa cả km, trút xuống khắp cánh đồng, bôi đen mấy ngôi làng gần đó. Riêng thôn Lạc Thành biến thành một bãi bùn. Nhà cửa khi đó bị trát bùn, mái thủng lởm chởm. Rất may chỉ có những khối bùn bắn xuống, nên không ai bị thương tích, chứ gạch đá và đất cứng dội vào làng thì không hiểu sẽ có bao nhiêu người tan xương nát thịt.
Theo lời cụ Mưu, khi đó, bùn đất từ giàn khoan bắt xa cả km, trút xuống khắp cánh đồng, bôi đen mấy ngôi làng gần đó. Riêng thôn Lạc Thành biến thành một bãi bùn. Nhà cửa khi đó bị trát bùn, mái thủng lởm chởm. Rất may chỉ có những khối bùn bắn xuống, nên không ai bị thương tích, chứ gạch đá và đất cứng dội vào làng thì không hiểu sẽ có bao nhiêu người tan xương nát thịt.
Nhà máy nung sứ sử dụng khí gas từ lòng đất xã Tây Ninh. |
Tôi lần ra cánh đồng Tây Ninh giữa trưa nắng. Từ xa, nhìn cây cối um tùm, như
thể có một ngôi làng giữa cánh đồng. Thực tế, khu vực này là mấy giếng khí, cùng
với một nhà máy nung sứ được xây dựng cách đó không xa để tận dụng lượng khí ít
ỏi khai thác từ những giếng này. Giữa trưa, khu vực vắng hoe, không một bóng người. Tôi nhấc chiếc cổng sắt xộc
xệch của một khuôn viên đặt giếng khí và gọi một lát thì thấy một người đàn ông
từ phía bụi phi lao lững thững đi tới.
Ông Trần Văn Thuấn là người trông coi giếng khí này. Đã mấy chục năm nay, ông làm một công việc khá tẻ nhạt, là ghi chép các thông số vào vài giờ cố định trong ngày. Tôi giới thiệu là nhà báo, muốn tìm hiểu về chiếc giàn khoan chìm dưới lòng đất, ông tỏ ra ngại ngùng, không muốn nói. Có lẽ, đây là chuyện từng gây chấn động ngành dầu khí không những của Việt Nam, mà có lẽ cả thế giới, là sự cố hy hữu và đáng trách của ngành, với không ít người bị kỷ luật, nên ông khá kiệm lời. Tuy nhiên, trò chuyện một lát, ông cũng cởi mở hơn.
Ông Trần Văn Thuấn là người trông coi giếng khí này. Đã mấy chục năm nay, ông làm một công việc khá tẻ nhạt, là ghi chép các thông số vào vài giờ cố định trong ngày. Tôi giới thiệu là nhà báo, muốn tìm hiểu về chiếc giàn khoan chìm dưới lòng đất, ông tỏ ra ngại ngùng, không muốn nói. Có lẽ, đây là chuyện từng gây chấn động ngành dầu khí không những của Việt Nam, mà có lẽ cả thế giới, là sự cố hy hữu và đáng trách của ngành, với không ít người bị kỷ luật, nên ông khá kiệm lời. Tuy nhiên, trò chuyện một lát, ông cũng cởi mở hơn.
Ông Thuấn đã có 33 năm công tác trong ngành dầu khí và có mặt ở khu vực này kể
từ khi Tổng cục Dầu khí đặt mũi khoan đầu tiên, nên ông chứng kiến sự việc thổ
thần nuốt giàn khoan chi tiết từ đầu đến cuối.
Một phần lòng hồ đã bị lấp làm bãi giữ xe của công ty nung sứ. |
Theo ông Thuấn, đó là một tháp khoan chữ A, cao 63m, được đặt trên một sàn
bêtông rộng vài trăm mét vuông. Ở khu vực này, khí ở độ sâu chỉ chừng 700 đến
1000m, tương đối gần mặt đất, nên khi rút mũi khoan lên, khí bị hút theo. Khí đã
phá toang lớp cát sỏi ở độ sâu 60-70m, bắn phá làm nhão bùn đất, đẩy bùn đất
phọt lên trời. Lớp đất nhão thành bùn đã khiến giàn khoan nặng 800 tấn, cùng với
hàng loạt máy móc chìm dần xuống lòng đất. Khi đó, trên giàn khoan còn 20 anh em
công nhân, kỹ sư đang làm việc. Sự việc vừa xảy ra, bùn đất bắn phá chưa mạnh,
anh em liền cởi áo quấn vào cáp rồi trượt xuống rất nhanh nên thoát chết.
Sự việc xảy ra quá bất ngờ, đường sá khi đó lại lầy lội, nên công tác cứu hộ rất khó khăn. Lực lượng quân đội đã làm đường gấp, rồi xe tải rùng rùng chở đá từ bãi sông Trà Lý ra đổ. Tuy nhiên, đá đổ xuống bao nhiêu, chìm nghỉm sạch sẽ bấy nhiêu. Cả sàn bêtông cùng giàn khoan khổng lồ, các thiết bị máy móc dần mất tích dưới lòng đất trước sự bất lực của con người. Cuộc bắn phá bùn đất kéo dài từ chiều đến nửa đêm mới dừng lại. Sớm hôm sau, mọi người kéo ra xem, thì chỉ còn thấy chóp giàn khoan nhô lên khỏi mặt đất chừng vài mét.
Sự việc xảy ra quá bất ngờ, đường sá khi đó lại lầy lội, nên công tác cứu hộ rất khó khăn. Lực lượng quân đội đã làm đường gấp, rồi xe tải rùng rùng chở đá từ bãi sông Trà Lý ra đổ. Tuy nhiên, đá đổ xuống bao nhiêu, chìm nghỉm sạch sẽ bấy nhiêu. Cả sàn bêtông cùng giàn khoan khổng lồ, các thiết bị máy móc dần mất tích dưới lòng đất trước sự bất lực của con người. Cuộc bắn phá bùn đất kéo dài từ chiều đến nửa đêm mới dừng lại. Sớm hôm sau, mọi người kéo ra xem, thì chỉ còn thấy chóp giàn khoan nhô lên khỏi mặt đất chừng vài mét.
Ông Nguyễn Văn Biên tả cảnh giàn khoan bị thổ thần nuốt chửng. Ông rất mong Nhà
nước hoặc cơ quan nào đó tiến hành khai quật giàn khoan này. |
Địa điểm giàn khoan bị nuốt chửng ấy giờ là một cái ao, với hàng phi lao bao bọc
xung quanh. Cái ao đó nằm gọn trong bãi giữ xe của một công ty nung sứ. Theo ông
bảo vệ bãi xe, trước kia, cái hồ này to hơn, nhưng công ty nung sứ đã lấp đi quá
nửa để làm bãi giữ xe, nên nó chỉ còn chưa đầy một sào.
Ông bảo vệ bảo, mấy năm trước, chóp giàn khoan còn nhô lên khỏi mặt nước, ai cũng nhìn rõ. Nhưng khi giá sắt thép lên cao, một số người đã cưa mất cái chóp đó. Cũng có nhiều nhóm chuyên trục vớt tàu đắm, sắt vụn mò đến tìm cách khai thác khối sắt thép khổng lồ này, nhưng sau khi lặn xuống hồ thì bỏ đi cả. Hồi năm ngoái, khí vẫn phụt lên mặt hồ trông như nồi cháo sôi. Thế nhưng, từ đầu năm đến nay, tự dưng hiện tượng này biến mất. Mấy đồng chí bộ đội đã thử lặn xuống hồ, song không thấy đáy đâu cả. Có lẽ, giàn khoan đã tiếp tục tụt xuống lòng đất, để lại một cái hồ sâu hoắm.
Trò chuyện với ông Nguyễn Văn Biên, người chăn trâu trong khuôn viên một giếng khí, ông cũng kể những câu chuyện tương tự đầy kinh hãi về vụ thổ thần nổi giận nuốt giàn khoan. Ông Biên cũng như người dân xã Tây Ninh cứ ao ước giá như có đơn vị nào đứng ra tìm cách khai quật giàn khoan này thì hay quá. Mấy chục năm nay, người dân xã Tây Ninh và vùng lân cận vẫn không ngớt tò mò về số phận giàn khoan từng là biểu tượng của nền công nghiệp hóa ở vùng đất này.
Ông bảo vệ bảo, mấy năm trước, chóp giàn khoan còn nhô lên khỏi mặt nước, ai cũng nhìn rõ. Nhưng khi giá sắt thép lên cao, một số người đã cưa mất cái chóp đó. Cũng có nhiều nhóm chuyên trục vớt tàu đắm, sắt vụn mò đến tìm cách khai thác khối sắt thép khổng lồ này, nhưng sau khi lặn xuống hồ thì bỏ đi cả. Hồi năm ngoái, khí vẫn phụt lên mặt hồ trông như nồi cháo sôi. Thế nhưng, từ đầu năm đến nay, tự dưng hiện tượng này biến mất. Mấy đồng chí bộ đội đã thử lặn xuống hồ, song không thấy đáy đâu cả. Có lẽ, giàn khoan đã tiếp tục tụt xuống lòng đất, để lại một cái hồ sâu hoắm.
Trò chuyện với ông Nguyễn Văn Biên, người chăn trâu trong khuôn viên một giếng khí, ông cũng kể những câu chuyện tương tự đầy kinh hãi về vụ thổ thần nổi giận nuốt giàn khoan. Ông Biên cũng như người dân xã Tây Ninh cứ ao ước giá như có đơn vị nào đứng ra tìm cách khai quật giàn khoan này thì hay quá. Mấy chục năm nay, người dân xã Tây Ninh và vùng lân cận vẫn không ngớt tò mò về số phận giàn khoan từng là biểu tượng của nền công nghiệp hóa ở vùng đất này.
Ông Nguyễn Xuân Nhự, cán bộ ngành dầu khí, người làm việc tại giàn khoan bị thổ thần nuốt chửng ở xã Tây Ninh cho biết: Nguyên tắc khoan khí là khi rút mũi khoan, phải bơm dung dịch khoan xuống lòng đất để cân bằng áp suất. Tuy nhiên, anh em công nhân và kỹ sư đã không tuân thủ nguyên tắc này. Khi rút mũi khoan lên, đã tạo ra lực hút, kéo dòng khí lên. Áp suất đã đẩy tung cả lớp đất xung quanh chân đế, tạo khoảng trống để kéo tụt giàn khoan xuống lòng đất. Tuy không có thiệt hại về người, nhưng giàn khoan F200-2HD của Romania nặng 800 tấn có giá trị rất lớn thời đó đã biến mất. Đây là sự kiện hy hữu không chỉ ở Việt Nam mà thế giới cũng chưa từng gặp. Vụ chìm giàn khoan này cũng là bài học rất lớn cho ngành dầu khí nước nhà. |
(Theo VTC News)