Có lẽ giờ đây điều người dân cần nhất chính là những liều vacxin chống ‘shock
phản vệ’ để họ còn có thể tiếp tục tin tưởng và trông đợi, trong khi những
người có trách nhiệm đang cố tìm một cách giải thích hợp lý cho những bi kịch
liên tiếp ‘khi mọi việc đều tốt và đúng cả’.
Mạng sống giá bao nhiêu?
Liên tiếp trong một tuần có những thông tin bàng hoàng về trẻ sơ sinh. Một cô
điều dưỡng vụng về làm rơi 5 đứa trẻ xuống sàn nhà, lại có 3 đứa trẻ khác lìa
đời vì tiêm phòng. Những lý do "lãng xẹt” không thể tin được lại dễ dàng đe dọa
mạng sống của những sinh linh bé bỏng vừa chào đời.
Trước đó, câu chuyện của sản phụ Nguyễn Thị Hằng tại BV Phụ sản Hà Nội cũng làm
dư luận chưa hết bàng hoàng. Người mẹ trẻ ra đi sau khi để lại tin nhắn điện
thoại cuối cùng cho người nhà: “Đau quá, chảy nhiều nước ối, chẳng thấy ai ở
đây”...
Tin tức hàng ngày cho thấy, nếu ngày nào không có tai nạn giao thông, tai nạn
lao động thì sẽ là... ngộ độc thực phẩm. Khách quan như thời tiết, địa lý có;
chủ quan do con người có. Không có biển báo, đi cắt ngang đường tàu, bị tàu đâm:
chết. Mưa một chút, không có thanh chắn, nước cuốn sinh viên xuống cống: chết...
Bệnh viện phụ sản, có thể coi là nơi chốn hạnh phúc nhất, nơi con người háo hức muốn đến, giờ đây cũng đầy nỗi lo nơm nớp, hoặc ít nhất với những người còn có khả năng lo.
Năm đứa trẻ chết vì vacxin ‘5
trong 1’ còn chưa hết gây nghi ngại, lại thêm 4 đứa trẻ thiệt mạng vì vacxin
viêm gan đã khiến cho vacxin (vốn để phòng bệnh) trở thành nguyên nhân trực tiếp
khiến trẻ thiệt mạng, một nỗi ám ảnh thực sự.
Không chỉ thế, những người cha/mẹ còn không có cơ hội được cân nhắc và tư vấn
nên/không nên tiêm phòng cho con, điều gì sẽ xảy ra.. Bởi ai cũng biết mũi
vacxin phòng bệnh gan được tiêm cho trẻ ngay trong những tiếng đầu tiên chào
đời.
Bạn muốn tiêm loại văcxin nào?
Có lẽ giờ đây điều người dân cần nhất chính là những liều vacxin chống ‘shock phản vệ’ để họ còn có thể tiếp tục tin tưởng và trông đợi, trong khi những người có trách nhiệm đang cố tìm một cách giải thích hợp lý cho những bi kịch liên tiếp ‘khi mọi việc đều tốt và đúng cả’.
Đặc biệt chống sốc với những phát ngôn, tinh thần trách nhiệm và cách giải
quyết hậu quả của những người liên quan
Rồi sẽ ‘rút kinh nghiệm sâu sắc’ ‘bài học không chỉ riêng người nào’ ‘rất lấy
làm tiếc’…
Nhưng e là, tất cả lại sẽ qua đi,
giống như bao nạn nhân những vụ cháy xe liên tiếp mà chưa có câu trả lời: có
phải do xăng không, xăng từ đâu, ai chịu trách nhiệm?
Cũng như thi thoảng người dân lại ‘choáng váng’ với những thùng xe đầy thực phẩm
thối, hoa quả tẩm ướp, rau ngâm thuốc sâu… Nhưng bàng hoàng rồi… ăn tiếp. Chẳng
thủ phạm nào được lôi ra. Chưa thấy ai đứng ra nhận trách nhiệm. Chỉ lại thấy
những người đứng đầu cơ quan chức năng liên tục "ngạc nhiên" vì cảnh quá tải
bệnh viện, vì bác sĩ nhận phong bì...
Vậy chẳng hóa ra, chỉ còn cơ quan
chức năng là còn khả năng ‘shock phản vệ’ với những điều nói trên. Còn người dân
đã mất khả năng đó từ lâu. Họ chẳng có lựa chọn nào khác. Những người có trách
nhiệm ‘sẽ làm mọi khả năng có thể’ để giải quyết tình trạng, nhưng từ hứa đến
làm là khoảng cách rất xa...
Cũng như một lời cảm thán trên Facebook: “Các bé chết do shock phản vệ chưa
rõ nguyên nhân... Kết luận này cũng tương tự như cháy là do lửa nhưng không biết
lửa từ đâu. Lụt là do nước ngập nhưng không biết vì sao có nước"!
Người ta chỉ còn đau khổ khi vẫn yêu thương, chỉ thất vọng khi còn hy vọng, và
chỉ bất ngờ khi còn tin tưởng; nhưng giờ đây phải chăng tất cả xúc cảm của người
dân đã bão hòa. Những điều họ trông đợi: trách nhiệm, giải pháp, sự minh bạch…
sẽ lẩn khuất. Giống như bao vụ việc khác liên quan đã từng xảy ra trong quá
khứ...
Thôi thì, nếu không còn khả năng sốc, cũng hãy cố học ‘cẩm nang sống sót’ để bảo
vệ người thân và tự phòng vệ cho chính mình.
Hoàng Hường