- Sau khi đăng bài Có chụp được ảnh "người âm"? VietNamNet nhận được rất nhiều phản hồi hoài nghi, thắc mắc về hiện tượng lạ này. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin trích đăng dưới đây ý kiến của độc giả Mai Sỹ Xuân Lâm.
TIN BÀI KHÁC
TIN BÀI KHÁC
Con trai công tử Bạc Liêu bình luận ván cờ 5 tỷ
Mặt thật của bà chủ ép nhân viên xăm quái thú
Biệt dược phòng the nơi thượng nguồn sông Mã
Hoảng hồn xác chết không đầu trôi sông
MC Vietnam's Got Talent mua nhà 5 tỷ ở Hà Nội
Thịt bò Kobe bỗng dưng... 'biến mất'
Mặt thật của bà chủ ép nhân viên xăm quái thú
Biệt dược phòng the nơi thượng nguồn sông Mã
Hoảng hồn xác chết không đầu trôi sông
MC Vietnam's Got Talent mua nhà 5 tỷ ở Hà Nội
Thịt bò Kobe bỗng dưng... 'biến mất'
Sau khi đọc bài báo Có chụp được ảnh "người âm"? trên VietNamNet ngày 25/12/2011 tôi khá sốc. Tôi có tìm lại vài bài báo cũ trên nhiều trang mạng khác nhau nói về đề tài này, tìm trên các diễn đàn, tôi cũng có được rất nhiều lời phản bác, những đốm sáng này chỉ là bụi hay nước dính trên ống kính máy chụp hình,..v.v…
Những độc giả này đã đưa ra dẫn chứng những đốm sáng này xuất hiện là do nước là có phần chính xác là do 3 nguyên nhân:
1./ Nước, sương đọng trên thấu kính (ống kính) máy chụp hình.
2./ Nước rơi tự do trong không trung.
3./ Nước bám trên bề mặt kính (mắt kính đeo mắt, kính cửa sổ,..v.v…..)
Xuất hiện những đốm sáng, có nhiều ý kiến cho rằng đó là do bụi, điều này là sai. Bài viết này nhằm mô tả sự hình thành của những đốm sáng, từ đó giúp cho mọi người hiểu được một phần nào đó về hiện tượng quang học thú vị này. Sự thật về những đốm sáng chẳng qua là một hiện tượng quang học rất bình thường khi có đủ 3 yếu tố sau:
Nước, sương (giọt nước liti từ cực nhỏ đến lớn như hạt mưa).
Kính (gương), hoặc thấu kính.
Ánh sáng.
Tôi đã nghiên cứu hiện tượng quang học này từ năm 2002, đến nay thì tôi đã có rất nhiều kết luận và chứng minh về hiện tượng quang học này. Nên tôi dám khẳng định 100% những đốm sáng trên không phải là linh hồn “người âm” như lời khẳng định của ông Giác Hải.
Để làm tái hiện lại những đốm sáng trên. Trước tiên, chúng ta cần có những giọt nước bám trên bề mặt kính (hoặc thấu kính máy chụp hình), điều kiện ánh sáng như hình bên dưới.
Giọt nước bám trên kính và ánh đèn phía xa |
Sự thật đây chỉ là những đốm sáng nhỏ, vậy để phóng to những đốm sáng này lên thì ta phải làm sao? Đó là thay đổi khoảng cách từ thấu kính đến cảm biến ảnh. Khi đó các chấm sáng này sẽ nhòe rộng ra và sẽ rất giống với mô tả “linh hồn người âm” của ông Giác Hải.
Thậm chí, hình chụp cái mạng nhện chóa sáng bởi ánh đèn flash, cũng được sử dụng để lừa bịp, phóng đại và ảo tưởng hóa là “linh hồn” giăng ngang, dọc. Những ai đi dưới mưa, nước mưa rơi đầy kính, nếu đi đường buổi tối bất chợt bị đèn xe phía trước chóa sáng vào mắt, ánh sáng xuyên qua giọt nước đến mắt. Khi đó chúng ta cũng thấy được hiện tượng đốm sáng trên. Khi xem các phim quay cảnh buổi tối, trời mưa. Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy rất nhiều đốm sáng này xuất hiện trong phim (dính trên kính xe hơi, phản chiếu qua gương chiếu hậu,.v.v…).
Kết lại, hiện tượng đốm sáng này dễ quan sát nhất khi trời chập tối đã sáng đèn đường, hoặc có nhiều trăng sao, kính bị dính nước, hoặc trời mưa. Kết hợp với ánh sáng của Trăng rằm, sao sáng, ánh đèn đủ màu sắc đã làm cho các đốm sáng có nhiều màu khác nhau, làm tăng vẽ huyền bí. Từ đó các “nhà nghiên cứu tâm linh” có thêm phần tưởng tượng phong phú về cấp bậc của các linh hồn người âm! Có thể chứng minh các hình sau:
Các hình trên cho thấy, ánh sáng của trăng và sao có màu trắng, đèn cúng, đèn trang trí màu xanh, màu vàng thì các đốm sáng ấy cũng có màu tương tự… Khi các đốm sáng quá mờ bởi Zoom quá lớn thì nó lại có màu xám chỉ vì… thiếu sáng. Còn khi chụp với Flash, các đốm sáng ấy sẽ xuất hiện thường xuyên hơn và nhiều hơn, cũng chỉ do phản xạ ánh sáng vào giọt nước mà thôi. Đôi khi những giọt sương li ti đọng trên lá cây cũng là “nguồn linh hồn người âm” bởi hiệu ứng ánh sáng này mà ra.
Hoàn toàn không có chuyện những đốm sáng ấy là linh hồn, vong hồn “người âm”. Tôi có thể tái hiện hàng tỷ thí nghiệm để kiểm chứng đây chỉ là một hiện tượng quang học. Hiện tượng này tôi đã nghiên cứu từ năm 2002. Trong trường hợp có đốm sáng vào ban ngày, chẳng qua đó là do ánh sáng phản chiếu sáng hơn nguồn sáng môi trường nên tạo ra hiện tượng này. Tôi đã ứng dụng hiệu ứng ánh sáng này để khám phá ra rất nhiều điều kỳ thú. Từ hiện tượng quang học này, tôi đã dùng để biến một giọt nước, biến một cái kính lúp thường trở thành 1 loại kính hiển vi, webcam thành kính hiển vi điện tử!
Trước đây, có lẽ chưa ai nêu ra được thí nghiệm để phản biện những bức ảnh chụp linh hồn “người âm” này, nên chúng vẫn tồn tại đến ngày hôm nay.
Mai Sỹ Xuân Lâm